Thursday, May 2, 2024
Trang chủĐàm luậnMón quà cho Bắc Kinh

Món quà cho Bắc Kinh

Hủy bỏ VFA, suy cho cùng, thể hiện chính sách đối ngoại nhất quán của ông Rodrigo Duterte kể từ khi tiếp nhận ghế tổng thống từ vị tổng thống thứ 15, ông  Benigno S. Aquino III

Hủy VFA giảm 50% lần tập trận chung giữa quân đội PLP và Mỹ

Ngày 11/2, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã quyết định hủy bỏ Thỏa thuận Các Lực lượng Thăm viếng (VFA) với Mỹ.

Đây là sự kiện được giới nghiên cứu quốc tế đặc biệt quan tâm. Thậm chí, ông Heydarian – một chuyên gia phân tích quốc tế uy tin tại Manila ví sự kiện này như “một trong những cú sốc địa chính trị của thập kỷ” !

VFA là gì ? Tại sao quyết định của Philippin – một nước trong khối ASEAN lại được quan tâm và gây chấn động lớn đến mức ấy ?

VFA là thỏa thuận nhằm thực thi Hiệp ước phòng thủ chung (MDT) giữa Philippines và Mỹ được hai bên ký năm 1951. Được ký vào năm 1998, VFA cho phép hàng ngàn binh sĩ Mỹ đóng trú luân phiên ở Philippines để tham gia các cuộc tập trận quân sự và chiến dịch hỗ trợ nhân đạo.

Là đồng minh thân cận lâu nay của Mỹ, VFA có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Không có nó, liên minh Mỹ – PLP chỉ có tính hình thức. Chẳng hạn, nếu VFA còn hiệu lực, riêng năm 2020 này, số lần tập trận có sự tham gia của Mỹ sẽ là 318. Ngược lại, con số đó giảm một nửa, chỉ còn hơn 150 lần.

Với quyết định trên, phải chăng, đã đến lúc PLP cảm thấy không còn tha thiết với người đồng minh tin cậy, thân thiết lâu nay là Mỹ nữa ?

Chắc chắn là không. Manila thừa biết, Mỹ, cho tới thời điểm này, vẫn là cường quốc quân sự số 1, cũng như thừa hiểu, trong bối cảnh tranh chấp biển Đông phức tạp như hiện này, hiện diện của Mỹ có ý nghĩa sự “răn đe” khiến những kẻ hung hăng nhất phải dè chừng, nhìn trước, ngó sau.

Đó là chưa kể, Mỹ và Australia – quốc gia duy nhất có thỏa thuận tương tự với Philippines – đều giữ vai trò quan trọng trong việc giúp PLP đánh bại các chiến binh ủng hộ Nhà nước Hồi giáo (IS) ở khu vực phía nam năm 2017.

Vậy tại sao ông Duterte bỗng dưng có động thái dù chưa thể coi là tuyệt tình, nhưng cũng có thể làm phật lòng ông đồng minh lớn là Mỹ, cũng như một đồng minh quan trọng khác là Australia ?

Thực ra, chẳng mấy khó hiểu khi người đứng đầu PLP hiện thời là ông Duterte.

Người ta đã biết nhiều, nói nhiều về đường lối ngoại giao “xoay trục” sang TQ của nhà lãnh đạo này.

Tiếp nhận chiếc ghế của người tiền nhiệm từ vị tổng thống thứ 15, ông  Aquino – ông Duterte cũng gần như tiếp nhận luôn một thắng lợi được cho là rất quan trọng từ “vụ kiện thế kỷ” của PLP đối với TQ là Phán quyết của Tòa trọng tài LHQ (PCA). Với phần thắng thuộc về PLP, Phán quyết có ý nghĩa quan trọng tới mức được coi là“bảo bối pháp lý” là “niềm tin và sức mạnh công lý”, là sự thắng lợi của luật pháp quốc tế, của công bằng và lẽ phải; phần nào đó, có ý nghĩa như thắng lợi chung của các nước ASEAN, nhất là những nước như VN, Malaysia, Indonesia đang có tranh chấp chủ quyền trực tiếp với TQ.

Tuy nhiên, sau khi trở thành tổng thống, ông Duterte đã “im như thóc”, không đả động đến thắng lợi này trong cuộc đấu với TQ về chủ quyền trên biển Đông. Thậm chí, ông ra mặt ve vãn, nhân nhượng Bắc Kinh, kể cả khi tàu TQ đâm chìm tàu cá, khiến 22 ngư dân PLP suýt mất mạng tại khu vực bãi Cỏ Rong năm 2019.

Mãi tới chuyến thăm TQ cuối năm 2019, ông mới cố lấy tinh thần, đề cập qua loa Phán quyết của PCA với người đồng cấp Tập Cận Bình, nhưng kèm theo đó “món quà lớn” đồng ý ký với Bắc Kinh Thỏa thuận khai thác chung về dầu khí ở vùng EEZ hoàn toàn thuộc quyền quản lý của PLP – một thỏa thuận đã gây nên sự phản đối, thậm chí, sự phẫn nộ của nhiều nhà hoạt động chính trị cũng như người dân PLP.

Như vậy, cùng với lý do liên quan thái độ mập mờ về trách nhiệm của Mỹ trong MDT, việc hủy bỏ VFA, suy cho cùng và cơ bản là sự thể hiện chính sách đối ngoại nhất quán của ông Duterte trong 4 năm qua.

TQ hẳn rất vui mừng. Với họ, sự kiện này như thêm một “món quà” rất có giá nữa. Bởi Bắc Kinh luôn mong muốn, Mỹ, cũng như các cường quốc khác “tránh ra một bên” để họ rảnh tay đe dọa, buộc các nước có tranh chấp chủ quyền trên biển Đông đầu hàng, chấp nhận yêu sách chủ quyền “đường 9 đoạn” tham lam của họ.

 

 

RELATED ARTICLES

Tin mới