Monday, January 6, 2025
Trang chủSự thật Trung HoaĐề phòng TQ, Indonesia sẽ mua khinh hạm lớp Gowind của Pháp

Đề phòng TQ, Indonesia sẽ mua khinh hạm lớp Gowind của Pháp

Trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng các hoạt động khiêu khích, xâm phạm lãnh hải và vùng đặc quyền kinh tế của Indonesia ở Natuna, khiến nước này phải đẩy nhanh tiến trình hiện đại hóa lực lượng chấp pháp và hải quân.

Theo thông tin trên, truyền thông Indonesia cho biết, nước này nhiều khả năng sẽ mua một loạt các tàu mặt nước và tàu ngầm từ phương Tây để củng cố sức mạnh cho lực lượng hải quân nước này. Theo thông tin được truyền thông Indonesia đăng tải, nước này có ý định sẽ mua 2 hộ vệ hạm lớp Gowind và 4 tàu ngầm Scorpene của Pháp thay vì đặt hàng thêm tàu ngầm từ phía Hàn Quốc.

Tàu khinh hạm lớp Gowind có chiều dài 111m, rộng 16m, lượng giãn nước 3.000 tấn, thủy thủ chỉ 71 người. Khinh hạm này trang bị động cơ CODAD với tổng công suất khoảng 60.000 mã lực cho phép chúng có thể chạy với tốc lực đối đa 53km/h, và khi chạy với vận tốc tiết kiệm nhiên liệu, tàu có thể thực hiện hành trình liên tục dài 7.000km. Gowind được trang bị hệ thống điện tử tối tân bao gồm radar mảng pha đa năng Smart-S Mk2 có thể theo dõi 500 mục tiêu ở khoảng cách xa 200km, cùng với đó là radar điều khiển hỏa lực Theinmetall TMEO Mk2 hoạt động trên băng tần I và J, radar sẽ dẫn bắn cho hệ thống vũ khí trên tàu. Đáng chú ý, hệ thống vũ khí đáng sợ bao gồm sát thủ diệt hạm – tên lửa Exocet MM40 Block III có khả năng tiêu diệt tàu chiến cỡ hàng nghìn tấn ở khoảng cách 180km, ngoài ra khinh hạm này cũng có thể trang bị tên lửa diệt hạm NSM, loại tên lửa diệt hạm hiện đại nhất thế giới hiện nay. Bên cạnh đó là pháo hạm hiện đại OTO Melara có tầm bắn 16km với tốc độ 120 phát/phút. Tàu được phòng không bằng tên lửa VL MICA, những tên lửa này có tầm bắn 20km. Về chống ngầm, tàu được trang bị hệ thống ống phóng để phóng ngư lôi ECAN, đây là một trong những ngư lôi nguy hiểm nhất hiện nay.

Trước đó, Malaysia cũng đã mua 02 khinh hạm lớp Gowind nhằm tăng cường sức mạnh cho lực lượng Hải quân nước này. Theo đó, Malaysia đã chính thức ký kết hợp đồng đặt mua 6 khinh hạm tàng hình hiện đại của Pháp trị giá hơn 3 tỷ USD, đây được coi là những tàu chiến mạnh mẽ và cũng đắt nhất khu vực Đông Nam Á. Với thiết kế hiện đại theo xu thế tàng hình hiện nay, trang bị kho vũ khí có khả năng công thủ toàn diện, cùng với hệ thống điện tử thuộc loại tối tân nhất thế giới, Gowind luôn là niềm tự hào của Hải quân Pháp và là nỗi khiếp sợ cho kẻ thù.

Trong khi đó, Hải quân Trung Quốc hiện tại được đánh giá là một trong những lực lượng hải quân lớn hàng đầu thế giới và là lực lượng có tốc độ phát triển nhanh nhất. Lực lượng này có khoảng 500 tàu chiến các loại, hơn 350.000 nhân lực và khoảng 710 máy bay. Hải quân Trung Quốc được chia làm ba hạm đội bao gồm Hạm đội Bắc Hải, Hạm đội Đông Hải và Hạm đội Nam Hải. Ngoài ra,Trung Quốc đang đầu tư lớn chưa từng thấy để phát triển lực lượng hải quân trong một thập kỷ qua, với thành tựu đáng chú ý nhất là tự đóng một tàu sân bay và biên chế nhiều tàu ngầm hạt nhân mới. Ngoài ra, Bắc Kinh cũng đang phát triển một loạt tàu mặt nước khác, đóng vai trò trụ cột hải quân nước này trong tương lai.

Trong biên chế của lực lượng hải quân Trung Quốc có một số loại vũ khí hiện đại bậc nhất như: (1) Tàu khu trục đa năng lớp Type-052D, nó rất giống lớp Arleigh Burke của Mỹ cả về hình dáng bên ngoài và nhiệm vụ. Nó được trang bị 4 cụm radar mảng pha quét điện tử Type-346A ngay dưới đài chỉ huy để thực hiện nhiệm vụ cảnh giới phòng không, phát hiện mục tiêu xung quanh biên đội tàu chiến, đặc biệt là cụm tàu sân bay chiến đấu. Đến nay, Bắc Kinh đã biên chế 5 tàu khu trục lớp Type 052D. Tàu này được trang bị 64 ống phóng tên lửa thẳng đứng (VLS). Hệ thống này chủ yếu trang bị tên lửa phòng không tầm xa HQ-9, nhưng cũng có thể lắp tên lửa hành trình tấn công mặt đất tương tự mẫu Tomahawk của Mỹ. HQ-9 là biến thể của tên lửa S-300 Nga, có tầm bắn 200 km, tốc độ tối đa 4.900 km/h và trang bị đầu đạn nổ mạnh nặng 180 kg. Ngoài ra, tàu còn được trang bị 8 tên lửa chống hạm YJ-83, pháo chính cỡ nòng 100 mm, hai hệ thống vũ khí phòng thủ cực gần (CIWS) Type-1130, 6 ngư lôi chống ngầm cùng 4 bệ phóng rocket có khả năng tấn công tàu ngầm ở khoảng cách 5 km. Tàu cũng có bãi đáp và nhà chứa cho một trực thăng cỡ trung. (2) Tàu hộ vệ hạng nhẹ Type-056. Được sản xuất ồ ạt với ít nhất 32 chiếc trong biên chế từ năm 2013, Type-056 được xếp vào nhóm tàu hộ vệ cỡ nhỏ dùng để tuần tra biển, đặc biệt tại các khu vực tranh chấp. Đây là sự kết hợp giữa vũ khí phòng vệ và khả năng chống hạm, chống ngầm uy lực. Tàu được lắp pháo chính 76 mm để chống mục tiêu mặt nước và phòng không, bên cạnh hai bệ CIWS cỡ nòng 30 mm tương tự hệ thống Phalanx của Mỹ. Type-056 được trang bị tổ hợp tên lửa FL-3000N, mỗi bệ 8 quả đạn để đánh chặn tên lửa chống hạm đối phương. Nó còn được trang bị vũ khí tấn công gồm 4 tên lửa diệt hạm YJ-83 tầm bắn 200 km. Ở pha cuối, trước khi trúng mục tiêu, tên lửa bay ở độ cao 4,5 m so với mặt biển với tốc độ siêu thanh, khiến nó rất khó bị bắn hạ. Tàu còn được trang bị một bãi đáp và nhà chứa cho một trực thăng Z-9, cùng hai cụm ống phóng ngư lôi chống ngầm. (3) Tàu đổ bộ Type-071. Đây là xương sống của lực lượng tàu đổ bộ Trung Quốc. Nhà máy đóng tàu ở Thượng Hải đã hoàn thành ba chiếc, trong khi ba tàu Type-071 khác đã được lên kế hoạch đóng. Type-071 có thể chở một tiểu đoàn hải quân đánh bộ với quân số 500-800 lính, cùng hai khoang chứa cho 18-20 phương tiện đổ bộ bọc thép, 4 tàu đệm khí và 4 trực thăng Z-8. Vũ khí tự vệ trên tàu gồm một pháo 76 mm và 4 bệ CIWS 30 mm. Với vũ khí phòng thủ hạn chế, Type-071 đòi hỏi lực lượng tàu hộ tống hùng hậu. Nhiệm vụ chính của lớp tàu này là triển khai bộ binh ở khoảng cách xa, nơi không có sự hỗ trợ từ lực lượng mặt đất hoặc không quân. Type-071 có thể đóng vai trò soái hạm trong cụm tác chiến, cũng như tiến hành các hoạt động cứu trợ nhân đạo. (4) Tàu trinh sát điện tử Type-815. Điểm nổi bật của tàu trinh sát điện tử lớp Type-815 là cụm ba vòm hình cầu. Hai chiếc Type-815 trong biên chế hải quân Trung Quốc có nhiệm vụ theo dõi các vụ thử tên lửa trên biển. Bên trong ba vòm hình cầu là hàng loạt thiết bị cảm biến, đặc biệt là radar theo dõi và hệ thống bám bắt quang học. Tàu cũng được trang bị cần cẩu để trục vớt tên lửa đã sử dụng từ mặt biển. Các chuyên gia phương Tây cho rằng Type-815 là tàu gián điệp, có chức năng theo dõi hoạt động và thu tín hiệu tình báo điện tử của hải quân nước ngoài, sau đó truyền dữ liệu về Trung Quốc để phân tích. Vũ khí trên Type-815 rất hạn chế, chỉ gồm một pháo 37 mm vận hành thủ công, hai pháo nòng kép 25 mm và ba ngư lôi chống ngầm.

RELATED ARTICLES

Tin mới