Thursday, January 9, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaNhìn lại phản ứng liên quan việc Malaysia kiến nghị Ủy ban...

Nhìn lại phản ứng liên quan việc Malaysia kiến nghị Ủy ban Ranh giới thềm lục địa LHQ xét duyệt yêu cầu mở rộng ranh giới thềm lục địa

Ngày 12/12, Malaysia đã đề nghị Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên hợp quốc (CLCS) xét duyệt yêu cầu mở rộng ranh giới thềm lục địa qua khỏi Vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (EEZ) của của Manila ở Biển Đông. Động thái trên đã thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận khu vực và các bên liên quan.

Tuyên bố cứng rắn của Manila

Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdulla chỉ trích việc Bắc Kinh lập bản đồ tự vẽ “đường 9 đoạn” để tuyên bố sở hữu hầu như toàn bộ Biển Đông là quá lố bịch. Theo ông, đề nghị của Malaysia là nhằm khẳng định chủ quyền trên toàn bộ thềm lục địa và các tài nguyên bên dưới gồm các mỏ dầu khí có thể có trong khu vực này. “Đó là một tuyên bố chủ quyền mà chúng tôi sẽ bảo vệ. Nhưng dĩ nhiên là bất kỳ ai cũng có thể thách thức và tranh cãi, điều không hề bất thường”, ông Saifuddin Abdulla tuyên bố.

Phản ứng của Bắc Kinh

Hành động của Malaysia đã khiến Trung Quốc bối rối. Trung Quốc chỉ trích đó là hành động “khiêu khích”. Bắc Kinh đòi CLCS không duyệt đơn đăng ký ranh giới thềm lục địa mở rộng ở Biển Đông của Malaysia và cáo buộc quốc gia Manila vi phạm luật pháp quốc tế và “xâm phạm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ” của Trung Quốc. Trong thư gửi đến Tổng Thư ký Antonio Guterres vào tuần trước, phái đoàn thường trực của Trung Quốc bên cạnh Liên hợp quốc khẳng định “Trung Quốc có vùng nội thủy, lãnh hải và một vùng tiếp giáp lãnh hải căn cứ vào các đảo của nước này ở Biển Đông; vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa”. Vì vậy, Bắc Kinh “nghiêm túc yêu cầu Ủy ban về giới hạn thềm lục địa (CLCS) không xem xét hồ sơ của Malaysia”. Trung Quốc có một vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Trung Quốc có chủ quyền lịch sử ở Nam Hải”, theo cách Trung Quốc gọi Biển Đông. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng gửi ý kiến phản đối đến Malaysia, nêu việc nước này “vi phạm chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Trung Quốc và vi phạm các chuẩn mực quan hệ quốc tế”.

Giới chuyên gia của Trung Quốc cũng lên tiếng chỉ trích hành động của Malaysia, cho rằng “ranh giới mới mà Malaysia đề xuất đi qua vùng biển nằm giữa hai quần đảo Tây Sa và Nam Sa (cách Trung Quốc gọi hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam) và chồng lấn lãnh thổ chủ quyền của Trung Quốc. Đó là một hành động đơn phương không có lợi cho sự tin cậy lẫn nhau giữa hai quốc gia”. Đồng thời cho rằng CLCS bản chất là một tổ chức khoa học không có nhiệm vụ xem xét các khu vực đang có tranh chấp chủ quyền sẽ không giải quyết vấn đề, như CLCS đã không vào cuộc khi Việt Nam và Malaysia hồi năm 2009 đã cùng nộp đơn đăng ký ECS ở phía nam Biển Đông.

Giới chuyên gia nghiên cứu các nước

Theo các nhà quan sát, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) quy định nếu thềm lục địa của một quốc gia ven biển kéo dài ra xa hơn 200 hải lý, thì nước này có đặc quyền khai thác tài nguyên dưới đáy biển trong một vùng bên ngoài 200 hải lý, gọi là thềm lục địa mở rộng. Ông Collin Koh, nhà nghiên cứu thuộc Chương trình An ninh Hàng hải (ở Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore) nói đơn đăng ký thềm lục địa mở rộng của Malaysia đã khiêu khích Trung Quốc phản ứng, tương tự vụ năm 2009 và ông nói thêm rằng lúc này nên tiến hành các bước đáp ứng yêu cầu của CLCS hơn là chọc tức Trung Quốc.

Trung Quốc đã ngang ngược tuyên bố chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, quân sự hóa các đảo nhân tạo xây trái phép trên vùng biển này, bất chấp các tuyên bố chủ quyền chồng lấn của Việt Nam, Malaysia, Philippines, Brunei và Đài Loan. Mới đây, Trung Quốc tung ra tàu sân bay Sơn Đông nhằm hù dọa các nước tranh chấp chủ quyền. Hồi tháng 7/2019, Trung Quốc đã cử nhóm tàu thăm dò Hải Dương địa chất 8 xâm phạm thềm lục địa và EEZ của Việt Nam, nhằm ngăn chặn hoạt động khai thác dầu khí giữa Việt Nam với công ty dầu khí nhà nước Nga Rosneft ở gần Bãi Tư Chính. Trung Quốc cũng đã ngang ngược tuyên bố chủ quyền bãi này. Đến tháng 10 thì tàu Hải Dương địa chất 8 rời đi.

Việc Trung Quốc ngang ngược đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông đã khiến Mỹ cùng các đồng minh công khai thách thức, tiến hành các cuộc tuần tra thực hiện quyền tự do hàng hải ở vùng biển này. Các chuyên gia nhận định Mỹ sẽ tiếp tục các cuộc FONOP, như một cách gây ấn tượng với các nước đàm phán COC rằng chớ nên xâm phạm những lợi ích quan trọng của các quốc gia sử dụng hàng hải quốc tế, đặc biệt là quyền tự do hàng hải và hàng không.

RELATED ARTICLES

Tin mới