Tuesday, January 7, 2025
Trang chủGóc nhìn mớiLỗ hổng trong thỏa thuận 'đình chiến thương mại' Mỹ - Trung

Lỗ hổng trong thỏa thuận ‘đình chiến thương mại’ Mỹ – Trung

Trung Quốc hứa mua 32 tỉ USD hàng nông sản Mỹ nhưng nói mua được bao nhiêu thì chưa biết vì “tùy vào nhu cầu thị trường”. Để hoàn thành mục tiêu này, Bắc Kinh có thể sẽ phải “phụ cả thiên hạ” nhưng không nhiều người tin vào điều đó.

Thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 được Tổng thống Mỹ Donald Trump và Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc ký rạng sáng 16-1 (giờ Việt Nam) được ví như một hiệp định đình chiến, tạm khép lại cuộc chiến thuế quan đầy tốn kém dài 18 tháng giữa hai nước.

Các nhà đầu tư đón nhận tin tức một cách lạc quan thận trọng bởi có nhiều lỗ hổng trong thỏa thuận khiến tương lai của nó không thực sự ổn định.

Thỏa thuận này không giải quyết được các vấn đề kinh tế cốt lõi dẫn đến xung đột thương mại, không loại bỏ hoàn toàn thuế quan đã làm chậm nền kinh tế toàn cầu và đặt ra các mục tiêu mua hàng khó đạt được, các nhà phân tích nhận định với Hãng tin Reuters.

Văn kiện có chữ ký của cả ông Trump và ông Lưu Hạc ghi rõ Trung Quốc cam kết mua 200 tỉ USD hàng hóa và dịch vụ từ Mỹ trong vòng 2 năm. Trong lĩnh vực nông sản, Bắc Kinh hứa mua 12,5 tỉ USD trong năm 2020 và 19,5 tỉ USD trong năm tiếp theo.

Thế nhưng trong bài phát biểu trước lễ ký kết, ông Trump đã tuyên bố Trung Quốc sẵn sàng mua tới 50 tỉ USD nông sản, cao hơn con số trên giấy tờ tận 18 tỉ USD. Phó thủ tướng Lưu Hạc đứng sau đó không thể hiện thái độ gì, ông chờ đến lượt mình phát biểu và tuyên bố việc Bắc Kinh mua bao nhiêu là tùy thuộc vào nhu cầu thị trường trong nước.

Giá đậu nành Mỹ lập tức rớt sau phát ngôn này, xuống mức thấp nhất trong vòng 1 tháng qua.

Hồi năm ngoái, để trả đũa thuế quan của Mỹ, Trung Quốc đã ngừng mua đậu nành Mỹ và quay sang Brazil cùng nhiều nước khác. Nông dân Brazil đang chuẩn bị thu hoạch đậu nành trong vài tuần nữa, hứa hẹn một vụ trúng mùa lớn.

“Tôi không tin Trung Quốc sẽ thay đổi bạn hàng của họ và việc đạt được các mục tiêu mua hàng như đã hứa là rất thấp”, chuyên gia Jim Paulsen nhận định với Reuters.

Một quan chức Mỹ cho rằng để đạt được mục tiêu đã hứa, Bắc Kinh sẽ phải giảm hoặc miễn thuế đối với nhiều mặt hàng Mỹ. Nhưng không có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sắp sửa làm như vậy.

Lỗ hổng trong thỏa thuận đình chiến thương mại Mỹ - Trung - Ảnh 2.
Ông Trump (phải) trao đổi với Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin – Ảnh: REUTERS

Chế tài đơn giản

Mỹ tuyên bố sẽ áp thuế quan để buộc Trung Quốc tuân thủ các cam kết trong thỏa thuận dài 86 trang vừa được ký, bao gồm cam kết bảo vệ sở hữu trí tuệ và tăng cường mua hàng hóa từ Mỹ.

Theo đó, nếu Bắc Kinh thất hứa, Washington sẽ trừng phạt bằng việc áp thuế quan tương xứng với những thiệt hại do sự vi phạm đó gây ra. Tuy nhiên theo văn kiện được cả hai bên đồng ý, nếu Trung Quốc phản đối chế tài này, họ có quyền đơn phương rời khỏi thỏa thuận. Không có quy định nào cho việc kháng cáo hoặc đánh thuế trả đũa.

“Nếu bên bị khiếu nại cho rằng các hành vi của bên khiếu nại được tiến hành với mục đích xấu, biện pháp giải quyết là rút khỏi thỏa thuận bằng cách gửi văn bản cho bên khiếu nại”, một điều khoản trong thỏa thuận nêu rõ.

Scott Kennedy, một chuyên gia về kinh tế Trung Quốc tại Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và Quốc tế (Mỹ), cho rằng cơ chế thực thi của thỏa thuận 1 như vậy là quá đơn giản và đặt ra nguy cơ một trong hai bên sẽ phá nát toàn bộ thỏa thuận.

Các quan chức Mỹ khẳng định đã thiết lập một quy trình giải quyết tranh chấp hợp lý, trong đó thành lập ở mỗi nước một văn phòng giám sát thực thi và tiếp nhận các khiếu nại về việc tuân thủ.

Những khiếu nại này sẽ được xem xét và giải quyết theo từng cấp, từ thấp lên cao trong thời gian 90 ngày trước khi áp dụng hình phạt. Hai nước cũng nhất trí thiết lập các cuộc tham vấn thường xuyên mỗi tháng như trước đây để kịp thời giải quyết bất đồng.

“Nhưng đến cuối cùng, Tổng thống Trump sẽ là người gọi điện và hỏi rằng vấn đề đó có đủ nghiêm trọng để đánh thuế chưa. Ông ấy sẽ chỉ hạnh phúc khi người Trung Quốc mua hàng Mỹ”, ông Derek Scissors, một học giả về Trung Quốc, chốt vấn đề.

RELATED ARTICLES

Tin mới