Trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020, việc Hoa kiều ở Mỹ có cái nhìn thế nào về Tổng thống Trump cũng đã trở thành vấn đề được chú ý rộng rãi, theo bài viết đăng trên Epoch times của tác giả Trần Mân Khi.
Hoa kiều ở Mỹ bày tỏ tình yêu đối với Tổng thống Trump
Người dân New York đã bỏ phiếu sớm vào ngày 24/10, chính thức khởi động cuộc bầu cử Tổng thống năm 2020. Trong cuộc bầu cử này, đường lối của hai đảng và hai ứng cử viên tổng thống đối lập nhau đến mức mang tính quyết định Hoa Kỳ sẽ kiên trì với chủ nghĩa tư bản truyền thống của mình, hay hướng về chủ nghĩa xã hội? Chính là phải xem cuộc bầu cử lần này.
Trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2016 đã xuất hiện một hiện tượng, rất nhiều người nhập cư mới từ Trung Quốc đại lục, đặc biệt là các nhóm phần tử tri thức đang học tập tại Mỹ, đã giương cao ngọn cờ ủng hộ rõ ràng đối với ứng cử viên Donald Trump. Trong 4 năm kể từ khi Tổng thống Trump nhậm chức, ông đã phát động cuộc chiến thương mại với Trung Quốc. Năm nay, ông còn gọi thẳng Covid-19 là “virus Trung Quốc”. Người Hoa ở Mỹ nhìn nhận Tổng thống Trump thế nào cũng đã trở thành vấn đề được chú ý rộng rãi.
Trong cuộc bầu cử lần này, nhiều Hoa kiều vẫn đứng về phía Tổng thống Trump với lập trường rõ ràng, nhiều người trong số họ là thế hệ người Trung Quốc đầu tiên đến Hoa Kỳ cách đây 30-40 năm về trước. Về vấn đề này, ông Trương Quân (Zhang Jun), chủ tịch Hội đồng hương ở khu phố Tàu New York, và ông Thái Khả Phong (Cai Kefeng), cựu chủ tịch Hiệp hội Cây Bút của hội nhà văn Hoa kiều, đã chia sẻ cách nhìn của họ về vấn đề này.
Hai ông nói rằng các giá trị truyền thống của người Hoa, ký ức đau thương về xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc, cho đến bản chất “nói một đằng, làm một nẻo” của Đảng Dân chủ, lời nói hành động của phe cánh tả cực đoan ở Hoa Kỳ, v.v., tất cả đều là những nguyên nhân khiến họ trở thành “những người hâm mộ kiên định đối với Tổng thống Trump”.
Chính sách của đảng Dân chủ đã tàn phá nước Mỹ
Trương Quân, chủ tịch Hội đồng hương cho biết, ông đã nhập quốc tịch Mỹ được 30-40 năm. Trước đây, ông khá thờ ơ với các cuộc bầu cử, chỉ vùi đầu vào công việc. Ông nói: “Ai làm Tổng thống cũng không liên quan gì đến tôi cả. Trong hơn mười năm trở lại đây, tôi mới bắt đầu có hiểu biết sâu sắc hơn về nước Mỹ, quan tâm đến định hướng tương lai và hiểu được sự vĩ đại của nước Mỹ”.
New York đã trở thành kho phiếu bầu của Đảng Dân chủ, nơi liên quan đến chính sách phúc lợi của nước này và thu hút được nhiều phiếu bầu.Tuy nhiên, một sự kiện ở khu phố Tàu đã thật sự khiến ông phải suy nghĩ.
Năm 1979, Hoa Kỳ và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao. Năm 1980, ứng viên đảng Dân chủ Jimmy Carter đã đứng ra tranh cử ngôi vị tổng thống. Ông ấy thậm chí còn đến nhà hàng Silver Palace ở khu phố Tàu để vận động phiếu bầu. Ở khu phố Tàu, ngoài ông ấy ra thì chưa từng thấy vị tổng thống nào khác từng đến đây kêu gọi phiếu bầu.
Nhưng trong thời gian ông Jimmy Carter nhậm chức Tổng thống, nhiều ngân hàng khu phố người Hoa ở Bowery đã bị phá sản vì chính sách lãi suất cao của ông ta và vấn nạn lạm phát. Sau khi Jimmy Carter thua trong chiến dịch tranh cử vào tay ứng viên Ronald Reagan của Đảng Cộng hòa trong nhiệm kỳ kế tiếp, Tổng thống Ronald Reagan đã giảm lãi suất từ 18% xuống còn 12%, rồi xuống dưới 10%. Với chi phí chi phí cho vay thấp hơn, nền kinh tế Mỹ đã dần phục hồi.
Ông Trương cho biết từ sau lần đó, ông bắt đầu hòa nhập dần vào xã hội và quan tâm đến chính trị, phát hiện ra rằng “Đảng Dân chủ trên danh nghĩa là lên tiếng cho những người nghèo, thực chất là cướp của người giàu chia cho người nghèo, để người nghèo không cần làm việc cũng có được khoản hỗ trợ. Vì vậy, thâm hụt ở Mỹ ngày càng tăng. Đây đều là do chính phủ gây ra. Tầng lớp trung lưu đã trở thành tầng lớp nhân bánh kẹp [càng ngày càng nhỏ]”.
Ông nói rằng, bản thân ông cũng đã trải qua chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, và ông thấy cái gọi là “chủ nghĩa bình quân” chính là một nồi cơm lớn. Ông cho biết, “Thời đó thịnh hành một câu nói gọi là ‘làm cũng ba mươi sáu, không làm cũng ba mươi sáu’, ý là nói dù bạn có làm hay không, dù có chăm chỉ hay không thì lương tháng cũng đều 36 Nhân dân tệ. Như vậy làm sao có thể phát triển đây? Nếu chủ nghĩa xã hội tốt thế, tại sao chúng tôi phải chịu đủ mọi khổ sở để đến Mỹ làm gì?”.
Thật không ngờ, thời gian chuyển dời đến năm 2020, những người Mỹ bình thường ngày càng cảm thấy bất mãn với việc phân chia tài sản rất bất bình đẳng. Chính sách xã hội chủ nghĩa do Bernie Sanders, thành viên của đảng Dân chủ ủng hộ đã trở thành cách thức duy nhất để giải quyết các vấn đề thực tế ở nhiều người dân Mỹ.
Bernie Sanders tuyên bố rằng chủ nghĩa xã hội của ông “không giống với chủ nghĩa xã hội của Venezuela và Cuba.
Ông Trương Quân mỉa mai điều này, “Họ chưa từng nếm trải cảm giác đói khổ, những người ăn bò bít tết hàng ngày sao biết được giá trị cốt lõi của chủ nghĩa xã hội là gì? Chính những học thuyết dối trá hèn hạ này đang lừa bịp người dân, tàn phá đất nước. Ông ta sao biết được nỗi khổ khi trong nồi không có lấy một hạt gạo! Chủ nghĩa xã hội chính là dâng toàn bộ tài sản mà bạn vất vả tạo ra cho một số ít những người lãnh đạo để họ mang chúng đi phân phối cho những người nghèo. Đừng để bản thân bị lừa dối bởi cây gậy chính trị ”.
Ông Trương Quân nói rằng, thời gian 8 năm làm tổng thống của ông Obama “không làm được gì cả, và ông Biden – người giữ chức phó Tổng thống cũng khó thoái thác trách nhiệm”. Trong khi đó, Tổng thống Trump “đã đạt được những thành tựu vượt trội về kinh tế, quân sự, ngoại giao và sinh kế cho người dân” trong suốt nhiệm kỳ 4 năm của mình, nên ông ủng hộ việc Tổng thống Trump tái đắc cử.
Virus tư tưởng đáng sợ hơn cả dịch bệnh
Ông Thái Khả Phong, cựu chủ tịch Hiệp hội Cây Bút của hội nhà văn Hoa kiều cho biết, khi ông đến Mỹ 40 năm trước, đúng lúc gặp phải đợt tranh cử Tổng thống của ứng cử viên Ronald Reagan, khi đó nghe nói “Đảng Dân chủ là nghĩ cho người nghèo, Đảng Cộng hòa là nghĩ cho người giàu”. Ông lập tức nghĩ ngay đến câu nói “Mưu cầu hạnh phúc cho người dân của ĐCSTQ”. Ông nói, “Lối nói này thấy sao mà giống nhau quá. Bởi ở Trung Quốc, tôi đã bị ĐCSTQ dối gạt một lần, vậy nên tôi lập tức cảm thấy hoài nghi”.
Ông Thái Khả Phong kể rằng, thời niên thiếu khi còn ở Trung Quốc, tư tưởng của ông từng một lần nghiêng về phe tạo phản, tức là phe tiêu diệt “những người nắm quyền theo con đường chủ nghĩa tư bản”. Lúc đó, phe tạo phản và phe bảo thủ cùng hô vang một khẩu hiệu công kích đối phương, nhưng ông cảm thấy không có ý nghĩa gì, liền làm phái tiêu dao đứng ngoài hờ hững quan sát, và do đó có được tư duy lý trí mà “phe tạo phản” không có được.
Khi Tổng thống Richard Nixon đến thăm Trung Quốc năm 1972, ông đã so sánh bài phát biểu của Tổng thống Nixon với bài phát biểu dài hơn 10.000 chữ của Chu Ân Lai, và nhận thấy rằng “bài phát biểu của Nixon hay hơn của Chu Ân Lai, và chúng tôi cảm thấy rằng chúng tôi đã thua về mặt tư tưởng”.
Do trong nước Trung Quốc đã thực hiện hàng loạt chính sách “Cánh tả”, cộng với 10 năm “Đại Cách mạng Văn hóa”, tỉnh Quảng Đông đã liên tiếp xảy ra các vụ vượt biên trốn sang Hồng Kông và Macao. Ông Thái Khả Phong nói, những người bỏ trốn sang Hồng Kông được gán cho biệt danh là những người “bỏ phiếu bằng chân”. Mọi người đều hâm mộ những người vượt biên thành công khi ấy.
Ông Thái Khả Phong nói: “Bây giờ nhìn thấy người Mỹ đang tự lừa dối chính mình, điều này cho thấy người Mỹ vốn không nhìn thấu bản chất của chủ nghĩa xã hội”.
Ông nói rằng, Hoa Kỳ cho rằng sự phát triển kinh tế của Trung Quốc sẽ mang đến dân chủ và tự do. Hoa Kỳ đã nhầm. Khi đại dịch bùng phát vào đầu năm nay, Tổng thống Trump đã chặn đứng các chuyến bay của Trung Quốc và đưa người Mỹ trở về. Tuy nhiên, Đảng Cộng hòa đã mắc sai lầm khi không biết ĐCSTQ xấu xa đến thế nào. Trong tình huống bản thân ĐCSTQ phong tỏa thành phố Vũ Hán, không cho các chuyến bay ra khu vực bên ngoài, nhưng nó lại mở cửa để hơn 40.000 người tự do bay đến Châu Âu và khắp thế giới, kết quả đã khiến nước Mỹ trả giá bằng 200.000 sinh mạng.
“Vậy nên, chúng ta cần phải rút ra bài học từ vụ việc này. Căn nguyên của virus chính là ĐCSTQ và hình thái ý thức tà ác của nó, virus tư tưởng còn đáng sợ hơn cả dịch bệnh”, ông nói.