Thursday, May 9, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiNhiều băn khoăn về việc đầu tư 8.168 tỷ đồng mở rộng...

Nhiều băn khoăn về việc đầu tư 8.168 tỷ đồng mở rộng tuyến Hoà Lạc – Hoà Bình

Bộ Tài chính xác nhận kiến nghị mua lại dự án BOT Hòa Lạc – Hòa Bình để mở rộng quy mô 6 làn xe theo phương thức PPP chưa có cơ sở.

 

 Bộ này đã có công văn gửi Văn phòng Chính phủ về việc giao cho địa phương đầu tư mở rộng đường Hòa Lạc- Hòa Bình theo phương thức PPP có sử dụng ngân sách nhà nước. Bộ Tài chính cho rằng, Dự án trong giai đoạn 1 không thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương mà quyền quản lý của Bộ Giao thông Vận tải đi vào khai thác, vận hành từ tháng 10 năm 2018.

Theo đó, Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình đề xuất Thủ tướng Chính phủ đồng ý chuyển cho địa phương là cơ quan có thẩm quyền đối với dự án giai đoạn 1 tạo điều kiện thuận lợi và thống nhất đầu mối là cơ quan có thẩm quyền khi dự án mở rộng được triển khai.

Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền từ Bộ Giao thông Vận tải về tỉnh Hòa Bình sẽ phải điều chỉnh lại chủ thể hợp đồng BOT dự án trong giai đoạn 1 được ký giữa Bộ Giao thông Vận tải và nhà đầu tư. Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14 (Luật PPP), việc sửa đổi hợp đồng dự án PPP phải quy định trong hợp đồng và được các bên xem xét trong trường hợp điều chỉnh một trong các bên ký kết hợp đồng.  

Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị Thủ tướng giao Bộ GTVT phối hợp với nhà đầu tư và các đơn vị liên quan căn cứ theo quy định của hợp đồng dự án và quy định của Luật PPP, phải có ý kiến cụ thể đưa ra phương án đề xuất UBND tỉnh Hòa Bình là cơ quan có thẩm quyền đối với dự án trong giai đoạn 1 đảm bảo hiệu quả, hài hòa lợi ích cho các bên.

Bộ Tài chính cho biết về việc kiến nghị cơ chế mua lại phần vốn BOT dự án giai đoạn 1 đang được nhà đầu tư vận hành, khai thác theo hợp đồng đã ký, đồng thời nội dung kiến nghị của tỉnh Hòa Bình cơ sở pháp lý chưa được làm rõ, nguồn vốn chưa có tính khả thi khi thực hiện phương án, vì vậy không có cơ sở để xem xét đối với đề xuất trên của UBND tỉnh Hòa Bình.

Đầu tháng 9 năm 2021, tỉnh Hòa Bình đề nghị Thủ tướng Chính phủ về việc giao cho địa phương việc đầu tư mở rộng đường Hòa Lạc- Hòa Bình theo phương thức PPP và sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Tỉnh Hòa Bình cho rằng: Danh mục dự án đầu tư công trong hạn giai đoạn 2021 – 2025 đã được Quốc hội thông qua, Dự án đầu tư mở rộng tuyến đường Hòa Lạc – Hòa Bình không nằm trong danh mục dự án thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương do Bộ GTVT quản lý. Do đó, việc sử dụng vốn ngân sách Trung ương giao Bộ GTVT quản lý để tham gia thực hiện dự án PPP là không khả thi, với tầm quan trọng và cấp thiết của dự án tỉnh Hòa Bình sẽ sử dụng ngân sách địa phương để tham gia thực hiện dự án này.

Nhưng theo quy định tại khoản 1, Điều 38, Luật Ngân sách nhà nước, nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương chỉ đầu tư cho các dự án do địa phương quản lý. Ngoài ra, cũng theo quy định tại khoản 9, Điều 9 của Luật này, nguyên tắc quản lý nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách là không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp khác. Tuy nhiên, tuyến đường Hòa Lạc – Hòa Bình thuộc Dự án BOT đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc – Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai – Hòa Bình hiện được Thủ tướng giao Bộ GTVT là cơ quan có thẩm quyền quản lý, do đó sẽ không sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư, mở rộng dự án.

Theo nhận xét của tỉnh Hòa Bình, nếu thực hiện dự án PPP sử dụng ngân sách nhà nước tối đa 50% sẽ gây áp lực tài chính đối với nhà đầu tư, kéo dài thời gian thu phí, tăng tổng mức đầu tư và làm giảm tính khả thi của dự án.

Vì vậy, khi được Quốc hội thông qua các cơ chế đặc thù cho đầu tư hệ thống đường cao tốc, tỉnh Hòa Bình mong muốn Thủ tướng áp dụng cơ chế đặc thù được sử dụng phần vốn góp từ ngân sách nhà nước chiếm hơn 50% tổng mức đầu tư, đảm bảo hiệu quả, tăng tính khả thi của phương án tài chính cho dự án.

Theo như đề xuất của tỉnh Hòa Bình, dự án đầu tư mở rộng đường Hòa Lạc- Hòa Bình theo hình thức PPP chiều dài toàn tuyến khoảng 23,4km, địa phận Hà Nội khoảng 6,37km, địa phận Hòa Bình là gần 17km. Nếu dự án mở rộng tuyến đường hiện hữu từ 2 làn xe với 6 làn xe, nếu hoàn thiện đường sẽ có chiều rộng từ 80m đến 110m. Tổng mức đầu tư vào dự án khoảng 8.168.544 tỷ đồng (gồm 392,248 tỷ đồng lãi vay), vốn thực hiện của nhà đầu tư, doanh nghiệp PPP là 3.888.148 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay), vốn của ngân sách nhà nước cho dự án là 3.888.148 tỷ đồng.

Dự án sẽ bắt đầu thực hiện từ năm 2022-2027 và dự kiến thời gian thu hồi vốn của dự án kéo dài khoảng 24 năm.

RELATED ARTICLES

Tin mới