Friday, April 26, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaVì sao thượng tướng Trương Dương phải tự sát

Vì sao thượng tướng Trương Dương phải tự sát

Trương Dương còn có biệt danh “Trương Bao Gai” được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, ý nghĩa là, ông ta thu tiền hay cống tiến hối lộ đều dùng bao tải gai…

Trương Dương, vị thượng tướng đầu tiên của ĐCSTQ tự sát sau Cách mạng Văn hóa, là “lão hổ tướng” đầu tiên bị ngã ngựa sau Đại hội 19 ĐCSTQ. Ông ta đã phạm phải “tội đại nghịch” nào?

Hội nghị toàn thể lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương ĐCSTQ đã thông qua Nghị quyết lịch sử thứ ba, nêu tên bốn “lão hổ tướng” bị điều tra – gồm Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu, nguyên ủy viên Bộ Chính trị ĐCSTQ, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương; Trương Dương, nguyên Chủ nhiệm Bộ công tác chính trị Quân ủy Trung ương, Bàng Phong Huy, nguyên Trưởng ban tham mưu Bộ tham mưu Liên hợp quân ủy Trung ương. Trong đó, tướng Trương Dương đã treo cổ tự sát.

Trương Dương đã phạm tội gì?

Vào ngày 28/11/2017, Tân Hoa Xã phát bố tin tức: Trương Dương đã bị điều tra từ ngày 28/8 vì liên quan đến vụ án tham nhũng hủ bại của Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu, hai cựu Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương. Từ ngày 28/8 bắt đầu tiếp thụ điều tra, thì ngày 23/11 ông ta đã treo cổ tự sát tại nhà.

Cùng ngày, mạng quân sự của ĐCSTQ đã đăng phát biểu “Bình luận về việc quân chính”, cũng chính là văn chương của Cục Tuyên truyền Bộ Công tác Chính trị Quân ủy Trung ương, nói rằng, “Trương Dương đã tự sát vì sợ tội! Điều này đối với một vị Thượng tướng chức cao quyền trọng, là dùng phương thức đáng xấu hổ để kết thúc cuộc đời.”

Trương Dương là vị thượng tướng đầu tiên của ĐCSTQ tự sát, sau 41 năm kể từ khi kết thúc Cách mạng Văn hóa, là Ủy viên Quân ủy Trung ương tại chức đầu tiên bị điều tra kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của ĐCSTQ, là “lão hổ tướng” đầu tiên bị ngã ngựa sau Đại hội 19, và là vị thượng tướng thứ 7 của ĐCSTQ bị ngã ngựa sau khi Tập Cận Bình phát động vận động đả hổ chống tham nhũng.

Ngày 16/10/2018, Tân Hoa Xã công bố bản tin “Khai trừ Trương Dương khỏi Đảng”, cho biết:

“Sau khi điều tra, Trương Dương đã vi phạm nghiêm trọng kỷ luật chính trị và quy củ chính trị của đảng, kỷ luật của tổ chức, kỷ luật liêm khiết và quy định pháp quy của pháp luật quốc gia, nghi án phạm tội đưa và nhận hối lộ, tội chiếm đoạt tài sản cực lớn không rõ nguồn gốc, tình tiết cực kỳ nghiêm trọng, ảnh hưởng cực kỳ ác liệt”.

“Trương Dương đối với đảng không trung thành, không trung thực, là kẻ lưỡng phái hai mặt, thoái hóa về chính trị, tham lam về kinh tế, hủ hóa về sinh hoạt, phẩm hành đê tiện, sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18, ông ta cũng không biết nể mặt nương tay, phóng túng vô kỷ luật, cuối cùng dùng phương thức tự sát để cố gắng đào thoát sự trừng phạt của đảng kỷ và quốc pháp.”

Trước đó, Trương Dương đã từng bị khai trừ quân tịch và tước quân hàm thượng tướng.

Các tội danh mà Tân Hoa Xã đưa tin là khá nghiêm trọng, nhưng chúng chỉ là những thông tin có thể được công khai trước công chúng. Nội tình bên trong không thể công khai tiết lộ là gì? Đúng vậy, nó có liên quan đến cuộc nội chiến ngươi chết ta sống của ĐCSTQ.

Trương Dương là người của phe phái nào?

Đánh giá từ những thông tin chính thức được ĐCSTQ tiết lộ và các báo cáo truyền thông trong và ngoài nước, ông ta là “đường dây trực tiếp” của Từ Tài Hậu.

Từ Tài Hậu từng là thượng cấp trực tiếp của Trương Dương trong một thời gian dài. Từ năm 1994 đến 2012, Từ Tài Hậu đảm nhiệm chức vụ phó chủ nhiệm Tổng bộ Chính trị Quân ủy Trung ương, Phó chủ nhiệm và chủ nhiệm thường vụ, bí thư Ban Bí thư Trung ương Công tác chính trị quân đội, ủy viên Bộ Chính trị Trung ương, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương. Trong thời gian đó, Trương Dương không ngừng được đề bạt trọng dụng.

Đầu năm 1996, Trương Dương được bổ nhiệm làm Chính ủy Sư đoàn 163 thuộc Tập đoàn quân 42 của Quân khu Quảng Châu; Năm 2000, ông ta được thăng nhiệm lên làm chủ nhiệm bộ Chính trị Quân đoàn 42; Năm 2002, ông ta được thăng nhiệm làm Chính ủy Quân đoàn 42; Năm 2004, lại được thăng nhiệm làm chủ nhiệm bộ Chính trị Quân khu Quảng Châu; Năm 2007, ông ta được tái thăng nhiệm làm Chính ủy Quân khu Quảng Châu.

Từ năm 2001 đến năm 2010, trong mười năm, ông ta từ thiếu tướng biến thành thượng tướng; đến năm 2012, ông ta giữ chức vụ Chủ nhiệm Tổng bộ Chính trị Quân ủy Trung ương, tức là chỉ chưa đầy 3 năm, ông ta đã được thăng quân hàm từ chức phó lên chức chính đại quân khu. Không ít người trong quân đội cho rằng, tốc độ thăng chức như vậy có mối quan hệ rất lớn với việc Trương Dương chuyển giao lợi ích cho Từ Tài Hậu.

Truyền thông “Nhân vật hoàn cầu” của ĐCSTQ đã đăng bài viết “Thượng tướng Trương Dương vừa tự sát: dùng bao tải gai để thu tiền và cống tiền, quan hệ nhằng nhịt với Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu”.

Bài báo dẫn lời một nhân sĩ biết rõ sự tình trong quân đội cho biết: “Có hai nguyên nhân khiến vụ việc của Trương Dương có ảnh hưởng lớn như vậy. Một là ông ta ở vị trí cao, hai là ông ta khét tiếng thối nát. Ông ta lớn gan, dám thu tiền, nhất lộ hành hối nhất lộ thăng quan.” Trương Dương còn có biệt danh “Trương Bao Gai” được lưu truyền rộng rãi trong dân gian, ý nghĩa là, ông ta thu tiền hay cống tiến hối lộ đều dùng bao tải gai.

Tạp chí “Á Châu chu san” số 49 của Hồng Kông năm 2017 đã đăng một bài báo tiết lộ, Trương Dương đã cống cho Quách Bá Hùng 25 triệu nhân dân tệ, và giấu 17 triệu nhân dân tệ ở chỗ bạn bè. Ông ta cũng từng đến các địa điểm chơi gái mại dâm ở Thâm Quyến, Đông Hoàn, Bắc Kinh do bạn bè chi trả hàng trăm nghìn nhân dân tệ.

Tại sao Trương Dương lại tự sát?

Đương nhiên, đối với các quan viên ĐCSTQ mà nói, tham nhũng hủ bại là chuyện phóng túng thường tình, giống như ông Tập Cận Bình đã tiết lộ: “Vấn đề tham nhũng hủ bại của Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu khiến người ta kinh hãi, nhưng đây không phải là mấu chốt của vấn đề. Điểm mấu chốt của vấn đề là họ đã xúc phạm đê tuyến chính trị.” – Câu này cũng áp dụng cho Trương Dương. Điểm mấu chốt của vấn đề Trương Dương nằm ở chỗ: vi phạm nghiêm trọng cái gọi là “kỷ luật chính trị và các quy củ chính trị” của ĐCSTQ. Và điều này cũng có thể dẫn đến việc ông ta cuối cùng đã tự sát.

Tờ “Nhật báo Phương Đông” của Hồng Kông từng phát biểu bình luận rằng:

“Trước Đại hội đại biểu toàn quốc ĐCSTQ lần thứ 18, Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng đã đạt được thỏa thuận ngầm về việc bố trí nhân sự cấp cao trong Quân Giải phóng Nhân dân PLA; Trong bàn tính của cả hai, Trương Dương sẽ được thăng nhiệm làm ủy viên Quân ủy Trung ương, chủ nhiệm Tổng bộ Chính trị tại Đại hội 18, đến Đại hội 19 sẽ lại được thăng nhiệm làm Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương thay thế cho Hứa Kỳ Lượng; Và thân tín hàng đầu của Quách Bá Hùng là Bàng Phong Huy ắt chiếm cứ chức Tổng tham mưu trưởng, sau Đại hội 19 sẽ thay thế Phạm Trường Long, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương. Hai người Quách và Từ đã bàn tính kỹ lưỡng an bài này, nhưng không ngờ sau khi Tập Cận Bình thượng đài, trước hết tống Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng vào tù, rồi buộc Bàng Phong Huy, Trương Dương quay ngọn giáo tấn công Từ và Quách.”

“Tuy nhiên, Trương Dương luôn che giấu mối quan hệ thực sự của mình với Từ Tài Hậu và Quân ủy Trung ương, cự tuyệt giải thích về ‘nội dung tâm giao’ giữa Từ Tài Hậu với ông ta, thậm chí còn được cho là đã bí mật kết nối với những kẻ chủ mưu như Tôn Chính Tài, nỗ lực tận dụng cơ hội cuộc đối đầu ở biên giới Trung-Ấn, trước Đại hội 19 phát động một cuộc chính biến không đổ máu.” Có một số đạo lý nhất định cho bình luận này.

ĐCSTQ luôn tối trọng thị quân quyền. Khi Giang Trạch Dân đảm nhiệm chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương, ông ta đã đề bạt trọng dụng Quách Bá Hùng làm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương; trước khi thôi giữ chức Chủ tịch Quân ủy Trung ương, ông ta đã đề bạt trọng dụng Từ Tài Hậu làm Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Sau khi Giang nghỉ hưu trên danh nghĩa, thông qua hai kẻ đại thân tín này, đã qua mặt Chủ tịch Quân ủy Trung ương đương thời là Hồ Cẩm Đào để thực sự nắm quyền kiểm soát quân đội.

Trước khi Quách và Từ nghỉ hưu vào năm 2012, Giang Trạch Dân khẳng định đã tiến hành bố cục nhân sự để tiếp tục kiểm soát quyền lực quân đội trong tương lai, Quách Bá Hùng đã đề bạt trọng dụng Bàng Phong Huy, còn Từ Tài Hậu đề bạt trọng dụng Trương Dương, khả năng họ là hai ứng cử viên dự bị trọng yếu nhất.

Tuy nhiên, chiến dịch đả hổ chống tham nhũng và cải tổ quân đội của ông Tập đã đả loạn kế hoạch của Giang Trạch Dân. Sau khi cải tổ quân đội, Trương Dương được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Bộ Công tác Chính trị Quân ủy Trung ương, và Bàng Phong Huy được bổ nhiệm làm Tham mưu trưởng Bộ Tham mưu Liên hợp Quân ủy Trung ương. Tuy nhiên, ông Tập đã thay đổi 4 tổng bộ của Quân ủy Trung ương trước đây thành 16 bộ môn chức năng, do đó quyền lực của Trương Dương và Bàng Phong Huy bị suy yếu. Việc ông Tập điều tra mối quan hệ tham nhũng hủ bại giữa Trương Dương, Bàng Phong Huy và Quách Bá Hùng, Từ Tài Hậu khiến khả năng Trương, Bàng sau Đại hội 19 trở thành Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương trở thành bong bóng. Tình huống này, không nghi ngờ gì, khiến lực ảnh hưởng của Giang trong Quân ủy Trung ương giáng xuống đáy.

Tiến sĩ Vương Hữu Quần, một cây bút của Uất Kiện Hành, cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ĐCSTQ kiêm Bí thư Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, phân tích rằng có thể có 4 lý do khiến Trương Dương có thể vẫn được cư ngụ tại nhà trong suốt thời gian tiếp thụ cái gọi là “điều tra xác minh”.

Thứ nhất, ông ta là Ủy viên Quân ủy Trung ương khóa 18 sau khi ông Tập trở thành Chủ tịch Quân ủy Trung ương. Ông Tập là “trưởng ban” của Quân ủy Trung ương, còn Trương là “thành viên của ban”; Tập chủ trì rất nhiều những sự vụ trọng đại trong công tác của Quân ủy Trung ương, và Trương đều có tham dự. Trương cũng kiêm nhiệm lãnh đạo tinh thần, tổ trưởng tiểu tổ quán triệt toàn quân tinh thần Hội nghị Công chánh Cổ Điền.

Thứ hai, sau khi Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng bị bắt, Trương Dương liên tục biểu thị thái độ công khai cắt đứt với Từ và Quách. Theo thống kê của phóng viên của tờ “Tân Bắc Báo”, ông ta đã công khai phê phán Từ Tài Hậu ít nhất 13 lần.

Thứ ba, theo thông lệ chống tham hủ của ĐCSTQ, sau khi một vụ đại án như Từ và Quách phát sinh, nếu người liên quan chủ động nhận tội và trả lại số tiền liên quan đến án, họ có thể được giảm nhẹ trừng phạt. Về vấn đề Từ và Quách tham ô hối lộ, Trương Dương có thể đã giải trình với Quân ủy Trung ương, và ông ta cũng có hành vi trả lại tang vật.

Thứ tư, việc điều tra xử lý Từ và Quách đã làm rúng động toàn quân. Đối với vấn đề của Trương Dương, miễn là Trương phối hợp tốt, ông Tập có thể muốn xử lý vấn đề này một cách nhẹ nhàng.

Tuy nhiên, trước khi ông Tập thẩm tra Trương Dương và Bàng Phong Huy, đã có một cuộc đối đầu quân sự ở khu vực biên giới Trung Quốc – Ấn Độ từ ngày 18/6 đến 28/8/2017. Đến tháng 8, cuộc đối đầu quân sự tiếp tục leo thang, và quân đội Trung Quốc dường như đã muốn giáng cho Ấn Độ một đòn. Đó là vào đêm trước của Đại hội 19 của ĐCSTQ, và ông Tập nhất định không muốn gây chiến với Ấn Độ vào thời điểm đó. Tình hình trở nên căng thẳng như vậy, có thể có kẻ ma mãnh đứng sau.

Trong khi biên giới Trung-Ấn đang căng thẳng, vào tháng 7 năm 2017, Tôn Chính Tài, nguyên Ủy viên Tổng bộ Chính trị ĐCSTQ và bí thư Thành ủy Trùng Khánh, đã bị bắt. Một trong những cáo buộc của ĐCSTQ đối với Tôn Chính Tài là “âm mưu soán đảng đoạt quyền”.

Vào thời điểm đó, không có chứng cứ nào cho thấy Trương Dương, Bàng Phong Huy và Tôn Chính Tài đang liên hợp lập mưu. Tuy nhiên, Lưu Nguyên, con trai của cựu Chủ tịch nước Lưu Thiếu Kỳ, cho biết trong một cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ “Tân Bắc Báo” vào năm 2018 rằng, vấn đề của Trương Dương còn nghiêm trọng hơn Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu. Điều này khiến người ta không thể không hoài nghi: Phải chăng Trương, Bàng, Tôn đã âm mưu “chính biến”?

Tạp chí “Tiền tiêu” của Hồng Kông từng đăng một bài báo cho biết: Bàng và Trương đã lên kế hoạch tổ chức một cuộc chính biến trước Đại hội 19 ĐCSTQ. Kết quả là, phong thanh tin đồn Tập Cận Bình đã hạ lệnh bắt giữ hai người này, và cuộc chính biến lập tức bị “lưu sản”. Không có bằng chứng nào chứng thực cho tuyên bố này, nhưng có lẽ nó cũng không phải là vô căn cứ.

Đặc biệt, sau khi Trương Dương tự sát, sự chỉ trích của các phương tiện truyền thông ĐCSTQ đối với Trương Dương là cực kỳ nghiêm trọng, một số người phải dùng từ “quất xác” để hình dung, điều này hoàn toàn không phải là cường điệu. Tại sao? Có một lý giải hợp lý là: có thể Trương Dương đã bí mật thực hiện chuyện “đại nghịch” mưu phản, hoặc che giấu tội “đại nghịch” mưu phản của đồng đảng, hoặc muốn bảo vệ đồng đảng khỏi bị điều tra.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới