Trong một nỗ lực “tội lỗi hóa” tín ngưỡng, Trung Quốc ban hành các quy định mới, cấm các giáo lý tín ngưỡng bị coi là “trái phép” theo Washington Free Beacon.
Báo cáo thường niên 2019 của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) nhấn mạnh các điều kiện tự do tín ngưỡng ở Trung Quốc đang xấu đi trong năm qua.
Báo Washington Free Beacon đăng bài viết về tình trạng tự do tín ngưỡng đang xấu đi tại Trung Quốc, trong đó đề cập đến cuộc đàn áp đối với người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng, Cơ Đốc giáo và các học viên Pháp Luân Công (Ảnh chụp màn hình)
Báo cáo cho biết “các điều kiện tự do tín ngưỡng ở Trung Quốc có xu hướng tiêu cực”, đặc biệt là sau các quy định mới “cấm một cách hiệu quả các giáo lý tôn giáo “trái phép” và yêu cầu các nhóm tôn giáo báo cáo bất kỳ hoạt động trực tuyến nào”. Chính phủ Trung Quốc “tiếp tục đàn áp tất cả các tín ngưỡng trong nỗ lực “tội lỗi hóa” đức tin tôn giáo, một chiến dịch không chỉ làm giảm bớt và xóa bỏ tập tục tôn giáo độc lập, mà cả di sản văn hóa và ngôn ngữ của các cộng đồng tôn giáo và dân tộc, đặc biệt là Phật giáo Tây Tạng và người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ“.
Bức tranh tương phản giữa Trung Quốc và Đài Loan: Ảnh bên trái là cảnh sát Trung Quốc bắt bớ các học viên Pháp Luân Công tại Quảng trường Thiên An Môn. Ảnh bên phải là hơn 7.500 học viên Pháp Luân Công từ nhiều quốc gia biểu diễn các bài công pháp tại Quảng trường Tự do, Đài Bắc, thủ phủ của Đài Loan hôm 26/11/2011 (Ảnh: Minghui.org)
Trong 2 năm qua, Trung Quốc đã giam giữ hơn 2 triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác trong các trại cải tạo. Ban đầu, chính phủ Trung Quốc phủ nhận sự tồn tại của các ‘trại cải tạo’, nhưng với các bằng chứng không thể chối bỏ, Bắc Kinh đã phải công nhận các trại cải tạo này là “như một biện pháp chống khủng bố và đào tạo nghề”. Các cựu tù nhân nói rằng những người trong các trại phải từ bỏ đức tin và thề trung thành với Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc cũng thực hiện các biện pháp khác, nhằm can thiệp vào cuộc sống của người Hồi giáo ở Khu tự trị Tân Cương, “bao gồm lập hồ sơ phân biệt đối xử tại các trạm kiểm soát vũ trang và đồn cảnh sát, hạn chế đi lại cả trong và ngoài Trung Quốc, lắp đặt hệ thống theo dõi định vị toàn cầu (GPS), nhận dạng khuôn mặt và mống mắt, lấy mẫu DNA và giọng nói để theo dõi người Hồi giáo”.
USCIRF cũng nhận được “báo cáo đáng tin cậy”, nói rằng các cơ quan an ninh Trung Quốc đã tìm cách quấy rối người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ sống bên ngoài Trung Quốc, bao gồm cả những người ở Mỹ.
Bà Anurima Bhargava, một trong những ủy viên của USCIRF, cho biết tình hình của người Duy Ngô Nhĩ Trung Quốc đã trở nên tồi tệ hơn trong những năm gần đây, mặc dù sự gia tăng đàn áp rõ ràng, đã không được tài liệu hóa như những năm trước đây.
Phát biểu với tờ Washington Free Beacon, bà Bhargava khẳng định: “Chắc chắn, chúng tôi sẽ tăng cường nâng cao nhận thức về qui mô có bao nhiêu người, về cách mà mọi người bị đối xử. Rõ ràng là tình hình tại các trại cải tạo đang trở nên tồi tệ hơn”.

Tổng thống Trump cam kết bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng
Chính phủ Trung Quốc và Giáo hội Công giáo đã đạt được một thỏa thuận tạm thời vào tháng 9/2018, theo đó “Giáo hoàng sẽ phục hồi 7 vị giám mục từ Hiệp hội Yêu nước Công giáo Trung Quốc do Trung Quốc quản lý (CCPA), những người đã bị rút phép thông công, để đổi lại có được quyền phủ quyết về bất kỳ sự bổ nhiệm nào trong tương lai, bởi chính quyền Trung Quốc”.
Chính phủ Trung Quốc đã sử dụng thỏa thuận này để biện minh cho việc gây sức ép lên lên giới tăng lữ, và các thành viên ‘nhà thờ ngầm’, buộc họ tham gia CCPA. Có nhiều báo cáo về việc các quan chức Trung Quốc đóng cửa các nhà thờ ngầm, và phá hủy thánh giá.
Người Tin lành cũng phải chịu đựng một cuộc đàn áp tàn nhẫn, khi Trung Quốc tiến hành bắt giữ hàng ngàn Kitô hữu, và phá hủy hàng ngàn nhà thờ hoặc địa điểm tôn giáo.

Lời thú tội của bác sỹ Trung Quốc mổ cướp nội tạng