Friday, April 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaTruyền thông TQ đang tìm cách kích động, bôi nhọ Mỹ vì...

Truyền thông TQ đang tìm cách kích động, bôi nhọ Mỹ vì đối phó nước này trên Biển Đông

Trong bối cảnh Mỹ tích cực lên án, chỉ trích, thậm chí có các biện pháp cứng rắn đối phó với hoạt động phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông, khiến Bắc Kinh bị dồn vào chân tường. Thời báo Hoàn Cầu – một trong những cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc lại đăng bài bình luận tìm cách kích động, bội nhọ Mỹ để trả đũa.

Trò hèn của truyền thông Trung Quốc

Thời báo Hoàn Cầu mới đăng tải một bài bình luận “Hoa Kỳ không thể sử dụng hợp tác năng lượng với Việt Nam để thúc đẩy các lợi ích ở khu vực”, của một nhà nghiên cứu Trung Quốc tại Đại học Nam Kinh. Bài viết cho rằng Mỹ dùng việc phát triển năng lượng với Việt Nam làm “vỏ bọc” nhằm “kích động” Hà Nội “đối đầu” với Bắc Kinh trên biển, cũng như nhằm biến Việt Nam thành “tốt thí”; mục đích chiến lược cốt lõi của Mỹ là sử dụng việc phát triển năng lượng chung với Việt Nam là vỏ bọc để kích động Hà Nội có các bước đi mạnh mẽ hơn trong cuộc đối đầu trên biển với Trung Quốc; đồng thời cho rằng Hà Nội “hy vọng các cường quốc ngoài khu vực, trong đó có Mỹ và Nhật, có thể ủng hộ mình”; nhận định “sau khi quan hệ giữa Trung Quốc và Philippines cải thiện, Việt Nam là một đòn bẩy quan trọng để Mỹ dựa vào nhằm kiềm tỏa Trung Quốc”, bài viết nhận định, cho rằng “một số quan chức diều hâu trong chính quyền Trump liên tục tìm cách gây bất đồng giữa Trung Quốc và Việt Nam, đặc biệt là kích động Việt Nam khiêu khích Trung Quốc trên biển”; cho rằng “điều này có thể biến hai nước trở thành kẻ thù để Mỹ hưởng lợi”. Ngoài ra, tờ báo còn cho rằng “Washington biết việc thăm dò và sản xuất dầu khí của Hà Nội đang trên đà suy giảm. Nếu Mỹ có thể giúp Việt Nam chống lại tình trạng thiếu điện, đất nước châu Á này sẽ bị buộc phải tuân lệnh của Washington và trở thành một con tốt thí quan trọng trong Chiến lược Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương của Mỹ”.

Về phía Việt Nam, Thời báo Hoàn Cầu ngang ngược cho rằng Hà Nội cũng có “các tính toán riêng trong việc hợp tác với Washington. Hà Nội muốn hợp tác với Washington và Tokyo để chọc giận Bắc Kinh, vì Việt Nam có xu hướng tin rằng Washington và Tokyo có thể làm Trung Quốc cảm thấy sợ hãi”.

Bôi nhọ, vu cáo và xuyên tạc là cách Trung Quốc hay dùng

Trung Quốc sử dụng các cơ quan thông tấn, truyền thông và báo chí (Tân Hoa xã, Phượng Hoàng, Hoàn Cầu, Sina, Sohu, CCTV…) để đưa tin, hình ảnh, bài viết cập nhật về hoạt động bảo vệ “chủ quyền” biển đảo của quân, dân Trung Quốc; mở nhiều trang diễn đàn (diễn đàn quân sự, diễn đàn Nam Hải…) chuyên đăng các thông tin liên quan Biển Đông nhằm tuyên truyền về vấn đề “chủ quyền”, kích động tinh thần dân tộc và tán phát các thông tin xuyên tạc sự thật khiến người dân Trung Quốc và cộng đồng quốc tế ngộ nhận về “chủ quyền không thể tranh cãi” của Trung Quốc.

Truyền thông Trung Quốc cũng tăng cường chỉ trích các nước bên ngoài can thiệp vào tranh chấp Biển Đông. Sau khi các nước (Mỹ, Nhật Bản, Australia, Canada…) có các hoạt động, tuyên bố chỉ trích Trung Quốc quân sự hóa, cải tạo phi pháp, cản trở hoạt động tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông, Trung Quốc thường thông qua các kênh chính thống (Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng, Đại sứ quán Trung Quốc tại các nước…), kênh truyền thông (Tân Hoa xã, Nhân dân Nhật báo, CCTV…), các diễn đàn đa phương, hội thảo quốc tế (do Trung Quốc tổ chức) để chỉ trích các nước “tìm cách can thiệp vào vấn đề Biển Đông, gây chia rẽ quan hệ giữa Trung Quốc và các nước ASEAN”; khẳng định Biển Đông là vấn đề giữa Trung Quốc và ASEAN, yêu cầu các nước “tôn trọng nỗ lực của các nước trong khu vực nhằm duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông”, cho rằng nhiều nước đang tìm cách gây cản trở vấn đề Biển Đông dưới chiêu bài luật pháp quốc tế. Bộ Ngoại giao, Quốc phòng Trung Quốc đã nhiều lần lên tiếng chỉ trích, thậm chí là cảnh cáo các hoạt động tuần tra đảm bảo tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông, cho rằng các hoạt động của Mỹ là khiêu khích quân sự và chính trị nghiêm trọng, nhấn mạnh Trung Quốc sẽ sử dụng mọi biện pháp có thể để bảo vệ an ninh và “chủ quyền” quốc gia. Đáng chú ý, Thời báo Hoàn Cầu (nguyệt san của Nhân dân Nhật báo, 29/8/2017) từng có bài viết “cảnh báo” Việt Nam không nên vì tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông mà để ảnh hưởng đến hợp tác thương mại và trao đổi văn hóa với Trung Quốc; cho rằng hai nước không nên để thế lực bên ngoài can thiệp vào quan hệ song phương.

Không thể đánh lừa cộng đồng quốc tế

Theo Bộ Ngoại giao, chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa lần đầu tiên được thiết lập vào khoảng giữa thế kỷ thứ 15 và 18; các hoàng đế Gia Long và Minh Mạng đã tổ chức các nghi lễ tôn giáo ở đâ vào thế kỷ thứ 19; sau đó nằm dưới sự quản lý tạm thời của người Pháp vào khoảng nửa cuối thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20; và sau cùng thì tiếp tục được quản lý một cách công khai, hoà bình và bình thường bởi nước Việt Nam độc lập. Các hoạt động trong đó bao gồm: (1) Phê duyệt các hợp đồng thương mại quốc tế đối với các hoạt động kinh tế của quần đảo; (2) tiến hành các hoạt động thực thi pháp luật đối với việc xâm nhập phi pháp của người dân Trung Quốc và ngăn chặn buôn lậu vũ khí và thuốc phiện; (3) thực hiện khai thác có hệ thống các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên đảo; (4) tổ chức các hoạt động bảo trợ cho các quốc gia khác; (5) đặt quân đội đồn trú và chính quyền dân sự trên đảo; (6) đấu tranh chống lại các cuộc xâm lược của Trung Quốc và Nhật Bản; (7) xây dựng miếu thờ và đền thờ; (8) thu thuế; (9) tổ chức và thực hiện các cuộc khảo sát và nghiên cứu khoa học ở quần đảo này; (10) tổ chức và thực hiện khảo sát thuỷ văn đối với các tuyến đường biển và trồng câ trên các đảo để tăng cường an toàn giao thông hàng hải; (11) triển khai các hoạt động cứu trợ tàu bè nước ngoài gặp nạn trên biển; và (12) đảm bảo an toàn cho các tuyến đường giao thông trên biển.

Việt Nam khẳng định rằng Pháp, là quốc gia đại diện cho Việt Nam, đã tiến hành rất nhiều các hoạt động khác nhau để khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, điển hình như năm 1933, Pháp đã chính thức sáp nhập và chiếm đóng một số thực thể ở quần đảo này nhân danh Việt Nam. Vào thời điểm đó, việc sáp nhập các đảo hoàn toàn tuân thủ đúng theo luật pháp quốc tế hiện hành và thực tiễn quốc gia. Mặc dù, Nhật Bản giành được quyền kiểm soát quần đảo từ Pháp đến năm 1951, tuy nhiên sau Hội Nghị Hoà bình San Francisco diễn ra năm 1951 thì Nhật Bản đã buộc phải từ bỏ quyền kiểm soát của mình và chủ quyền đối với quần đảo được trao trả lại cho Pháp. Thời gian sau đó, các hoạt động của người Pháp và Việt Nam, cả trước và sau chiến tranh, rõ ràng đã cho thấy sự hiện diện thực tế và được duy trì liên tục , cũng như việc thực thi chủ quyền một cách hoà bình đối với quần đảo Trường Sa.

Từ góc độ lịch sử, những tuyên bố chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được xác định dựa trên rất nhiều tài liệu lịch sử và bản đồ có từ thế kỷ thứ 15. Ngoài ra, có nhiều chứng cứ thu thập từ các nguồn tư liệu bên ngoài ủng hộ khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa ngay từ khoảng đầu thế kỷ 17. Bản đồ của Bồ Đào Nha và Hà Lan vào đầu thế kỷ 17 đã công khai xác nhận quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ Việt Nam. Những tấm bản đồ này giống với bản ghi chép của một nhà truyền giáo phương Tây năm 1701, trên con tàu Pháp, có tên là Amphitrite, trong đó chỉ ra rằng quần đảo Hoàng Sa là của Vương quốc An Nam. Ngay cả trong văn bản của Trung Quốc (Hai Lu’s Hai Quoc Do Chi) cùng thời kỳ đó (1730) cũng đã xác nhận chủ quyền quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa. Bên cạnh đó, bản đồ Trung Quốc ở tỉnh Quảng Đông và bản đồ của thủ phủ Quảng Châu xuất bản vào năm 1731 cũng không hề đề cập tới cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Tài liệu của phương Tây thế kỷ 19 cũng ủng hộ yêu sách lịch sử của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa trên cơ sở chiếm đóng và kiểm soát. Cuốn sách xuất bản năm 1837 bởi một nhà truyền giáo người Pháp Monseigneur Jean-Louis Taberd có tên Ghi chép về địa lý Nam Kỳ đã viết rằng quần đảo Hoàng Sa thuộc Nam Kỳ. Cuốn sách thứ 2 được Monseigneur xuất bản vào năm sau đó (1838) – có tên Lịch sử và Mô tả về Tôn giáo, Tập tục và Chuẩn mực của các dân tộc – tương tự cũng ghi chép rằng quần đảo này thuộc Nam Kỳ trong suốt 3 năm. Thêm vào đó bản đồ mà Taberd xuất bản năm 1838 có tên An Nam Dai Quoc Hoa Do (Tabula geographica imperia Anamtici – Bản đồ của nhà nước phong kiến An Nam) cũng đã mô tả quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Những ghi chép của nhà thám hiểm người Pháp Jean-Baptiste Chaigneau (Memoires sur la Cochinchina) cũng đề cập tới việc Hoàng đế Gia Long sáp nhập quần đảo Hoàng Sa năm 1816. Một dẫn chứng nữa chứng minh quần đảo Hoàng Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam có thể tìm thấy trong cuốn sách Japon, Indo‐Chine, Empire Birman (ou Ava), Siam, Annam (ou Cochinchine), Pèninsule Malaise, etc., Ceylan bởi nhà thám hiểm người Pháp và tác giả Adolphe Philibert Dubois de Jancigny. Một chứng cứ khác đó là tài liệu địa lý của (The Italian Compendium of Geography) Aldriano Balbi người Italy xuất bản năm (1850) cũng chỉ ra rằng quần đảo Hoàng Sa, Hà Tiên (Pirate) và Côn Sơn (Puolo Condor) là thuộc Vương quốc An Nam. Ngay cả bản đồ của Trung Quốc năm 1890 (Hoàng triều nhất thống Dư địa tổng đồ) cũng mô tả lãnh thổ của Trung Quốc chỉ kéo dài tới đảo Hải Nam , do đó, tấm bản đồ này đã   xác nhận tính chính xác của các tài liệu phương Tây.

Việc chiếm đóng và kiểm soát hữu hiệu các quần đảo ở Biển Đông tiếp tục được triển khai dưới thời Pháp thuộc cho đến khi Việt Nam giành được độc lập sau Chiến tranh thế giới thứ II. Năm 1898, một thoả thuận của Bộ thuộc địa Pháp gửi Chính quyền toàn Đông Dương đã đề cập đến việc xây dựng ngọn hải đăng ở quần đảo Hoàng Sa để khẳng định chủ quyền của Pháp tại đây. Các nghiên cứu khoa học về quần đảo nà cũng đã được triển khai, và tàu chiến Pháp đã được giao nhiệm vụ bảo vệ các tuyến đường giao thông trên biển và triển khai các hoạt động tìm kiếm và cứu nạn đối với các con tàu gặp nạn. Vào năm 1920, cơ quan hải quan Pháp ở Đông Dương bắt đầu triển khai hoạt động thường kỳ tới khu vực quần đảo nà để chống buôn lậu vũ khí, đạn dược, và thuốc phiện.

Các hoạt động của Pháp tại quần đảo Hoàng Sa tiếp tục một cách xuyên suốt và liên tục trong suốt thời kỳ những năm 1920 và 1930. Chế độ thực dân Pháp đã thực hiện một loạt các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học ở quần đảo này từ năm 1925, sau khi các nhà khoa học từ Viện nghiên cứu Hải dương học ở Nha Trang, trên con tàu Pháp có tên là De Lanessan, xác nhận tồn tại một trữ lượng phốt phát lớn ở quần đảo này. Trái lại, trong suốt khoảng thời gian này Pháp kịch liệt phản đối những hành động xâm nhập đầy toan tính của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa. Pháp (1931) đã phản đối qua kênh ngoại giao đối với một tuyên bố của Trung Quốc khi nước này có ý định mời thầu các công ty nước ngoài để khai thác phốt phát ở Hoàng Sa. Pháp tiếp tục đưa ra phản đối vào ngày 24/4/1932 sau khi Trung Quốc công khai mời thầu, bằng việc viện dẫn rằng Việt Nam đã có đầ đủ cơ sở pháp lý về chủ quyền của quần đảo này.

Sau khi Trung Quốc khước từ đề nghị của Pháp để giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa thông qua trọng tài quốc tế, thì Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định đặt Hoàng Sa là đơn vị hành chính trực thuộc Tỉnh Thừa Thiên (Huế) vào ngày 15/6/1932 (Theo Nghị định số 156-SC). Vào năm 1937, tổng phụ trách công sự người Pháp đã được chính quyền thực dân Pháp đưa ra Hoàng Sa để đánh giá khả năng xây dựng các cơ sở phục vụ giao thông đường không và đường biển trên quần đảo, cũng như xây dựng hải đăng trên Đảo Hoàng Sa. Cũng vào năm này, Trung Quốc cũng đã khước từ nỗ lực lần thứ 2 của Pháp để giải quyết những tranh chấp thông qua trọng tài quốc tế. Sau đó, binh lính người Việt Nam dưới sự chỉ huy của quan chức Pháp đã tổ chức chiếm đóng và dựng cột đánh dấu chủ quyền đối với một số đảo ở quần đảo Hoàng Sa. Sau đó thì một ngọn hải đăng, trạm khí tượng, và trạm phát thanh đã được xây dựng ở Đảo Hoàng Sa.

Trong năm sau đó, vào tháng 3/1938, Hoàng đế Bảo Đại đã xác nhận Nghị định số 156-SC của Pháp trong pháp lệnh triều đình Việt Nam. Sau đó, ngà 5/9/1939, Toàn quyền Đông dương đã chia quần đảo Hoàng Sa thành hai quận – nhóm An Vĩnh (Amphitrite) và Trăng Khuyết (Crescent). Sau sự kiện phân chia này, thì lực lượng cảnh vệ Pháp và Việt Nam đã duy trì sự hiện diện thường xuyên trên Đảo Hoàng Sa (nhóm Trăng Khuyết) và trên Đảo Phú Lâm (nhóm An Vĩnh).

Lực lượng quân sự Pháp/Việt duy trì ở Hoàng Sa cho đến năm 1956, và có một vài năm gián đoạn trong thời trong thời gian Nhật Bản chiếm đóng uần đảo trong giai đoạn Thế Chiến thứ II. Tháng 2/1946, cả Pháp và Trung Quốc đã nhất trí việc binh lính Pháp sẽ thay thế binh lính Trung Quốc đóng quân tại bắc Đông Dương Vĩ tuyến 16 (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa) trước ngày 31/3/1946. Theo đó, binh lính Pháp đã được điều ra để tái kiểm soát quần đảo Hoàng Sa vào tháng 6/1946. Mặc dù sau đó 3 tháng, lực lượng này đã rút khỏi quần đảo Hoàng Sa do chiến tranh đang diễn ra giữa người Pháp và Việt Minh, tuy nhiên thì Bộ trưởng Quốc phòng Pháp tướng Alphonse Pierre Juin đã thúc giục Chủ tịch Uỷ ban về Đông Dương phải quay trở lại đóng quân tại quần đảo Hoàng Sa vào tháng 10/1946 để củng cố cơ sở pháp lý của Pháp trước Trung Quốc. Thêm vào đó, yêu cầu tất cả tàu tiếp cận quần đảo Hoàng Sa phải xin phép Cao ủy Pháp tại Sài Gòn.

Sau khi Pháp biết tin Quốc Dân Đảng Trung Quốc đã triển khai lực lượng tới Hoàng Sa để tiếp nhận sự đầu hàng của binh lính Nhật Bản đang đóng uân bất hợp pháp tại đây sau khi lực lượng Đồng Minh rút quân khỏi Đông Dương năm 1946, thì Pháp đã chính thức trao công hàm phản đối tới Trung Quốc vào ngày 13/1/1947. Ngay sau đó ngày 13/7/1947 tàu chiến Pháp có tên Le Tonkinois đã được điều tới khu vực để trục xuất bính lính Quốc Dân Đảng khỏi Đảo Phú Lâm (Woody). Tuy nhiên, sau khi phát hiện ra rằng Quốc Dân Đảng đang triển khai một số lượng lớn binh lính trên đảo này thì lực lượng Pháp-Việt đã rút về Đảo Hoàng Sa. Năm 1953, tàu khảo sát thuỷ văn có tên Ingenieur en chef Girod đã được điều ra quần đảo Hoàng Sa làm nhiệm vụ nghiên cứu hải dương học, địa lý, địa chất, và sinh thái học.

Bên cạnh các hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa, Pháp cũng đã thực thi các hoạt động nhằm củng cố chủ quyền của họ ở quần đảo Trường Sa. Năm 1927, tàu De Lanessan lần đầu tiên triển khai hoạt động khảo sát khoa học tại quần đảo này. Vào năm sau đó, tháng 11/1928, công ty có tên Công ty Phốt phát Bắc Kỳ đã nộp đơn tới Toàn quyền Đông Dương xin khai thác phốt phát ở quần đảo Trường Sa. Và sau đó năm 1930, đội khảo sát người Pháp trên con tàu La Malicieuse đã tiến hành khảo sát lần thứ 2 ở quần đảo Trường Sa và thượng cờ Pháp ở quần đảo này – đây là chứng cứ đầu tiên được ghi chép về việc ghi dấu chủ quyền đối với các hòn đảo này ở Trường Sa. Sau đó, ngày 23/9/1930, Pháp đã thông báo cho các cường quốc khác biết rằng nước này đã chiếm hữu quần đảo Hoàng Sa trên thực địa, trên cơ sở Trường Sa là vùng đất vô chủ (terra nullius).

Sau đó đến năm 1933 Pháp đã điều các tàu Alerte, Astrobale và Delanessan tới quần đảo Trường Sa để chính thức kiểm soát thực tế quần đảo này. Ba tháng sau đó, Bộ Ngoại giao Pháp đã đưa ra công báo trên tạp chí French Journal Officiel (26/7/1933, trang 7837) thông báo với cộng đồng quốc tế rằng đơn vị hải quân Pháp đã chiếm đóng trên thực tế quần đảo Trường Sa (với các đảo nhỏ lân cận), Đảo An Bang – Islet caye of Amboine (với các đảo nhỏ lân cận), Đảo Ba Bình – Itu Aba (với các đảo nhỏ lân cận), Đảo Song Tử Đ ng – North East Cay và Đảo Shira (với các đảo nhỏ lân cận), Đảo Loại Ta – Loaita (và các đảo nhỏ lân cận) và Đảo Thị Tứ – Thi Tu (với các đảo nhỏ lân cận). Các thông báo riêng cũng đã được gửi cho Trung Quốc, Anh, Nhật Bản, Hà Lan và Mỹ. Với việc yêu sách đối với cả các thực thể lân cận “thuộc” các đảo, rõ ràng là Pháp có mục đích yêu sách chủ quyền đối với toàn quần đảo Trường Sa. Sau sự kiện công khai sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tháng 7/1933, Pháp đã thiết lập cơ quan quản lý hành chính và đội quân bảo vệ quần đảo trên Đảo Ba Bình. Tháng 12/1933, Toàn quyền Pas uier đã ký Nghị định số 4762-CP (ngày 21/12/1933), quyết định quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Bà Rịa (Đông Dương). Sau đó Cơ quan Nghiên cứu Thuỷ văn Đông Dương đã cho xâ dựng trạm phát thanh và trạm khí tượng trên Đảo Ba Bình vào năm 1938 – và trong danh sách của Tổ chức Nghiên cứu Thuỷ văn Thế giới, dữ liệu từ trạm khí tượng này được ghi xuất xứ là từ Nam Kỳ. Sau đó Pháp cũng triển khai các hoạt động nghiên cứu khoa học tại quần đảo này.

Năm 1939, Pháp đã tái khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Trường Sa, khẳng định quần đảo này là thuộc nước An Nam, sau khi Nhật Bản tuyên bố đặt quần đảo nà dưới quyền kiểm soát hành chính của Đài Loan. Sau đó thì đội dân quân An Nam đã được triển khai thêm tới doanh trại đang đóng ở Trường Sa để chống lại việc Nhật Bản triển khai quân lực lượng dân quân Formosa (Đà Loan), và một tàu chiến Pháp làm nhiệm vụ tuần tra ở Biển Đông cũng đã cập bến ở Trường Sa. Tuy nhiên lúc đó thì Trung Quốc không hề phản đối tuyên bố của Nhật Bản, cũng như việc triển khai lực lượng dân quân của An Nam và Đài Loan ở đây.

Tháng 10/1946, tàu chiến Pháp có tên Chevreud được điều ra Trường Sa để khẳng định lợi ích của Pháp ở quần đảo này và đội thuỷ thủ đã đặt bia khẳng định chủ quyền trên Đảo Ba Bình. Khi Pháp biết được việc hải quân Trung Quốc đánh chiếm Đảo Ba Bình vào tháng 11/1946, thì quan chức Pháp đã phản đối hành động này và yêu cầu quân đội Quốc Dân Đảng phải rút ngay khỏi quần đảo.

Sau khi Pháp chính thức chuyển giao quyền bảo vệ quần đảo Hoàng Sa cho quân đội của Việt Nam. Thủ tướng Trần Văn Hữu tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với uần đảo Trường Sa và Hoàng Sa tại Hội nghị Hòa Bình San Francisco. Không một quốc gia nào trong số 51 quốc gia tham dự Hội nghị phản đối tuyên bố này, ngoài ra cũng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấ Trung Hoa Dân Quốc đã từng phản đối tuyên bố trên. Vào thời điểm đó, Trung Hoa Dân quốc là đại diện của Trung quốc tại Liên Hợp quốc.

Hải quân Việt Nam đã đảm trách nhiệm vụ phòng thủ các quần đảo vào tháng 8/1965, và quân đội miền Nam Việt Nam đã chốt giữ Đảo Hoàng Sa (Pattle) và đảo Hữu Nhật (Robert) lần lượt vào tháng và tháng 7 năm 1956. Cùng năm đó, Bộ Khai khoáng, Công nghệ và Công nghiệp Nhẹ đã tiến hành khảo sát trên các Đảo Hoàng Sa (Pattle), Đảo Quang Ánh (Mone ), Đảo Hữu Nhật (Robert) và Đảo Duy Mộng (Drumond) thuộc quần đảo Hoàng Sa. Sau đó, Thủ quân lục chiến Việt Nam Cộng   Hòa tiếp tục nhiệm vụ phòng vệ các đảo này.

Việc Trung Quốc liên tục có hành động xâm phạm quần đảo Hoàng Sa những năm 1970 đã khiến miền Nam Việt Nam tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa trong tuyên bố ngày 15/7/1979797. Tháng 5 năm đó, quân đội Việt Nam tiến hành khảo sát tại quần đảo Tri Tôn. Một tuyên bố dài đã được công bố buộc tội cộng sản Trung Quốc đã xâm lược Hoàng Sa vào ngày 21/1/1974. Một Công hàm ngoại giao cũng được gửi tới các bên tham gia ký kết Hiệp định Hòa bình Paris 1973, kêu gọi tổ chức một phiên họp đặc biệt của Hội đồng Bảo an. Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam cũng bà tỏ quan ngại của mình, mặc dù có chừng mực, về hành động xâm phạm củaTrung Quốc. Cũng trong năm 1974, miền Nam Việt Nam tái khẳng định chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa trong cuộc họp của Ủ ban Kinh tế về Vùng Viễn Đông vào tháng Ba và cuộc họp của Hội nghị Liên Hợp quốc về Luật Biển lần thứ 3 vào tháng 7.

Sau khi Pháp rút uân ra khỏi Đông Dương vào năm 1956, miền Nam Việt Nam cũng bắt đầu thi hành chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa với tư cách là nước kế thừa yêu sách chủ quyền của Pháp, chiểu theo các tuyên bố của Pháp trước đó. Vào 1/6/1956, Việt Nam Cộng hòa khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Trường Sa sau khi Tomas Cloma thiết lập cái ng gọi là “Vùng Đất Tự Do” (Freedomland) ở phần phía Đông của quần đảo này. Sau đó vào giữa tháng 6, Bộ trưởng Ngoại giao miền Nam Việt Nam tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với chuỗi đảo trên. Vào tháng 10, tỉnh Phước Tu được giao quyền quản lý quần đảo Trường Sa theo Nghị định số 143/NV ngày 22/10/1956. Hải quân miền Nam Việt Nam đã triển khai hàng loạt hoạt động để tái khẳng định quyền kiểm soát đối với quần đảo Trường Sa trước việc Trung Quốc và Philippines tăng cường xâm nhập Trường Sa (Đảo Ba Bình (Itu Aba) và Vùng đất tự do (Freedomland)). Tháng 8/1956, các thủ thủ của tàu tuần dương Tụ Động được giao nhiệm vụ dựng bia chủ quyền và kéo cờ Việt Nam trên nhiều đảo ở quần đảo Trường Sa. Năm 1961, thủy thủ đoàn của tàu Vạn Kiếp và Vân Đồn đã đổ bộ lên đảo Song Tử Tây, Đảo Thị Tứ và đảo Loại ta và đảo An Bang dựng bia chủ quyền và treo cờ Việt Nam. Thủ thủ của tàu Tụ Động và Tây Kết cũng thực hiện hành động tương tự vào năm 1962 ở đảo Trường Sa và đảo Nam Yết. Vào năm 1963, thủ thủ đoàn của các tàu Hải quân: Hương Giang, Chi Lăng, và Kỳ Hoa đã dựng lại bia chủ quyền tại tất cả các đảo chính ở quần đảo Trường Sa (Đảo Trường Sa 19/5/1963; Đảo An Bang 20/5/1963; Đảo Thị Tứ và Loại ta 22/5/1963; Song Tử Đông và Song Tử Tây 2/5/1963). Hoạt động tuần tra hải quân thường xuyên diễn ra tại các đảo này trong suốt năm 1960, mặc dù hoạt động tuần tra thường xuyên nà đã giảm đi đáng kể sau 1963 do các xung đột đang diễn ra với miền Bắc Việt Nam. Các đơn vị của hải quân Việt Nam cũng tiến hành một số khảo sát và chuyến thám hiểm để vẽ bản đồ tại khu vực nà từ 1960 đến 1967.

Trước sự phản đối liên tục từ các bên yêu sách khác ở quần đảo Trường Sa trong suốt những năm 1970, chính quyền Sài Gòn đã có những phản ứng đanh thép hơn. Vào 20/4/1971, Bộ Ngoại giao gửi công hàm ngoại giao cho chính phủ Malaysia thể hiện lập trường của Việt Nam về những yêu sách chủ quyền đối với quần đảo này. Ba tháng sau, trong một tuyên bố ngày 15/7/1971, Bộ Ngoại giao tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với uần đảo Trường Sa. Vào tháng 5/1973, Việt Nam tiến hành các khảo sát ở Đảo Thị Tứ (Pagasa), Đảo Loại Ta, Đảo Song Tử Đông và vào tháng 7, Việt Nam đã chiếm giữ Đảo Nam Yết ở quần đảo Trường Sa. Cũng trong tháng 7, Bộ phát triển Nông nghiệp và Viện Nghiên cứu Nông nghiệp đã tiến hành một khảo sát tại Đảo Nam Yết. Sau đó, vào 6/9/1973, quần đảo Trường Sa được sáp nhập vào tỉnh Phước Tu (Nghị định số 420 – BNV/HCDP/26). Các công hàm ngoại giao cũng được gửi tới Đài Loan (29/1/1973) và Philippines (12/2/1973) phản đối các yêu sách về căn cứ của Đài Bắc và Manila đối với quần đảo Trường Sa.

Nhìn chung, việc truyền thông Trung Quốc cố tình vu cáo, bôi nhọ các nước vì can dự vào vấn đề Biển Đông chỉ là cách “gỡ gạc” lại thể diện. Tuy nhiên, hành động này của Bắc Kinh cũng không thể giúp nước này xác lập được cái gọi là “chủ quyền” lịch sử ở Biển Đông. Vì vùng biển này, từ trước đến này đều là một phần lãnh thổ, lãnh hải bất khả xâm phạm của Việt Nam.

RELATED ARTICLES

Tin mới