Sunday, May 19, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaSự yếu thế của BRI trong đại dịch Covid-19 là cơ hội...

Sự yếu thế của BRI trong đại dịch Covid-19 là cơ hội cho sự trỗi dậy của Nhật Bản tại EU

Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang gây cho Trung Quốc vô vàn những khó khăn, trong đó bao gồm cả việc triển khai các dự án hợp tác theo khuôn khổ Sáng kiến “Vành đai, con đường” (BRI) do tâm lý e ngại lây lan dịch bệnh, thì Nhật Bản được giới quan sát đánh giá sẽ có nhiều cơ hội để thúc đẩy hợp tác, đặc biệt là tại châu Âu.

Tháng 10/2029, tại thủ đô Brussels của Bỉ, Ủy ban châu Âu (EC) tổ chức Diễn đàn kết nối châu Âu với sự tham dự của các nhà lãnh đạo, đại diện doanh nghiệp, tổ chức quốc tế và giới học giả ở cả trong và ngoài châu Âu. Diễn đàn được tổ chức nhằm thúc đẩy hợp tác, thực hiện mục tiêu dài hạn là đưa ra các tiêu chuẩn chung, tạo thuận lợi cho việc kết nối giữa EU và các khu vực khác về vận tải, năng lượng, tài chính, kỹ thuật số… Diễn đàn có chủ đề “Kết nối EU – châu Á: Xây dựng cầu nối cho tương lai bền vững”, là bước đi cụ thể đầu tiên của chiến lược kết nối hai khu vực được EU triển khai cách đây một năm.

“Hợp tác về cơ sở hạ tầng chất lượng và kết nối bền vững giữa EU và Nhật Bản” cạnh tranh trực tiếp với BRI của TQ

Tại diễn đàn này, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch EC Juncker đã ký Hiệp định “Hợp tác về cơ sở hạ tầng chất lượng và kết nối bền vững giữa EU và Nhật Bản”. Hiệp định này khẳng định tầm quan trọng của cam kết tăng cường quan hệ đối tác giữa EU và Nhật Bản; đồng thời khẳng định sự tham gia của Nhật Bản với dự án kết nối châu Âu và châu Á. Dự án kết nối hai khu vực sẽ được hỗ trợ bằng quỹ bảo đảm trị giá 60 tỷ Euro của EU, các ngân hàng phát triển và các nhà đầu tư tư nhân. Mặc dù không phải tất cả ngân sách sẽ được sử dụng cho các dự án tại châu Á, song EC sẽ đưa việc chi tiêu cơ sở hạ tầng nhằm kết nối với khu vực này thành chính sách chính thức trong ngân sách chung của EU. Thủ tướng Abe nhấn mạnh, EU và Nhật Bản sẽ góp phần tạo ra sự kết nối bền vững, dựa trên pháp luật từ khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tới khu vực Tây Balkan và châu Phi. Thủ tướng Nhật Bản cũng khẳng định tầm quan trọng của việc mở ra tuyến đường biển kết nối với Địa Trung Hải và Đại Tây Dương. Thủ tướng Abe bày tỏ hy vọng, Nhật Bản và EU sẽ cùng xây dựng kết nối bền vững, toàn diện và dựa trên luật lệ. Về phần mình, Chủ tịch J.Juncker khẳng định, EU muốn đóng góp nhiều hơn, củng cố liên kết Âu – Á và đem lại lợi ích thiết thực cho hai khu vực. Chủ tịch Juncker khẳng định, kết nối phải bền vững về mặt tài chính; đồng thời, cam kết hỗ trợ các quốc gia xây dựng cơ sở hạ tầng mà không tạo ra “hàng núi nợ” hoặc sự phụ thuộc vào một quốc gia duy nhất. Hai bên nhất trí rằng, kỹ thuật số là một yếu tố thúc đẩy mạnh mẽ tăng trưởng bao trùm và phát triển bền vững. EU và Nhật Bản tiếp tục hợp tác nhằm tăng cường kết nối và nâng cao tính an toàn giao thông. Bên cạnh đó, EU và Nhật Bản cũng mong muốn thiết lập các tiêu chuẩn về môi trường nghiêm ngặt hơn. Kết nối là cần thiết trong bối cảnh sự phụ thuộc lẫn nhau trên thế giới ngày càng gia tăng; các quốc gia đang đứng trước các cơ hội mới và phải đối mặt những thách thức chung; cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học – công nghệ. Hiệp định giữa EU và Nhật Bản được xem là bước đi cụ thể đưa hai khu vực xích lại gần nhau hơn, thúc đẩy các giá trị và lợi ích chung, từ duy trì trật tự đa phương dựa trên các quy tắc đến phát triển các tiêu chuẩn về hạ tầng, kỹ thuật, công nghệ…

Mối quan ngại “gánh nợ” từ BRI là lợi thế cạnh tranh của Nhật Bản

Sáu tháng sau khi EU và Nhật Bản ký thỏa thuận hỗ trợ xây dựng “cơ sở hạ tầng chất lượng”, không bên nào đề cập đến Trung Quốc hay Sáng kiến “Vành đai và Con đường” (BRI). Tuy nhiên, các điều khoản trong thỏa thuận và các bài phát biểu của các bên lại tràn ngập những lo ngại về BRI. Các điều khoản trong thỏa thuận và các phát biểu của các bên ký kết đều phản đối và lo ngại về kế hoạch BRI. Thứ nhất, “Tính kết nối phải bền vững về mặt tài chính” và không tạo ra “các núi nợ”. Đó là lời cảnh báo của Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker trong bối cảnh lo ngại BRI tạo ra một gánh nặng không thể kiểm soát đè lên vai các quốc gia dễ bị tổn thương về mặt tài chính. Thứ hai, ông Juncker cho rằng cơ sở hạ tầng sẽ tạo ra “những liên kết giữa tất cả các nước trên thế giới và không chỉ phụ thuộc vào một quốc gia”. Tuy nhiên, BRI thì ngược lại, sáng kiến này sẽ duy trì vị thế của Trung Quốc như một trung tâm thương mại toàn cầu. Thứ ba, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương phải trở nên “tự do và rộng mở” để kết nối hoạt động. Hầu hết các nước láng giềng của Trung Quốc đều lo ngại rằng chiến lược hàng hải đầy khiêu khích của họ sẽ xâm phạm vào các tuyến đường biển của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, nơi chiếm tỷ lệ lớn trong hoạt động thương mại toàn thế giới, không đề cập đến hầu hết các nguồn cung cấp năng lượng của Nhật Bản.

Cuối cùng về tính bền vững của môi trường, trong khi các nhà phê bình BRI cảnh báo rằng sáng kiến này sẽ hạ thấp các tiêu chuẩn cao liên quan đến việc cho vay để xây dựng cơ sở hạ tầng đa phương. Tất cả những mối lo ngại này đều không khiến các nhà lãnh đạo của các quốc gia đã tham gia ký kết chương trình cơ sở hạ tầng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phải bất ngờ. Đối với các nước đang phát triển mà thiếu tiền mặt, tài chính của Trung Quốc đôi khi là sự lựa chọn duy nhất. Ba năm trước, Liên hợp quốc ước tính rằng thế giới mới nổi sẽ phải đầu tư 2.000 tỷ USD mỗi năm để xây dựng cơ sở hạ tầng cho đến năm 2030 “chỉ để hỗ trợ cho tốc độ tăng trưởng dự kiến”. Có lẽ đó là một sự đánh giá quá thấp và thậm chí điều đó gần như là không thể đối với hầu hết các nước đang phát triển để quản lý các nguồn lực của mình. Do đó, đối với nhiều quốc gia, các dòng tín dụng và sự khiêu khích đúng lúc của Bắc Kinh có vẻ rất giống những lời đề nghị không thể khước từ. Ít nhất là khi chẳng có sự lựa chọn thay thế nào.

Nguồn tài chính phương Tây đáng lẽ nên trở thành một sự lựa chọn thay thế. Tuy nhiên, thật không may, tài chính của các nước phương Tây lại đang tụt dốc, một phần là do các chính sách ngu ngốc và phản tác dụng ở trong nước. Chính sách tiền tệ trái khoáy và các quy định nghiêm ngặt về tài chính kể từ cuộc khủng hoảng năm 2008 cho thấy các khoản tiết kiệm của phương Tây đang “dậm chân tại chỗ”, lãi suất kiếm được ít ỏi, trong khi nhu cầu thực sự lại xuất hiện ở các nước đang phát triển. Trong khi đó, việc cho phép BRI hạ thấp các tiêu chuẩn môi trường khi xây dựng cơ sở hạ tầng toàn cầu, chẳng hạn như cho phép các nước nghèo xây dựng các nhà máy nhiệt điện đắt đỏ chỉ vì thiếu tài chính cho năng lượng tái tạo sẽ khiến cam kết chống lại biến đổi khí hậu của châu Âu trở nên gần như vô nghĩa.

RELATED ARTICLES

Tin mới