Saturday, January 11, 2025
Trang chủGóc khuất Trung HoaThái Lan cảnh báo trái cây TQ rủi ro tồn dư 'thuốc...

Thái Lan cảnh báo trái cây TQ rủi ro tồn dư ‘thuốc sâu’

Thái Lan vừa cảnh báo nhiều loại trái cây, rau củ của Trung Quốc nhập khẩu vào nước này nằm trong nhóm “rủi ro rất cao” về dư lượng thuốc BVTV.

Nho Trung Quốc bị Thái Lan cảnh báo về dư lượng thuốc BVTV. Loại trái cây này cũng đang được bán rất nhiều ở chợ Việt

Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Thái Lan (FDA) mới đây đã ban hành các quy định về giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) đối với nông sản tươi nhập khẩu, có hiệu lực từ ngày 1/8/2020. 

Theo hướng dẫn mới, các mặt hàng nông sản nhập khẩu vào Thái Lan sẽ được phân loại thành ba mức độ rủi ro bao gồm: “rủi ro rất cao”, “rủi ro cao” và “rủi ro thấp”.

Các loại sản phẩm tươi sống và tên của các nhà sản xuất, người bán và nhà xuất khẩu thuộc nhóm “rủi ro rất cao” khi bị cơ quan chức năng phát hiện không tuân thủ các quy định của Thái Lan về dư lượng thuốc BVTV. 

Đối với Trung Quốc, có khoảng 30 mặt hàng sản xuất, bao gồm: cam, thanh long, lê, vải, táo, nho, quýt và chà là tươi từ 182 công ty, được liệt kê trong danh mục này.

Bộ phận Kiểm tra Xuất nhập khẩu của FDA Thái Lan đã tiến hành một chương trình kiểm định dư lượng thuốc BVTV trên sản phẩm tươi trong 1 năm, từ 2018 đến 2019. 

Theo đó, những loại sản phẩm tươi sống có tỷ lệ không tuân thủ vượt quá 20% được liệt kê vào nhóm rủi ro cao. Các mặt hàng thuộc danh mục này bao gồm anh đào, trái cây họ cam quýt, dâu tây, nho, thanh long, đậu Hà Lan, cần tây, rau mùi, cải xoăn Trung Quốc, bông cải xanh và rau bina.

Ở nước ta, theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường (Bộ NN-PTNT), rau quả nhập khẩu từ Trung Quốc vào Việt Nam từ đầu năm đến nay có xu hướng giảm mạnh. Song, Trung Quốc vẫn là nước cung lượng rau quả lớn thứ 2 cho Việt Nam, đứng sau Mỹ.

Tính đến hết tháng 7/2019, Việt Nam chi 175 triệu USD nhập khẩu các loại rau từ Trung Quốc, giảm khoảng 35,7% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lựu Trung Quốc phủ sóng khắp chợ Việt, được bán với giá khá đắt đỏ

Mặc dù lượng hàng nhập về nước ta có giảm, song thời điểm này rau củ, đặc biệt là trái cây Trung Quốc vẫn đổ bộ, được bày bán la liệt ở các khu chợ truyền thống, trên các tuyến phố cũng như trên “chợ mạng”.

Đáng chú ý, nhiều loại trái cây Trung Quốc nằm trong danh mục “rủi ro rất cao” về dư lượng thuốc BVTV mà cảnh báo của FDA Thái Lan cũng đang xuất hiện tràn ngập tại các chợ ở Việt Nam.

Đơn cử như mặt hàng nho Trung Quốc, các đầu mối bỏ sỉ cho biết có tới 4 loại nho gồm: nho sữa, nho xanh, nho đỏ, nho bắp cày được nhập về nước ta thời điểm này. 

Giá bán sỉ các loại nho dao động từ 30.000-40.000 đồng/kg. Với nho sữa, giá sỉ từ 110.000-120.000 đồng/kg. Tuy nhiên, ra đến chợ bán lẻ, nho Trung Quốc thường được bán ở mức giá từ 90.000-170.000 đồng/kg tùy loại. Hay như táo mật Trung Quốc cũng đang đổ bộ chợ, được bán với giá từ 30.000-50.000 đồng/kg. 

Dịp này đang mùa lựu nên lựu nhập khẩu từ Trung Quốc xuất hiện khắp các sạp hàng ,từ chợ truyền thống tới chợ mạng, với giá bán từ 35.000-110.000 đồng/kg. Mặt hàng dâu tây Trung Quốc cũng tràn ngập thị trường, tại chợ đầu mối giá chỉ 25.000-30.000 đồng/kg tùy thời điểm, song ở chợ lẻ giá lên tới 60.000-80.000 đồng/kg.

Cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng kiểm tra và phát hiện dâu Trung Quốc có dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép

Thời điểm cuối tháng 7 vừa qua, cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng bắt nhiều lô dâu tây Trung Quốc được vận chuyển về địa phương này để gắn mác “dâu tây Đà Lạt”.

Điều khiến người giật mình là giá dâu tây Trung Quốc nhập vào chỉ 5.000 đồng/kg. Khi cơ quan chức năng mở các thùng xốp ra kiểm tra, dâu tây bên trong vẫn tươi rói như dâu mới hái ngoài vườn dù đã qua 22 ngày.

Sau khi bắt giữ và lấy mẫu đi kiểm nghiệm, kết quả cho thấy mẫu dâu tây xuất xứ Trung Quốc lấy từ lô hàng bị bắt giữ vượt giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm, có 1 hoạt chất thuốc (Abamectin có kết quả 0,063 mg/kg) vượt gấp 3 lần giới hạn cho phép.

Đáng chú ý, ngoài biến trái cây Trung Quốc thành đặc sản Việt Nam, thời gian gần đây dân buôn thường quảng cáo dưới mác “hàng nội địa Trung Quốc” nên được người tiêu dùng chuộng mua hơn. Thậm chí, muộn số mặt hàng muốn mua còn phải đặt trước.

RELATED ARTICLES

Tin mới