Friday, April 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaChiến tranh tuyên truyền xung quanh vấn đề dịch Covid-19

Chiến tranh tuyên truyền xung quanh vấn đề dịch Covid-19

Ngay sau khi Trung Quốc đẩy con virus corona ra khắp thế giới và dịch Covid ở Trung Quốc bước đầu được khống chế, giới cầm quyền Bắc Kinh đã tung ra cả một chiến dịch tuyên truyền sai lệch về nguồn gốc của virus corona Covid-19. Một trong những điểm khác thường của chiến dịch này là Bắc Kinh đã huy động cả guồng máy ngoại giao vào cuộc, và không ngần ngại phát tán những thông tin mang nặng tính chất thuyết âm mưu.

Theo đánh giá của một số nhà phân tích mục tiêu chiến dịch tuyên truyền này của Trung Quốc là vừa để chối bỏ trách nhiệm vừa để gây mối hận thù của người dân và các nước với Mỹ, đánh vào uy tín của Mỹ. Do vậy, chiến dịch này được chĩa mũi nhọn vào Mỹ – nước đủ sức mạnh để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc.

Khởi đầu cho chiến dịch này là việc Người Phát ngôn mới của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên ngày 12/3/2020 đăng trên Twitter những thông tin vu cáo quân đội Mỹ đưa virus corona đến Trung Quốc, gây ra cuộc đấu khẩu giữa Mỹ và Trung Quốc xung quanh vấn đề này và Tổng thống Mỹ tiếp tục gọi corona là “virus Trung Quốc”.

Cú đòn mới nhất đánh vào Mỹ trong chiến dịch này là từ Paris. Trong một loạt tin nhắn trên Twitter hôm 23/3/2020, Đại sứ quán Trung Quốc tại Pháp đã công khai nói rằng virus corona đang tàn phá thế giới thực ra xuất xứ từ Mỹ, chứ không phải là từ Vũ Hán (Trung Quốc) như mọi người lầm tưởng. Hành động này được cho là nằm trong cả một chiến dịch do Bắc Kinh tung ra.

Đại sứ quán Trung Quốc tại Paris đưa ra một giả thuyết: “Phải chăng là Mỹ đã cố che giấu sự tồn tại bệnh dịch viêm phổi do con virus corona chủng mới gây ra dưới lớp vỏ bệnh cúm?”; đồng thời nêu ra một nghi vấn “trung tâm nghiên cứu lớn nhất của Mỹ về vũ khí hóa học và sinh học, căn cứ Fort Detrick ở bang Maryland, đã bất ngờ đóng cửa vào tháng 7 năm ngoái” và rằng: “Sau vụ đóng cửa này thì đã có hàng loạt trường hợp bệnh viêm phổi hay bệnh tương tự xuất hiện ở Mỹ”.

Nhiều nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh đã có sự chuẩn bị công phu cho chiến dịch này ngay từ khi dịch bệnh đang bùng phát mạnh mẽ ở Trung Quốc với tâm dịch Vũ Hán. Chiến dịch này được triển khai từng bước theo kế hoạch vạch sẵn một cách rất bài bản.

Nhìn lại dòng thời gian, hôm 07/3/2020, đích thân Đại sứ Trung Quốc tại Nam Phi, ông Lâm Tùng Thiên (Lin Song Tian) đã tung ra một tin nhắn Twitter: “Các nghiên cứu của giới khoa học tại Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản cho thấy nguồn gốc xuất phát của con virus gây bệnh Covid vẫn chưa rõ ràng. Dựa trên kết luận của các nhà khoa học toàn cầu, Tổ chức Y tế thế giới cho biết chưa chắc chắn về nguồn gốc của con virus này và cần tránh sự kỳ thị”; và “Cho dù dịch bệnh bùng phát lần đầu tiên ở Trung Quốc, nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là con virus có nguồn gốc từ Trung Quốc, đừng nói chi là made in China”.

Ngay sau khi thông tin về xuất xứ của virus corona được gieo rắc từ Đại sứ quán Trung Quốc ở Nam Phi thì hàng loạt cơ quan đại diện của Trung Quốc ở khắp nơi đã đua nhau phát đi thông điệp này từ tài khoản Twitter của họ. Sau khi Người phát ngôn Triệu Lập Kiên phát tán tin đồn nói rằng Mỹ là nơi xuất phát corona thì các Đại sứ quán Trung Quốc khắp nơi trên thế giới tiếp tục truyền tải thông điệp của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao tại Bắc Kinh, từ những nước Châu Phi như Nam Phi, Bostwana, Tchad, Uganda…, cho đến các quốc gia châu Á như Philippines, Maldives… và ở vùng Cận Đông như Iran…

Điều đáng nói là ngành Ngoại giao Trung Quốc vẫn tiếp tục tung ra những lời vu cáo Mỹ trong bối cảnh Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 15/3/2020, từng cho biết không có bằng chứng nào cho thấy Mỹ đã mang virus corona vào Trung Quốc. Trả lời nhật báo Mỹ Washington Times, Christian Lindmeier, Người Phát ngôn của WHO xác định là thuyết âm mưu về vai trò của Mỹ không hề được chứng minh.

Để làm nhiễu thông tin phục vụ cho chiến tranh truyên truyền về virus corona, mạng lưới truyền hình toàn cầu Trung Quốc (CGTN), cơ quan tuyên truyền của nhà nước, hôm 22/3/2020 còn loan tin dù nguồn gốc của virus corona chưa rõ ràng nhưng Ý có thể là nơi xuất xứ, với thông tin: bác sĩ người Ý, Giuseppe Remuzzi, nói ông đã nghe các bác sĩ bàn tán với nhau về một bệnh viêm phổi chưa từng thấy, hết sức nguy kịch, đặc biệt tấn công người già, từ tháng 12 năm ngoái hay thậm chí là tháng 11.”Nghĩa là virus này đã luân chuyển vòng vòng, ít nhất là tại vùng Lombardy ở miền Bắc Ý và trước khi chúng ta biết về dịch bệnh xảy ra ở Trung Quốc”.

CGTN tận dụng phát biểu này để đưa ra thông tin sai lệch về nguồn gốc của dịch bệnh Covid-19 xuất phát từ nơi khác, không phải là Vũ Hán Trung Quốc như mọi người nghĩ. Tuy nhiên, phát biểu của bác sĩ Remuzzi là để chỉ ra nguyên nhân Ý bị “vỡ trận” trước virus corona chứ không phải về nguồn gốc xuất xứ của con virus chết người này.

Cả thế giới đều thấy rõ ràng rằng virus corona xuất phát từ Vũ Hán, Trung Quốc và người chết đầu tiên cũng là ở nơi đây. Vũ Hán cũng là tâm dịch lớn nhất của Trung Quốc và bác sĩ Trung Quốc Lý Văn Lượng là người đầu tiên công khai cảnh báo về dịch bệnh này đã bị nhà cầm quyền Bắc Kinh bịt miệng, kỷ luật và cuối cùng bị chết vì chính căn bệnh này.

Điều đáng nói ở đây là việc bưng bít thông tin về dịch bệnh gần 2 tháng trời của nhà chức trách Trung Quốc đã gây ra hệ quả khôn lường cho người dân Trung Quốc và cả nhân loại chứ không phải là nguồn gốc của con virus corona. Dù nó xuất phát từ đâu, nhưng nếu ông Tập Cận Bình và giới cầm quyền Bắc Kinh phản ứng một cách có trách nhiệm với những mối nguy hiểm của con virus này, công khai minh bạch thông tin liên quan ngay từ những ngày đầu (khoảng tháng 11/2019) thì có lẽ đã không gây ra cái chết đáng thương của hàng vạn người như hiện nay và không đặt thế giới vào một đại dịch toàn cầu.

Điều chúng ta không bao giờ quên là chính sự tắc trách, vô trách nhiệm của giới cầm quyền Bắc Kinh trong xử lý và phản ứng hiệu quả với căn bệnh chết người này đã khiến cả thế giới đang phải khốn đốn chống chọi với dịch bệnh như hiện nay. Tội ác của giới cầm quyền Bắc Kinh còn nghiêm trọng hơn khi họ cố tình cho phép hàng ngàn chuyến bay đi khắp nơi được khởi hành từ tâm dịch, đồng thời tìm cách dập tắt những tố cáo rằng họ đã che đậy dịch bệnh từ bước đầu.

Nguy hiểm hơn là sau khi đẩy dịch bệnh Covid-19 lan tràn trên khắp thế giới, Trung Quốc đang tung ra một chiến dịch tuyên truyền thông tin sai lệch, bóp méo sự thật về Covid-19, gây ra chiến tranh tuyên truyền xung quanh dịch Covid-19.

Không chỉ “đổi trắng thay đen”, “gắp lửa bỏ tay người”, đổ vấy cho người khác nhằm phủ nhận trách nhiệm của Trung Quốc trong việc để xảy ra đại dịch Covid-19 trên toàn cầu, Bắc Kinh còn đẩy mạnh tuyên truyền về việc cung cấp thiết bị y tế và dịch vụ toàn cầu của mình trong đại dịch để cố gắng thiết lập các thông số cho một mối quan hệ khác trong tương lai – một mối quan hệ mà Trung Quốc có thể nhanh chóng trở thành “sức mạnh quan trọng”.

Sau khi cơ bản khống chế được dịch bệnh, nhà đương cục Bắc Kinh đang ra sức “lòe” cả thế giới về tuyên bố “đại thắng” dịch bệnh, tuyên bố về năng lực siêu phàm của Trung Quốc, nói rằng họ là “người hùng” trong cuộc khủng hoảng này và đang “ngồi trên” để xem cả thế giới hoảng loạn với dịch và “bố thí” các khoản hỗ trợ cho các nước chống dịch. Nhưng tất cả chỉ là một sự lừa bịp.

Mới đây, chính quyền Tây Ban Nha đã trả lại 340.000 bộ kit xét nghiệm nhanh Covid-19 đã mua của công ty Bioeasy có trụ sở tại Thâm Quyến (Quảng Đông, Trung Quốc). Bộ kit này được giới thiệu có độ chính xác trên 80%, song trên thực tế độ chính xác của nó dưới 30%. Hiệp hội Bệnh truyền nhiễm và Vi sinh Lâm sàng Tây Ban Nha (SEIMC), một trong những viện nghiên cứu hàng đầu của Tây Ban Nha, đã đăng trên website cho rằng tỷ lệ chính xác của các xét nghiệm chỉ dưới 30%. Trước đó, ngày 23/3, truyền thông Cộng hòa Séc cho biết tại đây cũng đã gặp vấn đề tương tự đối với các bộ xét nghiệm Trung Quốc. Thật đáng hổ thẹn cho bộ mặt của Bắc Kinh khi mà giữa lúc hoạn nạn họ còn tiêu thụ hàng rởm.

Giống như những gì họ đã và đang làm trong cuộc chiến tranh tâm lý phục vụ mục tiêu độc chiếm Biển Đông, những người cầm quyền Bắc Kinh đã huy động cả guồng máy của họ, bao gồm các cơ quan đại diện ngoại giao để thực hiện chiến tranh tuyên truyền về Covid-19. Mặc cho họ có tuyên truyền nhồi sọ giỏi đến đâu, dù là bằng cách Trung Quốc Nhật báo (China Daily) dùng tiền mua chuộc mấy tờ báo nước ngoài hay đăng quảng cáo rầm rộ trên mạng xã hội Facebook, Twitter của các cơ quan đại diện Trung quốc trên khắp thế giới thì cũng không thể “rửa sạch” bộ mặt hoen ố tội lỗi của họ đã reo rắc cho nhân loại.

Để vạch mặt những người cầm quyền ở Bắc Kinh, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã thẳng thừng chỉ trích mạnh mẽ chính quyền Trung Quốc đã đang cố tình lan truyền tin giả về đại dịch Covid-19 tại cuộc họp trực tuyến của Ngoại trưởng các nước G7 hôm 25/3/2020.

Phát biểu với báo chí tại Washington DC sau cuộc họp Nhóm các nước G7, ông Mike Pompeo cho biết:“Tất cả đại diện của các quốc gia trong phiên họp sáng nay đều nhận thức sâu sắc về chiến dịch lan truyền thông tin sai lệch mà Trung Quốc đang thực hiện để cố gắng làm chệch hướng khỏi những gì đã đang thực sự diễn ra”; nhấn mạnh: “Họ (Trung Quốc) là nước đầu tiên biết về rủi ro dịch bệnh đối với thế giới. Nhưng họ đã nhiều lần trì hoãn chia sẻ thông tin đó với toàn cầu”; khẳng định rằng nước Mỹ “tha thiết” muốn hợp tác với tất cả các nước, bao gồm cả Trung Quốc, để “cứu được nhiều nhân mạng và đảm bảo sức khỏe cho nhiều người và sau đó cũng là để khôi phục kinh tế toàn cầu đã đang bị tổn hại do virus Vũ Hán”.

Một số chuyên gia nhận định rằng chiến dịch tuyên truyền về Covid-19 của giới cầm quyền Bắc Kinh sẽ không thể làm thay đối được hình ảnh của họ trên trường quốc tế mà ngược lại chỉ làm cho cộng đồng quốc tế càng thêm khinh bỉ họ, bởi Bắc Kinh đang lừa đảo, đùa giỡn trên mạng sống của mỗi con người.

Không dừng lại ở đó, Bắc Kinh còn đang tận dụng dịch Covid-19 để tuyên truyền, quảng bá cho yêu sách phi lý, bất hợp pháp của họ ở Biển Đông khi cho đăng tải trên mạng xã hội của Đại sứ quán Trung Quốc tại ý bức tranh quảng cáo liên quan đến Covid-19 mà lại vẽ “đường lưỡi bò” ở Biển Đông, một yêu sách đã bị Phán quyết ngày 12/7/2016 của Tòa Trọng tài Thường trực La Haye bác bỏ.

Giới cầm quyền Bắc Kinh đang hiện nguyên hình của kẻ bành trướng, bá quyền, chà đạp lên nhân phẩm con người, coi thường cuộc sống của nhân loại. Chiến tranh tâm lý của Bắc Kinh xung quanh vấn đề Biển Đông chưa ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của từng con người, nhưng chiến dịch tuyên truyền của Bắc Kinh về Covid-19 đang diễn ra liên quan trực tiếp đến mạng sống của con người nên chiến dịch truyền thông mà Bắc Kinh đang thực hiện chỉ càng làm thế giới hiểu rõ thêm bản chất đại Hán của giới cầm quyền Bắc Kinh.

RELATED ARTICLES

Tin mới