Tuesday, May 7, 2024
Trang chủGóc khuất Trung HoaMặt tối của công nghệ nhân diện ở TQ

Mặt tối của công nghệ nhân diện ở TQ

Tập Cận Bình muốn “năng lượng tích cực”, nhưng các nhà phê bình nói rằng loại công cụ giám sát “thiên vị chủng tộc và theo dõi sự tức giận lẫn buồn bã” này nên bị cấm.

Ảnh chụp màn hình youtube/ The Economist.

“Dân thường Trung Quốc không hài lòng về công nghệ này nhưng họ không có lựa chọn nào khác. Nếu cảnh sát nói rằng phải có camera trong khu vực nào đó, thì điều đó có nghĩa là người dân sẽ phải sống chung với nó. Luôn có nhu cầu cho điều này và chúng tôi sẵn sàng đáp ứng”.

Trên là chia sẻ với tờ The Guardian của Chen Wei từ Taigusys, một công ty chuyên về công nghệ nhận diện cảm xúc, một lĩnh vực đánh dấu sự phát triển mới nhất trong thế giới rộng lớn của các hệ thống giám sát đã đóng một phần không nhỏ trong hầu hết mọi khía cạnh của xã hội Trung Quốc.

Các công nghệ nhận diện cảm xúc, trong đó có các biểu hiện trên khuôn mặt, như là tức giận, buồn bã, hạnh phúc và chán nản, cũng như các dữ liệu sinh trắc học khác bị theo dõi – được cho là có thể suy ra cảm xúc của một người dựa trên các đặc điểm như cử động cơ mặt, giọng nói, chuyển động cơ thể và các tín hiệu sinh trắc học khác. Công nghệ nhận diện cảm xúc vượt xa các công nghệ nhận diện khuôn mặt thông thường.

Nhưng tương tự như nhận diện khuôn mặt, nó liên quan đến việc thu thập hàng loạt dữ liệu cá nhân nhạy cảm để theo dõi, giám sát và lập hồ sơ người dân và sử dụng máy học để phân tích biểu cảm và các manh mối khác.

Ngành công nghiệp này đang bùng nổ ở Trung Quốc, ít nhất là kể từ năm 2012, các nhân vật bao gồm Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh việc tạo ra một “luồng năng lượng tích cực” như một phần trong chiến dịch ý thức hệ nhằm khuyến khích một số loại biểu hiện cảm xúc (VD: vui vẻ) và hạn chế những loại biểu hiện khác (VD: đau buồn).

Các nhà phê bình cho rằng công nghệ nhận diện cảm xúc này dựa trên một lĩnh vực giả khoa học về khuôn mẫu và ngày càng nhiều các nhà nghiên cứu, luật sư và các nhà hoạt động nhân quyền tin rằng việc áp dụng loại công nghệ này đang xâm hại nghiêm trong quyền con người, quyền riêng tư và tự do ngôn luận. Với dự báo ngành công nghiệp toàn cầu sẽ tăng giá trị lên gần 36 tỷ đô-la vào năm 2023, tức tăng trưởng gần 30% một năm, các nhóm nhân quyền cho rằng cần phải có hành động ngay lập tức.

Trụ sở chính của Taigusys nằm khuất sau một vài tòa nhà văn phòng thấp tầng ở Thâm Quyến. Du khách được chào đón ở ngưỡng cửa bởi một loạt máy camera chụp lại hình ảnh của họ trên một màn hình lớn hiển thị nhiệt độ cơ thể, cùng với ước tính tuổi và các số liệu thống kê khác. Chen, tổng giám đốc công ty, cho biết hệ thống camera lắp đặt ở ngưỡng cửa là sản phẩm bán chạy nhất của công ty vào thời điểm hiện tại vì nhu cầu cao trong bối cảnh đại dịch virus corona.

Chen ca ngợi nhận diện cảm xúc là một cách để dự đoán hành vi nguy hiểm của tù nhân, phát hiện tội phạm tiềm ẩn tại các trạm kiểm soát của cảnh sát, các học sinh có vấn đề trong trường học và người già bị sa sút trí tuệ trong trại dưỡng lão.

Hệ thống Taigusy được lắp đặt tại khoảng 300 nhà tù, trung tâm giam giữ và các cơ sở còn lại trên khắp Trung Quốc và được kết nối với 60.000 camera.

Bên cạnh các nhà tù và trạm kiểm soát của cảnh sát, Taigusy đã triển khai hệ thống của mình tại các trường học để giám sát giáo viên, học sinh và nhân viên, tại các nhà dưỡng lão, để phát hiện những thay đổi trong trạng thái cảm xúc của cư dân, ngoài ra còn lắp đặt trong các trung tâm mua sắm và bãi đỗ xe.

Mặc dù việc sử dụng công nghệ nhận diện cảm xúc trong các trường học ở Trung Quốc đã gây ra một số chỉ trích, nhưng có rất ít cuộc thảo luận về việc sử dụng hệ thống này đối với công dân.

RELATED ARTICLES

Tin mới