Friday, April 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaVấn đề Biển Đông tại Đối thoại Mỹ - ASEAN lần thứ...

Vấn đề Biển Đông tại Đối thoại Mỹ – ASEAN lần thứ 32

Từ 27 – 28/3, đã diễn ra Đối thoại Mỹ-ASEAN lần thứ 31 tại thủ đô Washington của Mỹ. Tại Đối thoại, Mỹ và ASEAN đều đặc biệt quan tâm, thảo luận về diễn biến tình hình an ninh hàng hãi cũng như tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

Đây là Hội nghị thường niên cấp Thứ trưởng Ngoại giao ASEAN và Mỹ nhằm kiểm điểm tiến trình hợp tác và thảo luận các biện pháp thúc đẩy quan hệ đối tác ASEAN – Mỹ, đồng thời trao đổi về tình hình quốc tế và khu vực cùng quan tâm. Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của ASEAN với tổng kim ngạch thương mại đạt hơn 234,2 tỷ USD, và là nhà đầu tư lớn thứ 5 vào ASEAN với tổng FDI đạt hơn 4,3 tỷ USD.

Các nội dung thảo luận bao gồm hợp tác sâu rộng giữa Mỹ và ASEAN trên các trụ cột chính trị, kinh tế và xã hội cũng như tầm quan trọng của quan hệ đối tác chiến lược Mỹ-ASEAN trong việc đảm bảo một khu vực Ấn độ-Thái bình dương mở và tự do. ASEAN cho rằng các chương trình hợp tác phát triển của Mỹ với ASEAN đều đang được triển khai hiệu quả, như Thoả thuận Khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA), Sáng kiến hợp tác kinh tế mở rộng (E3), Sáng kiến kết nối ASEAN-Hoa Kỳ (ASEAN-US Connect), Sáng kiến Hạ nguồn Mê Công (LMI), Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á (YSEALI), Chương trình Quan hệ Đối tác ASEAN-Hoa Kỳ về Quản trị tốt, Phát triển công bằng và bền vững và an ninh (PROGRESS)… Đồng thời, ASEAN hoan nghênh việc Mỹ tiếp tục đưa ra những chương trình hợp tác phát triển mới trong giai đoạn tiếp theo.

Các đại biểu cũng hoan nghênh cuộc gặp Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai ở Hà Nội, ủng hộ sự cởi mở của Mỹ đối với các hoạt động ngoại giao nhằm phi hạt nhân hóa Triều Tiên một cách hoàn toàn và có thể kiểm chứng và ghi nhận tầm quan trọng của việc thực thi đầy đủ các nghị quyết liên quan của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Các đại biểu cũng hoan nghênh sự phát triển của các mối quan hệ kinh tế và các sáng kiến kinh tế cũng như sự thành công của các chương trình nhằm tăng cường giao lưu nhân dân giữa Mỹ và ASEAN. Các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của an ninh hàng hải trong việc đảm bảo ổn định khu vực cũng như hợp tác hàng hải trong đối phó với nạn ô nhiễm chất thải nhựa và đánh bắt trái phép.

Các bên tái khẳng định sự cần thiết của giải quyết tranh chấp hòa bình theo luật pháp quốc tế bao gồm cả vấn đề Biển Đông. Mỹ đã bày tỏ sự ủng hộ cho một Bộ Quy tắc ứng xử (COC) ý nghĩa và hiệu quả cho Biển Đông, tôn trọng các quyền của bên thứ ba và tuân thủ luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982. 

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng (29/3) đã thay mặt các nước ASEAN trình bày về hợp tác an ninh biển. Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng cho rằng, lĩnh vực hợp tác này đã trở nên hết sức quan trọng, được các nước quan tâm thúc đẩy. Thời gian gần đây đã có một số chuyển biến tích cực, đặc biệt là những tiến triển trong thương lượng giữa ASEAN và Trung Quốc về COC. Tuy nhiên, khu vực vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức bắt nguồn từ những tranh chấp chủ quyền, các hoạt động bồi đắp, quân sự hóa, nạn cướp biển, tội phạm xuyên quốc gia, đánh bắt cá trái phép, ô nhiễm môi trường biển, thiên tai… Điều này đòi hỏi ASEAN, Mỹ và các đối tác cần tiếp tục tăng cường hợp tác thông qua các cơ chế do ASEAN dẫn dắt như Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), Cấp cao Đông Á (EAS), Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+), Diễn đàn Biển ASEAN Mở rộng (EAMF). Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng khẳng định lại lập trường nguyên tắc của ASEAN, kiềm chế, không quân sự hóa, giải quyết hòa bình các tranh chấp, trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước LHQ về luật Biển năm 1982, đồng thời thực hiện đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử giữa các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt COC hiệu lực, hiệu quả.

RELATED ARTICLES

Tin mới