Monday, December 23, 2024
Trang chủGóc khuất Trung Hoa6 triệu công nhân ngành than TQ sống ra sao

6 triệu công nhân ngành than TQ sống ra sao

Những người công nhân nhập cư hứng chịu bệnh phổi đen sống chỉ với mức thu nhập trung bình 393 NDT/tháng (61 USD) trong năm ngoái, khiến cuộc sống trở nên cực kỳ chật vật

Những công nhân “phổi đen” ở Trung Quốc có mức thu nhập tháng thê thảm

Chứng bệnh ho dị ứng do hít phải quá nhiều bụi gây nên bởi tiếp xúc lâu ngày với bụi bẩn trong môi trường làm việc, và thường xuất hiện nhiều trong giới lao động hầm mỏ. Đây là cũng là căn bệnh liên quan tới công việc thường thấy nhất ở Trung Quốc; theo dữ liệu của chính phủ nước này.

Khoảng 6 triệu lao động nhập cư ở Trung Quốc hiện đang phải vật lộn với căn bệnh này; theo ước tính của “Love Save Pneumoconiosis”, tổ chức phi chính phủ ở Trung Quốc được thành lập bởi nhà báo điều tra Wang Keqin vào năm 2011.

Những vấn đề mà các lao động nhập cư có lá phổi đen đang phải đối mặt cũng sẽ là một chủ đề được đem ra thảo luận bởi các giới chức cấp cao và các cố vấn hàng đầu của Trung Quốc trong kỳ họp quan trọng bậc nhất được gọi là “Lưỡng Hội” bắt đầu từ hôm 5/3 ở Bắc Kinh.

Đặc biệt, sẽ có nhiều cuộc thảo luận về những khó khăn mà công nhân “phổi đen” đang phải đối diện, như vấn đề chi phí thuốc men và bảo hiểm thương tật trong lao động.

“Theo quan điểm của các bác sĩ chuyên khoa hô hấp, chẩn đoán căn bệnh này không có gì là khó khăn cả. Không có vấn đề gì trong việc chẩn đoán bệnh ho dị ứng do hít nhiều khói bụi dựa trên lịch sử làm việc trong môi trường đầy bụi của bệnh nhân” – Chen Jingyu, một bác sĩ và là đại biểu trong cuộc họp Lưỡng Hội, nói.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, giới công nhân nhập cư càng hứng chịu thêm khó khăn về mặt thu nhập nếu so sách với các nhóm người có thu nhập khác, nhưng chính những người công nhân “phổi đen” mới là người trải qua sự khó khăn lớn nhất về mặt tài chính; theo nghiên cứu mới nhất được tổ chức “Love Save Pneumoconosis” thực hiện với 600 công nhân mắc căn bệnh này ở 7 tỉnh của Trung Quốc.

Năm ngoái, các hộ gia đình công nhân “phổi đen” phải sống với mức thu nhập tháng trung bình là 393 NDT, giảm 16% so với năm trước đó; theo nghiên cứu, trong đó có 3% trong số họ không có thu nhập trong năm ngoái.

Đó là con số nhập thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình của lao động nhập cư trong các ngành khác – tăng lên tới 4.072 NDT (630 USD) trong năm ngoái, tăng 2,8% nếu so với năm trước đó; theo dữ liệu của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS).

Nghiên cứu mới cho thấy hơn 80% số hộ gia đình công nhân “phổi đen” không đủ tiền để đáp ứng nhu cầu cuộc sống trong năm ngoái, tăng mạnh so với 64% trong năm 2019. Tính trung bình, khoản nợ của các hộ gia đình này tăng lên gần gấp đôi so với khoản tiền tiết kiệm của họ.

Gần 1/3 tống số tiền mà họ chi tiêu đều đổ vào hóa đơn thuốc, nhưng chỉ một phần nhỏ được nhận lại tiền thông qua bảo hiểm thương tật trong công việc và bảo hiểm y tế.

Dưới 30% số công nhân “phổi đen” được bao phủ bởi chương trình bảo hiểm thương tật trong năm 2019; theo dữ liệu chính phủ, trong khi tổ chức phi chính phủ nêu trên ước tính chỉ 3,5% số công nhân này có bảo hiểm thương tật.

Một trong những vấn đề lớn nhất mà nhóm công nhân này gặp phải khi được chứng nhận bệnh ho dị ứng của họ là thương tật do công việc chính là họ cần phải cung cấp hợp đồng lao động của mình. Trong khi theo nghiên cứu mới, 3/4 tổng số công nhân nhóm này không ký hợp đồng lao động và dưới 20% cung cấp được bằng chứng chứng minh rằng họ đã được thuê làm việc.

Trong một trường hợp được rất nhiều người biết đến trong năm 2009, một nhân công nhập cư đến từ tỉnh Hà Nam đã phải đi phẩu thuật mở toang vùng ngực của mình để chứng minh rằng phổi của ông bị đen.

Mặc dù các công nhân nhập cư đã chuyển từ những ngành công nghiệp sang ngành dịch vụ trong những năm gần đây, nhưng khoảng 46% trong số họ vẫn ở trong ngành xây dựng và sản xuất trong năm 2019; theo dữ liệu của NBS.

Số lượng nhân công nhập cư ở Trung Quốc đã giảm xuống còn 285 triệu vào thời điểm cuối năm 2020, giảm 1,8% so với năm trước đó, một phần là do những hạn chế di chuyển do đại dịch COVID-19; theo dữ liệu chính thức. Số lượng lao động thường xuyên di chuyển để làm việc đã giảm 2,7% trong năm ngoái.

RELATED ARTICLES

Tin mới