Thursday, April 25, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaNhà tù kỹ thuật số ở TQ

Nhà tù kỹ thuật số ở TQ

Ba cơ quan y tế cấp quốc gia của Trung Quốc vừa công bố kế hoạch 5 năm lần thứ 14 về việc thông tin hóa sức khỏe toàn dân. Đến năm 2025, mỗi một người dân Trung Quốc sẽ có một “mã y tế điện tử có chức năng toàn diện”. Mã y tế ở Trung Quốc xuất hiện cùng với đại dịch Covid-19 và được người dân gọi là “còng tay kỹ thuật số”.

Một phụ nữ mặc đồ bảo hộ và đeo khẩu trang giơ mã QR y tế của thành phố Vũ Hán để cư dân quét trước khi vào khu dân cư ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc vào ngày 11/4/2020.

Ba cơ quan đó là Ủy ban Y tế Quốc gia, Cục Y dược Quốc gia, Cục Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Quốc gia Trung Quốc. Tờ Nhân dân của Trung Quốc ngày 10/11 đưa tin về “Kế hoạch Thông tin hóa Sức khỏe Toàn dân ‘5 năm lần thứ 14’” (sau đây gọi tắt là “Kế hoạch”).

Theo nội dung “Kế hoạch”, đến năm 2025, Trung Quốc sẽ bước đầu xây dựng nền tảng thông tin y tế quốc gia được kết nối và liên thông với nhau. Các bệnh viện cấp 2 trở lên sẽ cùng chia sẻ thông tin dịch vụ y tế giữa các viện, các bệnh viện cấp 3 sẽ cùng chia sẻ thông tin lõi trên phạm vi toàn quốc.

Theo Bộ Y tế Trung Quốc, các bệnh viện ở Trung Quốc được phân thành bệnh viện cấp 1, cấp 2, cấp 3 dựa trên khả năng cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế và nghiên cứu y tế. Bệnh viện cấp 1 thường là bệnh viện cấp thị trấn, có sức chứa dưới 100 giường. Bệnh viện cấp 2 là bệnh viện liên kết với một thành phố tầm trung, hoặc quận, huyện, có từ 100 đến dưới 500 giường bệnh. Bệnh viện cấp 3 là bệnh viện đa khoa tuyến thành phố, tuyến tỉnh, tuyến quốc gia, có công suất trên 500 giường bệnh.

Ngoài ra, dựa trên mức độ cung cấp dịch vụ, quy mô, công nghệ y tế, thiết bị y tế, quản lý và chất lượng y tế, 3 thứ hạng kể trên còn được chia thành 3 cấp nhỏ là A, B và C (A là cao nhất). Bệnh viện Trung Quốc còn một cấp đặc biệt, cũng là cấp cao nhất, gọi là 3AAA. Vậy nên hệ thống bệnh viện Trung Quốc được gọi chung là “3 thứ hạng 10 cấp độ”.

“Kế hoạch” còn cho biết, kho dữ liệu điện tử bao gồm thông tin về nhân khẩu, nơi cư trú, bệnh án, sức khỏe, v.v. sẽ được hoàn thiện hơn. Mỗi một người dân sẽ có bệnh án điện tử được quản lý trên hệ thống chung và một mã y tế điện tử có chức năng toàn diện, qua đó thúc đẩy thực hiện “một mã thông hành”.

Trong hơn 2 năm đại dịch, cuộc sống thường ngày của 1,4 tỷ dân Trung Quốc đã bị phụ thuộc vào màu sắc của mã y tế trên ứng dụng điện thoại. Mã y tế của Trung Quốc được chia làm 3 màu theo cấp độ tăng dần là xanh lá, cam, đỏ. Đây là mã bắt buộc phải có nếu muốn ra vào cơ quan, công ty, đi các phương tiện giao thông công cộng, đi bộ trong công viên, đi mua sắm, thậm chí là trở về quê, v.v. Họ sẽ phải chịu nhiều hạn chế và không được tự do đi lại nếu mã chuyển sang màu cam hoặc màu đỏ.

Trước đó, trong báo cáo tại Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), ông Tập Cận Bình nói rằng, phải đẩy nhanh xây dựng và kiện toàn mạng lưới Internet để làm cho quốc gia hùng mạnh, để số hóa Trung Quốc, để quản lý hệ thống, và phải tăng cường xây dựng hệ thống bảo đảm an ninh, v.v.

Tờ Financial Times ngày 7/11 đưa tin, một cư dân ở Bắc Kinh tên là Quách Duệ (Guo Rui) phát hiện rằng, chính phủ đã tích hợp dữ liệu định vị điện thoại cá nhân, số căn cước công dân, kết quả xét nghiệm PCR, tình trạng tiêm chủng vaccine và thông tin cá nhân vào hệ thống mã y tế.

Bà Maya Wang của tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Mỹ – Human Rights Watch (Quan sát Nhân quyền) – nói với Financial Times rằng, hệ thống mã y tế “cho phép chính quyền quản lý và kiểm soát người dân”, phương thức vận hành của nó rõ ràng là thiếu tính minh bạch. Hệ thống mã y tế là phương thức mới để quản lý xã hội của chính phủ ĐCSTQ, “nó dựa vào kỹ thuật công nghệ cao để khống chế và cai trị”, bà nói.

Trong một bài viết gần đây, Giáo sư Tôn Thiên Chú (Sun Tianshu) của Đại học Nam California Mỹ (USC) nói rằng, từ năm 2020 tới nay, ĐCSTQ đã biến tướng chính sách ứng phó dịch bệnh và dần chuyển thành “lấy cớ dịch bệnh để triển khai cuộc thử nghiệm quản chế xã hội trên quy mô lớn theo hình thức số hóa”.

Ông nói: “Mã thông hành, mã y tế số hóa đang dần trở thành công cụ kiểm soát việc đi lại của người dân nhằm duy trì ổn định … mức độ kiểm soát mọi người bằng công nghệ kỹ thuật số đã đạt mức cao nhất”.

“Vụ ngân hàng Hà Nam gán mã [y tế] đỏ cho người tới rút tiền là một ví dụ điển hình. Trước Đại hội 20, các tỉnh ở Trung Quốc đã gắn mã đỏ loạn bậy để ngăn người dân đi lại nhằm duy trì ổn định. Vì thế, họ không tiếc hy sinh lợi ích cơ bản của quảng đại quần chúng: Ở một số nơi, đồ dùng đồ ăn đều trở thành vấn đề nguy cấp, chưa kể đến Tân Cương vẫn im hơi lặng tiếng trong 3 tháng nay (do phong tỏa), người dân khổ sở mà không dám lên tiếng”, ông cho hay.

Vụ ngân hàng gắn mã đỏ mà ông Tôn nhắc đến là ở Ngân hàng Nông thôn Trịnh Châu tỉnh Hà Nam. Khủng hoảng thanh khoản ngân hàng ở Trung Quốc đã leo thang trầm trọng, lan từ ngân hàng này sang ngân hàng khác, từ tỉnh này sang tỉnh khác, và nó bắt đầu từ ngân hàng nông thôn tỉnh Hà Nam.

Khi đó, người gửi tiền đã đổ xô về đây để rút tiền. Rất nhiều người đã tập trung trước cửa ngân hàng để kháng nghị, trong đó có cả người dân ở khu vực ngoại thành. Tuy nhiên, khi hơn 1.000 người đổ về Trịnh Châu, chính quyền Trung Quốc đã chuyển mã y tế của họ thành mã đỏ khiến họ không thể tự do đi lại và tham gia hoạt động biểu tình.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới