Monday, September 16, 2024
Trang chủQuân sựChuyên gia Nhật: TQ dùng khinh khí cầu giám sát Biển Đông

Chuyên gia Nhật: TQ dùng khinh khí cầu giám sát Biển Đông

Theo chuyên gia quân sự Nhật, căn cứ khinh khí cầu mới ở Đại Liên là một phần của hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của nước này, để giám sát khu vực.

Hình ảnh quả bóng khinh khí dài khoảng 50 m trên đường băng ở Đại Liên. (Ảnh: kyodonews)

Năm 2015, nhiều báo cáo cho biết Trung Quốc đang thử nghiệm hệ thống phát hiện tên lửa được triển khai trên các khí cầu. Cho đến nay, Bắc Kinh đã vươn lên dẫn đầu trong lĩnh vực quốc phòng này.

Chuyên gia quân sự Nhật Bản Saburo Tanaka mới đây nói với Kyodo News rằng, Trung Quốc đã “xây dựng căn cứ khinh khí cầu mới ở phía Đông Bắc thành phố cảng Đại Liên, được xem như một phần hệ thống cảnh báo sớm tên lửa của nước này”.

Tanaka sau đó công bố một bức ảnh chụp từ không gian cho thấy hình ảnh một quả bóng khinh khí dài khoảng 50 m trên đường băng ở Đại Liên. Theo chuyên gia quân sự Nhật, căn cứ khinh khí cầu mới trên được thiết kế để giám sát bán đảo Triều Tiên và các cơ sở quân sự của Mỹ ở Nhật Bản.

Trước đó, vào năm 2019, một khí cầu tương tự đã được ghi nhận, được đặt tại một trong những căn cứ quân sự phi pháp của Bắc Kinh trên quần đảo Trường Sa, dùng để giám sát Biển Đông.

Ông Tanaka tin rằng hệ thống mới có thể theo dõi hiệu quả chuyển động của tên lửa ở vị trí thấp. Theo đó, độ cao của khinh khí cầu nằm trong khoảng từ 20 – 100 km. Việc quan sát vùng trời cần được thực hiện nhờ radar và camera hồng ngoại đặt trên khinh khí cầu này.

Không giống như máy bay chiến đấu, khinh khí cầu có thể ở trong bầu khí quyển liên tục. Ở độ cao này, khí cầu có khả năng tàng hình tốt, cũng như có nhiều ưu thế sử dụng so với các vệ tinh nhân tạo đắt đỏ.

Theo tờ Meta-Defense của Pháp, ngày nay khí cầu có thể bay tới các tầng trên của tầng trung lưu. Chúng có phạm vi hoạt động lớn, hoàn toàn tự động và có thể được cung cấp năng lượng bởi các tấm pin mặt trời. Do đó, có thể bay trong vài tuần trên bầu khí quyển.

Tờ báo Pháp cho rằng, tầm quan sát của khinh khí cầu ở độ cao 50 km là vài chục nghìn km vuông. Đồng thời, các phương tiện chiến đấu khác không thể “lẩn trốn” khỏi tầm quan sát này, ngay cả những phương tiện di chuyển ở vị trí thấp, ẩn sau lớp địa hình từ mặt đất và trên biển.

Khinh khí cầu của họ sẽ rất khó bị tiêu diệt. Đó là điều có thể xảy ra với máy bay cảnh báo sớm hoặc radar trên mặt đất, trong trường hợp có xung đột”, Meta-Defense đánh giá việc triển khai hệ thống phát hiện tên lửa mới ở Trung Quốc.

RELATED ARTICLES

Tin mới