Tuesday, April 30, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaMột số nội dung đáng chú ý trong “Thông điệp quốc gia”...

Một số nội dung đáng chú ý trong “Thông điệp quốc gia” thường niên năm 2019 của Tổng thống Philippines Duterte

Ngày 22/7, Tổng thống Philippines Duterte đã trình bày bản “Thông điệp quốc gia” thường niên năm 2019 trước Quốc hội nước này, trong đó nổi lên vấn đề cuộc chống ma túy, tranh chấp Biển Đông và mối quan hệ giữa Philippines và Trung Quốc hiện nay.

Chẳng có cách nào để cản ngăn dân TQ vào đánh cá ở vùng EEZ

Trong bản “Thông điệp quốc gia” đọc trước Quốc hội, Tổng thống Philippines Duterte đã bảo vệ quan điểm của mình là không đối đầu với Trung Quốc ở Biển Đông, để mặc ngư dân Trung Quốc.Tổng thống Duterte nói rằng chẳng có cách nào để cản ngăn dân Trung Quốc vào đánh cá ở vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Philippines mà Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền. Ông Duterte cho biết thêm ông sẽ không mạo hiểm để tổn thất sinh mạng binh sĩ Philippines trong trường hợp để nổ ra xung đột với Trung Quốc ở vùng tranh chấp tại Biển Đông.Phát biểu trước Quốc hội Philippines, Tổng thống Duterte đã nói như thế này “Khi ông Tập nói rằng tôi sẽ đánh cá ở đây, ai cản được chân ông ấy?”. Tổng thống Duterte nói tiếp “Nếu tôi phái các anh em thủy quân lục chiến tới để xua đuổi ngư dân Trung Quốc, tôi bảo đảm với các vị rằng không một ai trong số họ sẽ trở về nhà còn sống”.

Nhà lãnh đạo Philippines cho biết thêm các cuộc đàm phán ngoại giao với Trung Quốc giúp ngư dân Philippines quay trở lại khu vực đánh cá mà trước đó các lực lượng Trung Quốc yêu cầu họ rời đi. Cách tiếp cận tránh đối đầu với Bắc Kinh liên quan tới tranh chấp lãnh hải của ông Duterte bị các nhà phê bình chỉ trích. Nhà lãnh đạo Philippines cũng không phản ứng khi Trung Quốc từ chối tuân thủ phán quyết của toà trọng tài quốc tế về yêu sách lãnh thổ của nước này ở biển Đông. Bắc Kinh không công nhận phán quyết từ năm 2016. Trung Quốc còn vi phạm nghĩa vụ tôn trọng quyền đánh cá truyền thống của ngư dân Philippines khi chặn họ tiếp cận bãi cạn Scarborough. EEZ của một quốc gia là một dải nước kéo dài 370 km, nơi quốc gia đó được độc quyền đánh bắt cá và khai thác tài nguyên như khí đốt và dầu dưới đáy biển dựa trên Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Giới phê bình đã liên tiếp chỉ trích ông Duterte vì đã không đối phó với các hành động quyết liệt của Trung Quốc ở vùng biển tranh chấp và đã không gây sức ép buộc Trung Quốc phải tuân theo phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế thành lập theo Phụ lục VII UNCLOS (PCA) tại La Hay về vấn đề Biển Đông hồi năm 2016.

Cam kết tiếp tục không khoan nhượng với ma túy và yêu cầu khôi phục hình phạt tử hình

Trong bản “Thông điệp quốc gia”, ông Duterte yêu cầu Quốc hội khôi phục hình phạt tử hình đối với tội phạm ma túy và cướp bóc kinh tế. Nhà lãnh đạo Philippines cho biết mối đe dọa ma túy mà ông mô tả là “quái vật của xã hội” sẽ không thể bị loại bỏ nếu không bài trừ tham nhũng. “Tôi kêu gọi quốc hội khôi phục hình phạt tử hình cho các tội ác liên quan tới ma túy và cướp bóc”, ông Duterte phát biểu. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống Philippines nhận được sự ủng hộ cao từ người dân và các đồng minh của ông cũng đang chiếm đa số tại thượng viện. Tổng thống Duterte cũng thể hiện sự thách thức khi chỉ trích cuộc điều tra của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC). “Duterte, giết người không cần xét xử, báo cáo tới ICC. Nếu các vị cung cấp cho tôi một phòng giam tiện nghi, có sưởi ấm trong mùa đông và quyền thăm thân nhân không giới hạn, khi đó chúng ta mới hiểu nhau”, Tổng thống Philippines phát biểu.

Kể từ khi nhậm chức hồi tháng 6/2016, ông Duterte đã phát động cuộc chiến chống ma tuý đẫm máu. Ước tính hơn 6.600 người thiệt mạng trong các vụ trấn áp của cảnh sát nhưng các tổ chức nhân quyền nói rằng con số này trên thực tế cao hơn nhiều. Hôm 22/7, khoảng 5.200 người biểu tình tập trung bên ngoài Hạ viện Philippines để yêu cẩu ông Duterte từ chức. Quân đội và cảnh sát được đặt trong tình trạng báo động trong khi chính quyền thiết lập vùng cấm bay gần khu vực này để đảm bảo an toàn. Hội đồng Nhân quyền thuộc Liên hợp quốc hôm 11/7 cũng thông qua nghị quyết điều tra chiến dịch truy quét tội phạm ma tuý của Tổng thống Duterte do Iceland đề xuất. Chình quyền Manila phản đối nghị quyết này, cho rằng nó mang động cơ chính trị.

RELATED ARTICLES

Tin mới