Friday, January 3, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaMột số phân tích những nguyên nhân và diễn biến tiếp theo...

Một số phân tích những nguyên nhân và diễn biến tiếp theo của làn sóng biểu tình phản đối dự luật dẫn độ ở Hong Kong hiện nay

Tình hình chính trị tại Hong Kong đang hết sức phức tạp, khi chính quyền đặc khu nay phải đối mặt với sự phản kháng mạnh mẽ của đông đảo người dân từ các vấn đề liên quan dự luật dẫn độ về Trung Quốc tới cách điều hành của chính quyền đặc khu và hiện nay là các yếu tố liên quan đến Trung Quốc. Vậy đâu là nguyên nhân và diễn biến tiếp theo của làn sóng biểu tình phản đối dự luật dẫn độ ở Hong Kong hiện nay?

Nguồn gốc của các cuộc biểu tình

Thứ nhất, việc Hong Kong không có lòng tin đối với thể chế và pháp luật của đại lục đã ăn sâu bám rễ, khó thay đổi. Điều này không chỉ bắt nguồn từ hệ thống pháp trị Hong Kong khá giống với phương Tây cũng như cảm giác vượt trội về chế độ của người Hong Kong so với đại lục, mà còn xuất phát từ tiến trình hiện đại hoá quản lý và pháp luật của đại lục vẫn chưa hoàn thiện về mặt cơ cấu, thậm chí hiện tượng chuyển sang cánh tả xuất hiện tại đại lục những năm gần đây đang làm tăng thêm sự hoài nghi của người dân Hong Kong trong việc hoà hợp với đại lục.

Thứ hai, cuộc biểu tình phản đối dự luật dẫn độ đã phơi bày những điểm không hoàn hảo và yếu kém của chính quyền trung ương ở Hong Kong. Quyền tự trị cao của “Một nước, hai chế độ” ban đầu được chính quyền trung ương trao cho Hong Kong dựa trên sự tin tưởng, nhưng bị lực lượng đối lập tại Hong Kong và các thế lực bên ngoài lạm dụng để chống lại lợi ích quốc gia của Trung Quốc.

Thứ ba, quyền hạn của trưởng đặc khu Hong Kong và cơ chế quản lý hành chính chịu nhiều tác động hơn. Luật cơ bản mặc dù không phải là cơ chế quản lý hành chính điển hình nhất, nhưng có khuynh hướng nghiêng về cơ chế quản lý hành chính, đặc biệt là cơ chế trách nhiệm kép của trưởng đặc khu đối với cả Hong Kong và Trung Quốc đại lục, nhưng kể từ khi Hong Kong trở về với Trung Quốc, thể chế này đang dần suy yếu bởi thủ tục của Hội đồng lập pháp, phúc thẩm tư pháp, các phong trào xã hội, sự phản kháng của công chức.

Thứ tư, sự hoà nhập của Kế hoạch phát triển Vùng Vịnh lớn Quảng Đông – Hong Kong – Macao mà Ban lãnh đạo Trung Quốc vừa khơi lên từ đầu năm 2019 phải đối mặt với nhiều rào cản về chế độ và văn hoá. Giới lãnh đạo và chính trị tại Quảng Đông – Hong Kong – Macao hoài nghi về Kế hoạchVùng Vịnh lớn Quảng Đông – Hong Kong – Macao vì sợ rằng Hong Kong sẽ bị quy hoạch và quản lý chặt hơn từ đại lục, sẽ mất đi bản sắc và quyền tự do phát triển của người dân sẽ bị hạn chế do hệ thống pháp luật của đại lục.

Thứ năm, đó chính là hiệu ứng từ Đài Loan, khi Chính quyền và dư luận Đài Bắc liên tục bôi nhọ “Một nước, hai chế độ” cũng như sự hỗ trợ chính trị của phe đối lập tại Hong Kong. Sau khi xảy ra biểu tình ở Hong Kong, Tổng thống Thái Anh Văn và các tổ chức xã hội dân sự cùng đông đảo người dân Đài Loan đã biểu thị sự ủng hộ, sát cánh đối với phong trào biểu tình tại Hong Kong, mặt khác phản đối “Một nước, hai chế độ” và khơi dậy làn sóng phản kháng ngay chính tại Đài Loan.

Thứ sáu, công nghệ tổ chức biểu tình của người Hong Kong đã được rút kinh nghiệm từ thất bải của các cuộc biểu tình trước đây. Những người tổ chức biểu tình đã biết cách tránh sự kiểm soát và đối phó của chính quyền, sử dụng phương tiện mạng xã hội có độ bảo mật kín đề liên hệ với nhau. Đáng chú ý là các cuộc biểu tình đều không có người cầm đầu để tránh việc bị chính quyền bắt giữ như trong cuộc biểu tình “ô dù” trước đây.

Cuối cùng, khi chuẩn bị đưa dự luật dẫn độ ra công khai, chính quyền Hong Kong đã không dự tính được hết sức phản kháng và dư luận xã hội. Không lường trước được việc người dân biểu tình mạnh mẽ đến như vậy. Một yếu tố nữa đó chính là yếu tố nhạy cảm mang tính cố hữu thành kiến với đại lục liên quan pháp lý mà người dân Hong Kong không muốn chịu sự kiểm soát của đại lục. Ngoài ra, yếu tố liên quan kinh tế của một bộ phận doanh nhân Hong Kong chiếm chủ yếu tại Hong Kong, đối tượng chịu tác động chính từ luật dẫn độ đã tham gia tích cực trong các cuộc biểu tình vừa qua.

Xu hướng diễn biến tiếp theo

Các cuộc biểu tình có xu hướng lan rộng ở phạm vi địa lý và lĩnh vực với các đòi hỏi từ thấp đến cao và không có dấu hiệu dừng lại. Từ chỗ phản đối dự luật dẫn độ, người biểu tình Hong Kong sau đó đã đồi người đứng đầu chính quyền đặc khu phải từ chức. Các cuộc biều tình rầm rộ yêu cầu bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga phải từ chức Trưởng đặc khu. Trong lĩnh vực báo chí, hôm 14/7, hơn 1.500 nhà báo ở Hong Kong đã xuống đường tuần hành đòi hỏi chính quyền phải đảm bảo tự do báo chí và bảo vệ các đại diện truyền thông khỏi sự trấn áp của cảnh sát trong thời gian các cuộc biểu tình phản đối. Đại diện nhiều cơ quan truyền thông địa phương khẳng định rằng các nhân viên cảnh sát đã xúc phạm, xô đẩy, chèn ép và thậm chí đôi khi dùng dùi cui đánh đập các phóng viên đang tác nghiệp phản ánh những cuộc biểu tình rầm rộ gần đây chống lại sửa đổi đạo luật về dẫn độ. Trong lĩnh vực kinh doanh, hàng nghìn người hôm 13/7 cũng tổ chức biểu tình phản đối việc doanh nhân Trung Quốc thu mua hàng hoá của Đài Loan về đại lục. Trước đó, người biểu tình cũng biểu tình tại các địa phương được xem là cầu nối với Trung Quốc để phản đối đại lục.

RELATED ARTICLES

Tin mới