Friday, May 17, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiBộ Tứ hay là “liên minh chống TQ”?

Bộ Tứ hay là “liên minh chống TQ”?

“Bộ tứ kim cương” bao gồm 4 nước Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia ngày càng tỏ rõ thái độ cứng rắn với Trung Quốc. Hồi tháng 10, Ngoại trưởng 4 nước nhóm họp tại Tokyo để thảo luận về việc tăng cường hợp tác tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Và chỉ hai tuần sau đó, Ấn Độ thông báo, Australia một lần nữa đồng ý tham gia cuộc tập trận chung Malabar.

Hôm 3/11, Australia đã tham gia cuộc tập trận hải quân chung tại Vịnh Bengal cùng với các thành viên nhóm Bộ Tứ. Cuộc tập trận này diễn ra trong 3 ngày ở ngoài khơi biển cực Nam của Ấn Độ. Nhà cầm quyền Bắc Kinh cho rằng Bộ Tứ là liên minh không chính thức, đó chẳng qua chỉ là một “liên minh chống Trung Quốc” (!).

Điểm nổi bật của cuộc tập trận này là có nhiều khí tài quân sự tối tân. Đặc biệt, có tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường USS John S.McCain của Mỹ; tàu hộ tống tầm xa Ballarat của Hải quân Hoàng gia Australia; tàu khu trục Onami của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản.

Điều khiến cho Bắc Kinh “ngứa mắt” nhất là Australia đã quay ngoắt lại những hành động “hợp tác, hữu nghị” của Trung Quốc và bán mình cho quỷ (ý nói tham gia liên minh với ba nước kia). Lập tức Bắc Kinh đã trả đũa bằng cách, công bố kế hoạch cấm nhập khẩu nhiều mặt hàng nông sản và khoáng sản của Australia. Hiện tại, đang chuẩn bị để đưa lúa mì vào danh sách các mặt hàng cấm nhập khẩu từ Australia.  

Theo nhận xét của ông Yogesh Joshi – nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Nam Á thuộc Đại học Quốc gia Singapore: Cuộc tập trận Malabar là tín hiệu Ấn Độ cảnh báo Trung Quốc trong bối cảnh biên giới giữa hai nước tiếp tục gia tăng căng thẳng. Cụ thể là, tình trạng bế tắc tại khu vực biên giới tranh chấp trên dãy Himalaya và một số vấn đề khác giữa hai nước vốn lâu nay cơm không lành, canh chẳng ngọt. Australia tham gia tập trận chính là một thông điệp cứng rắn.

Dịp này, Ấn Độ mời Austraylia tham gia cuộc tập trận Malabar thể hiện quyết tâm rát cao của Bộ Tứ, đối phó với những âm mưu bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, trong khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương và trên thế giới.
 
Hơn thế, cuộc tập trận chung nào giữa Ấn Độ và Mỹ ở Ấn Độ Dương đều sẽ là sự chuẩn bị về tinh thần và lực lượng cho những hợp tác sắp tới, nhất là về an ninh, quốc phòng. Các cuộc tập trận hải quân quốc tế hướng tới một một đích tăng cường hợp tác, biểu dương lực lượng mới nhất, rũ bỏ những hạn chế, sai lầm trước đây khi tổ chức các cuộc diễn tập quân sự đa phương.

Cần nói thêm rằng, cuộc diễn tập diễn ra vào thời điểm cả bốn nước Bộ Tứ cùng có mối quan hệ ngày càng tệ hại đối với Trung Quốc. Chính quân đội Trung Quốc đã gây nên những bất đồng, chia rẽ sâu sắc này, khi từ biên giới Himalayas đến Biển Đông và biển Hoa Đông, quân đội đang dẫn đầu chiến dịch bành trướng của Bắc Kinh, âm mưu dần dần tạo ra phạm vi ảnh hưởng và kiểm soát rộng lớn.

Trong Sách trắng quốc phòng năm 2020 của Nhật Bản, Tokyo khẳng định: Trung Quốc đã tiếp tục những nỗ lực đơn phương nhằm cưỡng chế thay đổi hiện trạng ở khu vực biển chung quanh quần đảo Senkaku do Nhật Bản quản lý. Nhật Bản đánh giá, Trung Quốc là “mối nguy còn lớn hơn cả Triều Tiên”.

Không chỉ đối phó với bốn nước hiện tại, Trung Quốc lo ngại rằng sắp tới Bộ Tứ sẽ được mở rộng, có thể thêm nhiều nước láng giềng khác. Nếu Bộ Tứ phối hợp với một số nước thành viên ASEAN thì có thể trở thành một đối trọng nặng ký. Khi đó những tham vọng và sức mạnh của Trung Quốc sẽ bị đe dọa nhiều hơn.

Tuy nhiên, để mở rộng Bộ Tứ và liên kết chặt chẽ hơn cần phải được đa phương hóa. Bộ Tứ không chỉ gia tăng triển khai lực lượng hải quân ở khu vực Ấn Độ Dương cũng như Tây Thái Bình Dương mà còn cần có các chiến lược toàn diện về ngoại giao, kinh tế, v.v..

Mới chỉ có bốn nước Bộ Tứ hiện tại đã đủ làm Bắc Kinh đau đầu. Mới chỉ có những cuộc tập trận của bốn nước đã đặt ra rất nhiều vấn đề về tăng cường sức mạnh phòng thủ và tấn công của quân đội Trung Quốc. Nay mai khi Bộ Tứ mở rộng, Trung Quốc sẽ đứng trước một đối thủ lớn hơn rất nhiều. Khi ấy âm mưu độc chiếm Biển Đông sẽ gặp thêm nhiều lực cản.

Những con sóng Biển Đông đang gầm thét, sẵn sàng nhấn chìm những kẻ bành trướng đang cố tình bơi ngược sóng, phớt lờ dư luận, luật pháp quốc tế.

RELATED ARTICLES

Tin mới