Tuesday, May 21, 2024
Trang chủQuân sựMỹ tăng cường khả năng tác chiến điện tử ở Biển Đông,...

Mỹ tăng cường khả năng tác chiến điện tử ở Biển Đông, chuẩn bị cho xung đột với TQ

Báo Nikkei của Nhật Bản sáng sớm ngày 17/7 đưa tin, quân đội Hoa Kỳ có kế hoạch triển khai lực lượng tác chiến điện tử đến Biển Đông, một động thái mới nhất của chính quyền Trump nhằm gây sức ép với Trung Quốc sau khi Washington tuyên bố các yêu sách hàng hải của Bắc Kinh là “hoàn toàn bất hợp pháp”.

Các tàu chiến của hải quân Hoa Kỳ (ảnh: Hải quân Hoa Kỳ/Flickr)

Nikkei cho biết, Hoa Kỳ sẽ triển khai hai đơn vị đặc biệt đến khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vào đầu năm 2021, để hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ chiến tranh điện tử và chiến tranh mạng nhằm làm gián đoạn hoạt động liên lạc của Trung Quốc trong trường hợp xảy ra xung đột ở Biển Đông.

Tờ báo Nhật Bản cho biết ít nhất một trong hai đơn vị sẽ đóng quân ở quanh Biển Đông.

Một vị tướng nghỉ hưu, ông Jack Keane, cựu phó tổng tham mưu quân đội Hoa Kỳ cho biết, việc làm gián đoạn liên lạc quân sự của Trung Quốc sẽ là một cách phản ứng hiệu quả trong trường hợp xảy ra tình trạng khẩn cấp nào đó ở Biển Đông.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết toàn bộ Biển Đông thông qua “đường chín đoạn” và đã đẩy nhanh mở rộng quân sự tại khu vực này trong thập kỷ qua. Họ đã xây dựng một đường băng dài 3.000 mét và một cảng quân sự quy mô lớn trên bãi Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Tại đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã trang bị một nhà chứa máy bay chiến đấu, và khả năng là cả tên lửa đất đối không, cũng như tên lửa đất đối tàu.

Ngoài những tên lửa trên đảo Phú Lâm, Trung Quốc cũng đã triển khai trên các tên lửa bờ biển có khả năng tấn công bất cứ nơi nào trên Biển Đông. Để chống lại điều này, Hoa Kỳ muốn có khả năng ngăn chặn Trung Quốc theo dõi các lực lượng Mỹ, trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang tại Biển Đông.

Theo Nikkei, chiến lược quốc phòng của Trung Quốc được xây dựng dựa trên chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD), kết hợp giữa các tên lửa và cảm biến để ngăn cản hoạt động tự do di chuyển của kẻ thù, đồng thời ngăn chặn họ tiếp cận Trung Quốc đại lục.

Cựu tướng Keane nói với Nikkei rằng Washington nhận định chiến lược A2/AD của Trung Quốc đang mang lại cho Bắc Kinh một lợi thế cạnh tranh. Do đó, Washington phải đảm bảo đưa ra “một lời răn đe hiệu quả ở đó và các tên lửa tầm xa là một phần trong chiến lược của Hoa Kỳ”, ông Keane nói.

Ông Keane cũng kêu gọi Hoa Kỳ và các nước bạn bè “phải hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực khác nhau để có thể đánh bại các hệ thống vũ khí” của Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới