Sunday, May 5, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiCứu doanh nghiệp như cứu người bệnh

Cứu doanh nghiệp như cứu người bệnh

Tại Quốc hội Việt Nam ngày 22/7, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, tình hình kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, nên cần phải duy trì và phục hồi các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo việc làm cho người lao động, thực hiện phương châm “cứu doanh nghiệp như cứu người bệnh”.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh

Trong bài đánh giá thẩm tra kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2021, chủ nhiệm Ủy ban kinh tế đề nghị sắp xếp hiệu quả chính sách hỗ trợ người dân, người lao động chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19.

Ông Thanh chia sẻ, “Duy trì và phục hồi hoạt động doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, tạo việc làm cho người lao động; thực hiện đúng với phương châm “cứu doanh nghiệp như cứu người bệnh” để hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp, sẵn sàng chuẩn bị cho giai đoạn hậu Covid-19. Phát huy vai trò các quỹ về hỗ trợ, bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Nghiên cứu chính sách phù hợp cho mô hình hộ kinh doanh; thúc đẩy sự phát triển, nâng cao năng lực, hiệu quả của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã. Chú trọng các giải pháp để tiếp tục giảm chi phí đầu vào cho doanh nghiệp”. Ngoài ra cần chủ động xây dựng phương án, chẩn bị cho mọi tình huống có thể xảy ra.

Ủy ban kinh tế đề nghị xác minh ổn định kinh tế vĩ mô là rất quan trọng nhưng cần phải ưu tiên kiểm soát dịch bệnh, kiên trì thực hiện thắng lợi nhưng phải phù hợp với tình hình thực tế và khu vực.

Lãnh đạo Ủy ban kinh tế cho rằng phải tiếp tục thực hiện tốt chiến dịch tiêm chủng, huy động mọi nguồn lực, phát triển quỹ vaccine, đa dạng hóa nguồn cung  và tổ chức tốt việc tiêm vaccine cho người dân, đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu vaccine trong nước…

Hơn nữa, cần phải lưu ý đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm, thúc đẩy tiêu thụ, xuất khẩu nông sản. Chuẩn bị sẵn sàng phục hồi một số ngành như; công nghiệp, dịch vụ quan trọng, đảm bảo nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh, cung ứng, duy trì chuỗi sản xuất.

Cần khẩn trương đưa ra các biện pháp điều hành sản xuất nhập khẩu hợp lý, thúc đẩy, tăng năng lực sản xuất thép thành phẩm trong nước và các nguyên vật liệu cần thiết trong sản xuất; tăng cường kiểm tra, điều hành để bảo đảm cung – cầu hàng hóa thiết yếu, ổn định giá cả thị trường; xử lý nghiêm các hành vi đầu cơ, găm hàng, tích trữ.

Theo chủ nhiệm Ủy ban kinh tế đề nghị thực hiện tốt công tác quản lý, điều hành chi ngân sách nghiêm ngặt, thận trọng với các yếu tố tăng, giảm số thu ngân sách nhà nước, có phương án điều hành thu chi ngân sách kịp thời. Nghiêm túc thực hiện tiết kiệm chống lãng phí.

Bên cạnh đó, phải kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc trong việc mua sắm công như; vaccine, trang thiết bị y tế phòng chống dịch bện Covid-19; có biện pháp nghiêm về luật quản lý thuế, chống thất thu, lạm phát, nuôi dưỡng nguồn thu, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp phát triển.

Ủy ban kinh tế cũng đề nghị kiểm soát chặt chẽ thông tin trên mạng xã hội, tránh gây hoang mang trong dư luận. Dịch Covid-19 tiếp tục có những diễn biến khó lường mỗi địa phương cần có kế hoạch dạy học, bồi dưỡng kiến thức phù hợp.

“Chú trọng đầu tư cho hệ thống y tế, đặc biệt là tuyến cơ sở, củng cố hệ thống y tế công cộng, y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe người dân; biểu dương, khen thưởng và có chính sách hỗ trợ, động viên kịp thời đội ngũ, nhân viên trong ngành y tế, các lực lượng tuyến đầu tham gia phòng, chống dịch bệnh. Khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng”, ông Thanh nhấn mạnh.

Hiện nay, các ngân hàng thương mại đồng loạt thông báo giảm lãi vay giúp doanh nghiệp tiếp cận vay lãi xuất ưu đãi tạo tiền đề cho doanh nghệp phục hồi và phát triển.

RELATED ARTICLES

Tin mới