Thursday, January 9, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiTàu nghiên cứu TQ 'vuốt mặt' Mỹ?

Tàu nghiên cứu TQ ‘vuốt mặt’ Mỹ?

Hai tàu nghiên cứu của Trung Quốc đã đi vào Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Papua New Guinea ở phía Bắc đảo Manus.

Phân tích quân sự về dữ liệu vệ tinh GPS mới đây cho thấy, hai tàu nghiên cứu của Trung Quốc đi vào Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Papua New Guinea ở phía Bắc đảo Manus.

Hai tàu nghiên cứu vừa nêu thuộc “hạm đội nghiên cứu đại dương” gồm 20 chiếc của Trung Quốc, đã thực hiện các cuộc điều tra hàng hải mở rộng quanh Philippines, Palau, đảo Guam và Nhật Bản trong hai năm qua.

Động thái này của Trung Quốc diễn ra chỉ vài tuần sau khi Phó Tổng thống Mỹ Mike Pence tuyên bố tái phát triển căn cứ hải quân Lombrum cũ trên đảo Manus.

Hồi tháng 4/2018, “nhân danh khoa học”, Trung Quốc đã thả tàu lặn không người lái mang tên Hailong 11000 đã lặn xuống độ sâu 2.605m dưới mặt biển tại phía Tây Thái Bình Dương.

Tờ ChinaDaily của Trung Quốc cho biết, lúc 10h30 phút (giờ địa phương) ngày 1/4, Hailong 11000 đã lặn xuống mặt nước từ tàu nghiên cứu khoa học Dayang Yihao và đã đạt độ sâu 2.000 mét sau khoảng 105 phút.

Sau đó, tàu Hailong 11000 đã lặn sâu thêm được 605 mét nữa và quay về mặt biển thành công. Hailong 11000 được thiết kế để vận hành được ở độ sâu tối đa là 11000 mét.

Tháng 4/2017, Trung Quốc đã thả tàu lặn có người lái Giao Long thực hiện mục tiêu khoa học, cụ thể là tận dụng ưu thế lặn sâu của tàu lặn Giao Long, triển khai lựa chọn địa điểm vùng biển thử nghiệm cho hệ thống thu thập kim loại ở độ sâu 1.000 mét tại phía Bắc Biển Đông.

Trung Quốc cũng ấp ủ dự định xây dựng đài quan sát ngầm dưới biển tại các ”vùng biển trọng yếu ở Biển Đông” để quan sát các điều kiện dưới nước theo thời gian thực.

Giới chuyên gia Trung Quốc cho hay, đài quan sát này sẽ phục vụ công tác thăm dò các quá trình chuyển động mang tính vật lý, hoá học, sinh học và địa chất ngầm dưới biển, đồng thời cũng sẽ phục vụ nhiều mục đích khác.

Mục đích khác

Mục đích khác ở đây của Bắc Kinh là gì? Các quan chức quân sự cấp cao của Úc và Mỹ thừa nhận các cuộc điều tra hải dương học hoàn toàn hợp pháp, nhưng tin rằng các tàu đang thu thập dữ liệu vô giá cho các hoạt động quốc phòng trong tương lai.

“Thông tin thu được cho mục đích tài nguyên có thể sử dụng kép cho mục đích quân sự”, một quan chức quốc phòng Úc giấu tên nói với đài ABC ngày 20/4/2019.

Cũng theo quan chức này, “thu thập dữ liệu cơ bản về cấu tạo đáy biển, địa hình đáy biển, độ mặn và lớp nêm nhiệt còn giúp xác định điều kiện âm thanh cho hoạt động của tàu ngầm”.

Bộ Quốc phòng Úc không chính thức đề cập nhiều đến hoạt động hải dương học của Trung Quốc, ngoại trừ lưu ý rằng “vùng biển của Úc có lưu lượng giao thông hàng hải lớn, bao gồm cả quân sự và các tàu của chính phủ nhiều nước khác”.

“Luật pháp quốc tế cho phép tiến hành nghiên cứu khoa học biển ở vùng biển quốc tế với điều kiện các hoạt động không vi phạm quyền của các quốc gia khác hoặc can thiệp một cách vô lý vào hoạt động hợp pháp khác trên biển”, Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Úc nói với đài ABC.

Trước đó, hồi tháng 11/2018 báo cáo của Học viện Hải quân Mỹ  cho biết: “Các hoạt động nghiên cứu hải dương học ngoài khu vực của Trung Quốc gây ra nhiều lo ngại cho các nhà hoạch định chính sách Mỹ”.

Trước lo lắng về nghiên cứu hải dương học của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương, Bắc Kinh khẳng định nhiệm vụ chỉ thuần khoa học và hợp pháp.

RELATED ARTICLES

Tin mới