Friday, November 15, 2024
Trang chủGóc khuất Trung HoaTổng thống Philippines khen vắc xin TQ nhưng không… dám tiêm

Tổng thống Philippines khen vắc xin TQ nhưng không… dám tiêm

Những tranh cãi xoay quanh giá và độ an toàn của vaccine ở Philippines sẽ khiến Bắc Kinh khó có thể tuyên bố một chiến thắng về “ngoại giao vaccine”.

Tổng thống và Bộ trưởng Y tế đều từ chối tiêm

Trung Quốc gần đây đã cung cấp khoảng 600.000 liều vaccine do hãng dược phẩm trong nước Sinovac Bioetech phát triển, trong đó những người trên tuyến đầu chống dịch sẽ là những đối tượng được ưu tiên. Việc triển khai chương trình tiêm chủng diễn ra trong bối cảnh Philippin đang đối mặt với tình trạng dịch bệnh bùng phát nghiêm trọng nhất trong khu vực, cùng với đó là sự suy thoái kinh tế do tình trạng phong toả kéo dài.

Các quan chức cấp cao của Philippin, bao gồm người đứng đầu Lực lượng Đặc trách chống Covid-19 của chính phủ, ông Czar Carlito Galvez Jr, sẽ là những người nằm trong danh sách được tiêm chủng đầu tiên, nỗ lực nhằm trấn an dư luận về mức độ an toàn và hiệu quả của vaccine.

Cùng với đó là các chuyên gia y tế cao cấp, bao gồm Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Philippin Gerardo Legaspi, Tổng giám đốc Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Eric Domingo, và Giám đốc Viện Công nghệ Sinh học Edsel Salvana.

Tuy nhiên, vẫn còn đó những nghi ngờ lớn xoay quanh vấn đề an toàn và hiệu quả của vaccine Trung Quốc, chưa kể những cáo buộc về tham nhũng quy mô lớn và việc tăng giá quá mức vaccine, điều vốn đã làm dấy lên sự phản đối từ dư luận đối với quá trình tiêm chủng.

Những lo lắng này tiếp tục được nhân lên sau khi Bộ trưởng Y tế Philippin Francisco Duque III cũng như Tổng thống Rodrigo Duterte từ chối tiêm vaccine với lý do cần cân nhắc thêm về sự phù hợp đối với độ tuổi.

Trong nhiều tháng qua, chính quyền của ông Duterte đã đối mặt với sức ép lớn khi đã không thành công trong việc tiếp cận các nguồn cung vaccine. Vào năm ngoái, ông Duterte đã bỏ qua cơ hội đạt được thoả thuận mua hàng triệu liều vaccine từ các hãng dược phẩm phương Tây, đồng thời đặt lòng tin vào các nguồn vaccine được hỗ trợ từ Nga và Trung Quốc.

“Tôi đã đưa ra đề xuất đối với Chủ tịch Tập Cận Bình rằng nếu họ có vaccine, liệu Philippin có thể là một trong những quốc gia đầu tiên nhận được vaccine? Hoặc nếu cần thiết, nếu chúng ta phải mua, thì Trung Quốc có thể hỗ trợ tín dụng để cuộc sống có thể sớm trở lại bình thường”, ông Duterte phát biểu trước người dân vào giữa năm 2020, trong khi liên tiếp từ chối các đề xuất từ những công ty dược phẩm phương tây.

Bắc Kinh sau đó đã phản ứng một cách tích cực, khi người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân nhận định:”Chúng tôi sẵn sàng ưu tiên cung cấp vaccine cho quốc gia láng giềng thân thiện Philippines”.

Thực tế, các quốc gia châu Phi từ Zimbabwe đến Senegal đã thành công trong việc nhận được vaccine trước cả quốc gia Đông Nam Á. Điều này khiến một bộ phận người dân Philippines coi điều này phản ánh việc Philippines đứng ở vị trí thứ yếu trong chiến lược của Bắc Kinh.

Bên cạnh việc nguồn cung vaccine bị trì hoãn trong nhiều tháng, mối lo lắng lớn hiện nay là chi phí và độ an toàn của các vaccine Trung Quốc. Vào đầu tháng 1, dư luận Philippines đã bày tỏ sự bức xúc trước cáo buộc về mức giá đắt đỏ của vaccine Trung Quốc, được dự báo sẽ lên tới 16,8 tỷ Peso, tương đương 350 triệu USD.

Tranh cãi về giá và độ an toàn

Trước thông tin này, Thượng viện Philippines đã triển khai một cuộc điều tra kéo dài nhiều ngày. Trong một bài phát biểu sau đó, Thượng nghị sĩ Panfilo Lacson đã cảnh báo về nguy cơ tham nhũng lớn khi thiếu vắng sự các cơ chế giám sát về quy trình mua sắm vaccine.

“Một lần nữa, đang có các dấu hiệu về tăng giá vaccine”, ông nói, đồng thời tiết lộ các dữ liệu ban đầu từ Bộ Y tế Philippines cho thấy 2 liều vaccine của Sinovac có mức giá lên tới 3.629 Peso (38 USD), cao gấp nhiều lần giá vaccine từ các hãng dược phẩm khác.

“Hãy tưởng tượng, nếu vấn đề này không được làm rõ tại Thượng viện, và giả sử với thoả thuận mức giá 38 USD cho 2 liều vaccine Sinovac, cao hơn mức 5 USD tại Thái Lan, sự khác biệt đối với khoảng 25 triệu liều sẽ là 350 triệu USD”, ông nói. Sau đó, giá vaccine đã giảm tới 60% xuống khoảng 650 Peso, hay 14 USD/liều, sau các cuộc đàm phán giữa hai bên.

Người phát ngôn của Tổng thống, Harry Roque, sau đó cho biết giá vacicne Trung Quốc chủ yếu đến từ các vấn đề địa chính trị, thay vì các yếu tố thị trường.

Vaccine của Trung Quốc không chỉ bị vướng vào các cáo buộc tham nhũng. Trước đó, các chuyên gia cao cấp như Anthony Leachon, cựu chuyên gia tư vấn thuộc Lực lượng Đặc trách chống Covid-19 của chính phủ, đã nhận mạnh những lo ngại về vấn đề an toàn của vaccine.

“Tôi mong muốn tính tới các phương án khác thay vì vaccine của Trung Quốc, ví như Moderna, Pfizer, Oxford, AstraZeneca”, một chuyên gia y tế hàng đầu của Philipines nhận định sau tuyên bố của ông Duterte cho thấy xu hướng ưu tiên vaccine Trung Quốc.

“Trung Quốc không phải là quốc gia hình mẫu khi nghĩ tới các sản phẩm có chất lượng, mà đó là Mỹ, EU, Canada và Úc. Do đó, nhiều phương án sẽ là lý tưởng”, Leachon nói, người cũng từng làm việc với vị trí giám đốc y tế tại Pfizer Philippines trong 16 năm.

Người dân Philippin cũng lo ngại về tính an toàn của vaccine Trung Quốc, khi các nghiên cứu chỉ ra mức độ hiệu quả của vaccine Sinovac đã giảm xuống 50% tại một số hoạt động thử nghiệm lâm sàng ở Brazil, trong khi đó tại Indonesia là 65%, thấp hơn nhiều mức độ hiệu quả lên tới 90% ở nhiều hãng dược phẩm khác như Pfizer.

Một khảo sát mới nhất cho thấy có tới 46% người trưởng thành tại Philippines không sẵn sàng sử dụng vaccine, trong khi con số còn lưỡng lự là 35%, cho thấy sự thiếu tin tưởng của người dân vào mức độ an toàn và hiệu quả của các vaccine hiện có tại Philippin.

Trong bối cảnh nguồn cung vaccine trở nên thiếu thống, các vấn đề về tham nhũng và yếu tố bất định từ chính quyền, Economist Intelligence Unit dự báo Philippines sẽ là một trong số những quốc gia cuối cùng có thể tạo dựng miễn dịch cộng đồng, điều đòi hỏi phải tiêm vaccine cho ít nhất 70% dân số tại một nước.

RELATED ARTICLES

Tin mới