Monday, May 20, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiQuan hệ Mỹ-Trung-Nga, biến số và hằng số

Quan hệ Mỹ-Trung-Nga, biến số và hằng số

Mối quan hệ giữa ba nước lớn Mỹ-Nga-Trung Quốc có tác động lớn đến khu vực và toàn cầu. Không thể có sự “cạnh tranh lành mạnh” để chiếm vị trí bá chủ thế giới. Vì vậy, cường quốc nào cũng phải tranh thủ các nước khác và xác định rõ kẻ thù trước mắt và lâu dài.

Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc trong hai thập niên đầu thế kỷ 21 đã khiến cho mối quan hệ Mỹ-Trung trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Đỉnh điểm của sự căng thẳng gần đây là chuyến thăm của bà Chủ tịch Hạ viện Mỹ Pelosi tới thăm Đài Loan.

Cũng trong thời điểm này, nhất là khi Nga phát động “chiến dịch quân sự đặc biệt” tấn công Ukraine từ cuối tháng 2/2022, quan hệ Mỹ-Trung trở nên nồng ấm. Đương nhiên đó chỉ là sự bọc lót, bám thắt lưng nhau khi hai bên đang cùng bị kẻ thứ ba ra đòn.

Trong tình thế đó, Washington xác định phải rạch ròi mối nguy hiểm để có chiến lược phòng thủ và tấn công. Theo các nhà nghiên cứu quốc tế, Nhà Trắng xác định Trung Quốc là kẻ thù nguy hiểm, lâu dài đối với Mỹ, còn Nga là kẻ thù trực tiếp, cấp thiết.

Mới đây, một quan chức có máu mặt trong Bộ Quốc phòng Mỹ đã nói rõ điều này. Hôm 7/9, trả lời phỏng vấn báo chí, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Colin Kahl đã có những nhận định sắc bén về tình hình chiến sự ở Ukraine. Ông Kahl cũng đưa ra các thách thức mà Nga và Trung Quốc gây ra đối với Mỹ.

Tờ Sputnik, dẫn lời ông Kahl: “Nga không tạo ra mối đe dọa với Mỹ và thách thức trật tự quốc tế trong thời gian dài như Trung Quốc, nhưng trong ngắn hạn, Nga có thể gây nhiều mối nguy hiểm”. Cụ thể, Bắc Kinh tạo ra thách thức với Washington trên nhiều lĩnh vực như quốc phòng, công nghệ và kinh tế. Còn Nga tạo ra “thách thức cấp thiết” với Mỹ.

Trong tình hình hiện tại, Mỹ không muốn gia tăng sự căng thẳng với Trung Quốc. Bởi căng thẳng thêm sẽ là giọt nước tràn li, dẫn tới nhiều hệ lụy phức tạp không chỉ đối với hai cường quốc, mà nó ảnh hưởng tới khu vực và thế giới. Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Kahl cho biết, Mỹ sẽ tiếp tục tôntroj chính sách “một Trung Quốc” và thể hiện sự ủng hộ với Đài Loan theo cách phù hợp.

Về cuộc chiến Nga-Ukraine, ông Kahl tránh nói cụ thể. Theo ông, quân đội Ukraine đang có “các bước tiến chậm nhưng quan trọng” và đang chiến đấu ở miền nam tốt hơn các lực lượng Nga… Chúng ta hãy chờ xem tình hình diễn ra như thế nào”.

Qua những phân tích nêu trên, dựa vào ý kiến của một nhà quân sự Mỹ, có thể thấy, trong xu thế toàn cầu hóa ổn định, cùng chênh lệch sức mạnh ngày càng gia tăng giữa Mỹ – Trung so với Nga, mối quan hệ giũa ba nước sẽ tiếp tục tồn tại trong những năm tới. Các nước này sẽ vừa là đối tác, vừa là đối tượng của nhau. Mỹ và Trung Quốc, những siêu cường về sức mạnh tổng hợp mắc kẹt trong cuộc cạnh tranh chiến lược dài hạn, sẽ là “hằng số” của trật tự thế giới hiện đại. Còn Nga có thể coi là một “biến số”.

Các nhà lãnh đạo Moscow, đứng đầu là trùm KGB đủ khôn khéo để không tìm cách đối đầu với Washington và Bắc Kinh. Nga sẽ tìm cách tận dụng triệt để những đòn bẩy mà họ có được, khai thác cuộc đối đầu Mỹ-Trung để thu được lợi ích cho mình. Cách này người Trung Quốc gọi là “tọa sơn quan hổ đấu”, ngồi nhìn hai con hổ đánh nhau và chờ thời.

Trong khi tập trung các nguồn lực để đè bẹp Trung Quốc, Mỹ tìm cách ổn định quan hệ với Nga, “ủng hộ” liên kết Moscow – Bắc Kinh ở mức có thể kiểm soát. Như vậy, Điện Kremlin sẽ không làm đảo lộn cân bằng quyền lực giữa ba nước, theo đó tránh làm trật tự thế giới đảo lộn. Tương tự, Trung Quốc tiếp tục tập trung vào cạnh tranh với Mỹ, đồng thời “làm sâu sắc thêm” quan hệ với Nga.

Bắc Kinh cũng không tìm cách đối đầu trực tiếp với Washington, thay vào đó là theo đuổi hợp tác trong các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, chống đại dịch Covid-19, chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, v.v..

Còn Nga, mặc dù đang sa lầy tại Ukraine, uy tín của Nga trên trường quốc tế rơi xuống đáy, nhưng lúc này Moscow vẫn phải hết sức chú ý giữ mối quan hệ cân bằng với Mỹ và Trung Quốc.

Điều then chốt là Nga tiếp tục duy trì vị trí của nước này trong thế cục giữa bộ ba, bất chấp ngày càng bị bỏ xa về kinh tế. Nói cách khác, Moscow phải tận dụng vị thế “biến số” của mình trong tương tác với hai cực còn lại. Còn Trung Nam Hải có nhượng bộ hay không lại phải căn cứ vào tình hình cụ thể. Cách mà người Việt Nam hay nói là “dĩ bất biến, ứng vạn biến”.

H.Đ

RELATED ARTICLES

Tin mới