Sunday, May 19, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiĐiều Bắc Kinh nên làm: Chuẩn bị tốt nhất cho hòa bình

Điều Bắc Kinh nên làm: Chuẩn bị tốt nhất cho hòa bình

Biendong.net đã có bài bình luận về thái độ phản ứng thái quá của chính quyền Bắc Kinh trước thông tin Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi thăm Đài Loan. Mặc dù phía Mỹ còn đang bí mật về kế hoạch chuyến đi nhưng Trung Quốc ngày càng có những hành động hết sức căng thẳng nhằm ngăn chặn bằng được chuyến đi này.

Cụ thể, hôm 27/07/2022, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhắc lại: ‘‘sẵn sàng đáp trả mạnh mẽ’’, nếu Washington cố tình “phá hoại” sự ổn định của Trung Quốc. Và, theo một số hãng truyền thông, Bắc Kinh có thể sẽ ra tuyên bố vùng cấm bay đối với Đài Loan, thậm chí gửi máy bay chiến đấu đến “hộ tống” máy bay chở bà Pelosi.

Còn Lầu Năm Góc đã sẵn sàng các phương án để bảo vệ chuyến đi của nhân vật quyền lực thứ hai nước Mỹ được an toàn.

Hôm 26/7, Hãng tin Mỹ AP dẫn lời một số quan chức Mỹ, nếu bà Pelosi thăm Đài Loan, Quân đội Mỹ sẽ điều động lực lượng tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương để bảo vệ an ninh. Công việc hệ trọng này sẽ được tiến hành trong thời gian chuyến bay và những ngày bà Pelosi có mặt tại Đài Loan.

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ Mark Milley thận trọng nói: “Còn qua sớm để thảo luận về bất kỳ lịch trình cụ thể nào của bà Pelosi. Nhưng nếu một quyết định được đưa ra để Chủ tịch Hạ viện Mỹ hay bất kỳ ai sắp di chuyển và họ yêu cầu sự hỗ trợ của quân đội, chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì cần thiết để đảm bảo an toàn tuyệt đối”.

Theo dự đoán của các chuyên gia quân sự, rất có thể Quân đội Mỹ sẽ thiết lập một vùng đệm chung quanh chuyến phi cơ của Chủ tịch Hạ viện Mỹ.

Từ trước đến nay chưa từng có chuyến thăm nước ngoài nào của các vị nguyên thủ Mỹ lại bị phản ứng và phải chuẩn bị phương án bảo vệ gắt gao như chuyến đi sắp diễn ra này. Quả đúng như vậy thì “tướng bà” Pelosi xứng đáng được suy tôn là anh hùng, vì đây không phải là chuyến thăm thông thường mà là thực hiện một sứ mệnh của đất nước, và là cuộc lên đường đi vào chốn hiểm nguy không khác nào chiến trường.

Vì thế cần các biện pháp an ninh thật kỹ lưỡng, chắc chắn. Chuyên gia Mark Cozad, quyền phó giám đốc Trung tâm Chính sách quốc phòng và An ninh quốc tế của công ty tư vấn quân sự Mỹ Rand Corp dự báo tình huống xấu: có thể xảy ra “một vụ va chạm trên không, có thể là một cuộc thử nghiệm tên lửa nào đó”.

Còn theo Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Mỹ, những ngày vừa qua, Quân Đội Trung Quốc trở nên ‘‘hung hãn và nguy hiểm” khác thường. Số lượng các vụ tiếp xúc không an toàn trên không và trên biển đã gia tăng đáng kể trong thời gian gần đây.

Đấy là những lo lắng của cơ quan tham mưu, quân đội. Còn nhân vật chính là Chủ tịch Hạ viên Mỹ thì sao? Bà Pelosi không ngần ngại khi nói đến việc Quân đội Trung Quốc có thể liều lĩnh bắn hạ máy bay. Do vậy, Lầu Năm Góc không chỉ tăng cường công tác bảo vệ mà còn hết sức giữ bí mật. Cuộc đấu trí giữa tình báo Mỹ và tình báo Hoa Nam đang căng thẳng. Phía Mỹ vẫn chưa đưa ra thông báo chính thức về chuyến đi Đài Loan của nhà chức trách.

Liệu Bắc Kinh có nhằm mục tiêu trực diện vào bà Chủ tịch Hạ viện Mỹ, hay chỉ tìm cách phá hỏng chuyến thăm? Đây cũng là một câu hỏi mà tình báo Mỹ tìm cách lý giải. Washington không bác bỏ khả năng Bắc Kinh sẽ leo thang khiêu khích bằng cách cho máy bay quân sự bay gần Đài Loan, cho tàu chiến xuất hiện tại eo biển Đài Loan, hoặc những hành động khác tại khu vực nhằm thể hiện sức mạnh. Sự xuất hiện của máy bay, tàu chiến tại khu vực này có thể dẫn đến những tai nạn nguy hiểm.

Quy luật của chiến tranh là thế. Bao giờ cũng phải chuẩn bị nhiều phương án. Điều bất ngờ nhất lại thường xuất hiện trong tình huống ít ngờ. Nó có thể không được tính tới, hoặc tính toán không kỹ. Tấn công và bảo vệ là mục đích của hai bên, có điều cả Mỹ và Trung Quốc đều tuyên bố, mình đang tự bảo vệ. Nghĩa là khi xảy ra va chạm, dẫn tới thương vong chỉ là điều “đáng tiếc” là “sự cố bất khả kháng”.

Bài học trong cuộc chiến Nga-Ukraine đang còn nóng hổi. Rằng muốn hòa bình hãy chuẩn bị tốt nhất cho chiến tranh. Trongtrường hợp này thì có lẽ Bắc Kinh nên làm ngược lại: Hãy chuẩn bị tốt nhất cho hòa bình. Hãy “biến đại sự thành tiểu sự, biến tiểu sự thành vô sự” như các nhà Khổng học Trung Hoa dạy.

Một chuyến thăm của một nhân vật chóp bu Lầu Năm Góc sang xứ Đài, có gì mà một quốc gia khổng lồ như Trung Quốc lại kinh hãi như cua gặp ếch như thế?

H.Đ

RELATED ARTICLES

Tin mới