Friday, May 17, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiTQ thành nước xuất khẩu vũ khí lớn trên thế giới

TQ thành nước xuất khẩu vũ khí lớn trên thế giới

Xin giới thiệu bài báo với tiêu đề trên của chuyên gia Nga Xergey Kuzmitsky cung cấp một số thông tin tổng thể về xuất khẩu vũ khí của Trung Quốc

Tất nhiên, Trung Quốc vẫn chưa phải là nước đứng đầu thế giới về doanh số bán vũ khí. Vị trí đầu tiên trong bảng xếp hạng này đã bị Mỹ tự tin chiếm giữ.

Nhưng nếu tính theo tốc độ tăng trưởng, thì chính CHND Trung Hoa là nước có tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vũ khí hàng đầu thế giới.

Vị trí của Trung Quốc trong số các nước xuất khẩu vũ khí trên thế giới

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã đứng trong tốp năm những nước bán nhiều vũ khí nhất, cùng với Mỹ, Nga, Pháp và Đức. Trong giai đoạn 2014 – 2018, sản phẩm quân sự của 5 nước này chiếm tới 3/4 tổng lượng vũ khí được sản xuất trên toàn thế giới.

Có những thời điểm Bắc Kinh thậm chí còn đứng ở vị trí cao hơn trong bảng xếp hạng các nhà sản xuất vũ khí. Cụ thể, vào đầu năm nay (2020), Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) công bố là Trung Quốc đã dẫn trước Nga về khối lượng vũ khí xuất khẩu và đứng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ.

Nhà sản xuất vũ khí lớn nhất của Trung Quốc là tập đoàn AVIC chuyên sản xuất máy bay và trang thiết bị điện tử hàng không. Cũng cần phải tính đến công ty NORINCO- nhà sản xuất các phương tiện kỹ thuật quân sự trang bị cho lục quân lớn nhất thế giới.

Ai mua vũ khí Trung Quốc

Những khách hàng mua vũ khí chính của Trung Quốc là các nước khu vực Châu Á- Thái Bình Dương và Trung Đông. Những khu vực này là thị trường tiêu thụ vũ khí chính của Bắc Kinh.

Các nhà nhập khẩu vũ khí Trung Quốc lớn nhất trong số đó- Pakistan và Bangladesh. Hai quốc gia này đang xích lại gần CHND Trung Hoa, chủ yếu là vì có mối quan hệ ác cảm và thậm chí là thù địch với Ấn Độ.

Và tất nhiên, tuy là một trong những nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, nhưng Ấn Độ chưa bao giờ mua bất cứ một thứ vũ khí nào của Trung Quốc. Vì những lý do chính trị, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Australia về cơ bản cũng không mua vũ khí từ CHND Trung Hoa.

Bắc Kinh không bị ràng buộc bởi bất kỳ hạn chế nào trong việc lựa chọn đối tác mua bán vũ khí, bởi vì Trung Quốc không ký một thỏa thuận nào cấm nước này cung cấp vũ khí cho bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Vì vậy, theo truyền thống, những khách hàng của ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc là những quốc gia mà các nước xuất khẩu vũ khí khác trên thế giới không muốn dây dưa hoặc không có quyền bán vũ khí cho nước đó. Ví dụ cụ thể, đó là Triều Tiên và Iran.

Từ những năm 1980, khi chiến tranh Iran-Iraq đang diễn ra, Trung Quốc bán vũ khí cho cả hai bên đang đánh nhau. Và nữa, Trung Quốc bắt đầu hợp tác quân sự với Pakistan, khi nước này bị áp đặt các lệnh trừng phạt quốc tế do thiết kế- chế tạo vũ khí hạt nhân.

Ngoài ra, vũ khí mang nhãn hiệu “Made in China” được mua bởi những nước nghèo- những nước này ưa thích vũ khí Trung Quốc hơn các mẫu tương tự của Phương Tây vì giá rẻ.

Tất nhiên, nhiều loại vũ khí từ Trung Quốc có chất lượng kém xa các đối thủ từ những quốc gia khác, nhưng chúng cũng có những lợi thế nhất định riêng. Thứ nhất, giá vũ khí Trung Quốc tương đối mềm.

Và thứ hai, khi thực hiện các hợp đồng mua bán, Trung Quốc thường “bổ sung” thêm món tiền thưởng, tặng quà lót tay, cách thức thanh toán linh hoạt, có các dịch vụ kèm theo và v.v.

Nói cho đúng thì trong số những nước mua vũ khí từ Trung Quốc, cũng có những quốc gia Ả Rập giàu có ở vùng Vịnh Ba Tư. Như Qatar, UAE, Ả Rập Saudi chẳng hạn. Điều này có nghĩa là, cũng như đối với các mặt hàng dân dụng, không phải cứ cái gì của Trung Quốc cũng đều có chất lượng thấp cả.

Trong những năm gần đây, Bắc Kinh ráo riết quảng bá vũ khí của mình trên thị trường lục địa Châu Phi.

Theo SIPRI, mọi việc đang phát triển thuận lợi với Trung Quốc- đến mức mà hiện nay khoảng một phần ba thị trường vũ khí Châu Phi đã thuộc “sở hữu” của Trung Quốc. Trung Quốc cũng có khách hàng mua vũ khí ở Mỹ Latinh.

RELATED ARTICLES

Tin mới