Sunday, May 5, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaASEAN nên lựa chọn giá trị của khu vực hay thượng tôn...

ASEAN nên lựa chọn giá trị của khu vực hay thượng tôn pháp luật đối với vấn đề Biển Đông

Các vùng biển ở châu Á đã không còn bình yên kể từ khi Bắc Kinh gia tăng kiểm soát và tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông. Tuyến đường hàng hải chiến lược này giờ đây là một trong những điểm nóng địa chính trị của thế giới và các nước nhỏ hơn trong khu vực đang phải đối mặt nhiều với vấn đề gai góc là phải phản ứng như thế nào trước những bất ổn trên.

Đối với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), xử lý vấn đề Biển Đông sẽ là phép thử cho thấy liệu cộng đồng này sẽ đặt “các giá trị châu Á” cao hơn hay coi trọng việc tuân thủ luật pháp quốc tế hơn.

Cuộc tranh luận này đã diễn ra khi những quan chức hải quân cấp cao từ hơn 40 quốc gia, trong đó có 26 người đứng đầu lực lượng quốc phòng, hải quân và cảnh sát biển cùng tham dự Triển lãm và Hội nghị Hàng hải quốc phòng châu Á lần thứ 12 (IMDEX) tạiSingapore, kết thúc vào ngày 16/5/2019. Cũng trong thời gian trên, Hội thảo an ninh hàng hải quốc tế (IMSC) đã diễn ra đồng thời nhằm cung cấp diễn đàn cho các chuyên gia, học giả, nhà hoạch định chính sách thảo luận vấn đề.

Sự thành công của IMDEX trong những năm gần đây đã cho thấy tầm quan trọng của vận tải đối với sự thịnh vượng của châu Á. Theo Liên hợp quốc, thương mại bằng vận tải biển quốc tế đã tăng 4% vào năm 2017 – mức tăng lớn nhất trong vòng 5 năm qua. Sự tăng trưởng này phần lớn bắt nguồn từ châu Á: 4,4 triệu trong số 10,7 triệu tấn hàng hoá vận tải toàn cầu mỗi năm bắt nguồn từ các bến cảng châu Á.

Biển Đông là một tuyến đường huyết mạch quan trọng nuôi dưỡng không chỉ các nước tiếp giáp trực tiếp mà còn các nước khác nhau như Hàn Quốc, Nhật Bản… những nước luôn có nhu cầu vận tải, thương mại và tài nguyên to lớn. Đây cũng là tuyến giao thông biển nơi một phần ba lượng cung dầu và khí đốt toàn cầu đi qua, do vậy có vai trò rất lớn đối với cộng đồng quốc tế. Các quốc gia lo ngại rằng Trung Quốc muốn biến cái được gọi là “đường 9 đoạn” đánh dấu các yêu sách biển của Trung Quốc ở Biển Đông thành một “thành luỹ trên biển”, trong đó Trung Quốc có thể điều khiển việc qua lại và sử dụng Biển Đông.

Một số nước ASEAN đã phản hồi lại những quan ngại này bằng cách đẩy mạnh kênh trao đổi cấp cao và thực hiện các cuộc diễn tập quân sự chungvới một số nước ngoài khu vực như Mỹ, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Tuy nhiên, ASEAN với tư cách một khối chung đã cố gắng tránh biến xung đột thành trò chơi tổng số bằng không (zero-sum game). ASEAN duy trì quan điểm trung lập đối với các tuyên bố chủ quyền, để các bên liên quan tự giải quyết tranh chấp. Đồng thời, ASEAN tích cựcduy trì trao đổi với Trung Quốc nhằm giảm nguy cơ căng thẳng leo thang.

Các Bộ trưởng Ngoại giaocủa ASEAN và Trung Quốc đã thiết lập đường dây nóng xử lý các bất đồng trên biển. Các bên cũng đạt được thoả thuận về Bộ Quy tắc về va chạm bất ngờ trên biển (CUES) với cách tiếp cận dựa trên luật pháp đối với các vấn đề xảy ra. Hiện ASEAN và Trung Quốc đang trong quá trình đàm phán một Bộ quy tắc ứng xử hoàn chỉnh hơn.

Trong bối cảnh các bên liên quan đang suy giảm lòng tin lẫn nhau, việc xây dựng các khung hợp tác rõ ràng là cần thiết. Tuy nhiên, cộng đồng quốc tế lo ngại Bộ quy tắcứng xử mới sẽ chỉ vận hành trong khu vực, không hoàn toàn tuân theo luật hàng hải quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

Những người ủng hộ học thuyết “các giá trị của châu Á” lập luận rằng bộ quy tắc mới nên thay thế luật quốc tế bởi điều cần thiết hiện nay là “những sự dàn xếp dành cho khu vực mang đặc tính khu vực”. Điều này tạo ra thách thức trực tiếp đối với trật tự quốc tế dựa trên luật pháp. Bộ quy tắc không phù hợp với các Công ước và luật pháp quốc tế sẽ có nguy cơ làm cô lập khu vực và bị cộng đồng quốc tế phản đối. Cách tiếp cận này cũng đi ngược với truyền thống lâu nay của ASEAN là duy trì một trật tự khu vực mở. Các nước ASEAN do vậy không nên ủng hộ quan điểm dựa trên khác biệt văn hóa khu vực này.

Biển Đông phải được coi là vùng biển mà quyền chủ quyền và quyền tài phán không được yêu sách vượt quá những vùng biển đã được quy định theo Công ước của Liên hợp quốc về luật biển. ASEAN có trách nhiệm duy trì việc cho phép cộng đồng quốc tế sử dụng vùng biển một cách hòa bình và điều này chỉ có thể đạt được bằng cách tuân thủ chặt chẽ Công ước luật biển năm 1982, Công ước được tạo ra nhằm mang lại sự bảo vệ công bằng và không thiên vị cho tất cả các quốc gia, bất kể diện tích, sức mạnh hay vị trí địa lý.

Trong đàm phán Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), ASEAN không nênquá tham vọng. Bộ quy tắc không nhằm tạo ra một bộ luật mới; thay vào đó,Bộ quy tắc nên được xem là một cơ chế xây dựng lòng tin trong đó quy định những điều được làm và không được làm và ngăn chặn xung đột leo thang. ASEAN nên thận trọng với những nỗ lực làm suy yếu những lợi ích hợp pháp của cộng đồng quốc tế về tự do hàng hải và hàng không.

Luật pháp quốc tế có vai trò vô cùng to lớn trong việc bảo vệ hoà bình và thịnh vượng khu vực, tạo ra nền tảng cho các mối quan hệ ổn định giữa các quốc gia. Luật pháp quốc tế nên được xem là nguyên tắc vận hành chính của quan hệ quốc tế, không đơn thuần làgiải pháp cuối cùng được sử dụng đến khi xung đột xảy ra. ASEAN cần duy trì cam kết và xem trọng tinh thần thượng tôn pháp luật.

RELATED ARTICLES

Tin mới