Thursday, April 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTại sao Elon Musk phong sát tài khoản phóng viên

Tại sao Elon Musk phong sát tài khoản phóng viên

Giữa tháng 12/2022 đã xảy ra một sự việc hết sức gay cấn đó là: Elon Musk chặn hàng loạt tài khoản Twitter của các phóng viên của một số tờ báo như: CNN, Washington Post, New York Times.

Elon Musk

Điều này khiến nhiều người không ngờ tới, bởi vì Elon Musk miêu tả mình là người duy hộ tuyệt đối cho tự do ngôn luận. Vậy thì bối cảnh câu chuyện trên như thế nào, và việc Elon Musk phong sát tài khoản trên có vi phạm tự do ngôn luận hay không?

Trong chương trình ‘Chính luận thiên hạ‘ đăng ngày 17/12/2022, Giảng viên Khoa Khoa học và Nhân văn của Đại học Phi Thiên là Giáo sư Chương Thiên Lượng đã đưa ra những nhận thức thông thường về tự do ngôn luận, từ đó chúng ta có thể tự giải đáp vấn đề trên như sau. Nhưng trước khi đi vào phân tích, chúng ta cùng tìm hiểu về bối cảnh của sự việc này.

Bối cảnh Elon Musk chặn hàng loạt tài khoản phóng viên

Chuyện là có một thanh niên tên Jack Sweeney, 19 tuổi và đang học tại Đại học Central Florida (UCF) ở Mỹ, hiện sở hữu hơn 30 tài khoản Twitter chuyên cập nhật dữ liệu hành trình máy bay của những người nổi tiếng như Elon Musk. Trong số 30 tài khoản đó có một tài khoản tên là ‘ElonJet’ (nghĩa là máy bay của Elon) chuyên đăng hành trình bay theo thời gian thực của tỷ phú Elon Musk. Elon Musk đình chỉ hoạt động của tài khoản ElonJet vì cho rằng ‘đây không phải là tự do ngôn luận, mà là can nhiễu đến an toàn của tôi’.

Sau khi Elon Musk khoá tài khoản đó, những ký giả (記者: phóng viên) của các kênh truyền thông như CNN, Washington Post, New York Times đã đưa những tin liên quan về sự việc ấy, cho nên Elon Musk cũng khoá luôn tài khoản Twitter của các ký giả trên.

Điều này dẫn đến một cuộc tranh luận đầy phong ba, bởi vì có người nói ‘chẳng phải Elon Musk là người duy hộ tuyệt đối cho tự do ngôn luận, tại sao lại tùy tiện khóa tài khoản của những ký giả trên?’. Bản thân Elon Musk giải thích bằng một loạt các bài đăng trên Twitter, trong đó nói rằng: Việc chia sẻ tọa độ theo thời gian thực của Elon Musk tương đương với việc phát đi một toạ độ để ám sát. Bởi vì hiện nay Elon Musk (thay thế vị trí ông Trump để) trở thành người bị các kênh truyền thông cánh tả thống hận nhất. Elon Musk biết rằng việc đó (bị chia sẻ toạ độ) sẽ khiến ông gặp nguy hiểm.

Hơn nữa con trai của Elon Musk khi đang ngồi trên xe cũng bị người khác tiết lộ hành tung. Sau khi bị tiết lộ, xe của con trai Elon Musk đã bị ép dừng lại trên đường rồi bị uy hiếp. Bởi vì những người đó cho rằng Elon Musk ngồi trong xe, kết quả sau khi phát hiện Musk không có trong đó, những người ấy mới rời đi.

Hành động tiết lộ hành tung gây nguy hiểm cho Elon Musk và gia đình, cho nên Elon Musk đã đăng trên Twitter rằng: ‘Bạn phê bình tôi cả ngày trên Twitter hoàn toàn không thành vấn đề, nhưng bạn thu thập toạ độ theo thời gian thực của tôi sẽ uy hiếp an toàn của tôi và gia đình’. Do đó Elon Musk đã đóng những tài khoản này.

Nhận thức thông thường về tự do ngôn luận

Khi bình luận về sự việc trên, Giáo sư Chương bỏ qua việc ai đúng ai sai, chỉ nhân câu chuyện này mà chia sẻ góc nhìn của mình về tự do ngôn luận, bởi vì Elon Musk từng miêu tả bản thân là người duy hộ tuyệt đối cho tự do ngôn luận.

Bắt đầu từ lúc Twitter phong sát tài khoản của ông Trump, đối với sự việc Twitter đình chỉ tài khoản, Giáo sư Chương luôn giữ 2 loại tâm thái.

Quyền của công ty tư nhân

Một mặt, Giáo sư Chương tin rằng, đối với một công ty tư nhân như Twitter mà nói, thì họ có quyền quyết định phong sát hay không phong sát một ai đó, giống như một nhà hàng họ có quyền không cho một số người vào ăn (có thể vì lý do cá nhân hoặc không thích người đó).

Có người cho rằng Twitter đang phong sát tự do ngôn luận, nhưng trong Tu chính án thứ nhất của Mỹ tuy rằng có bảo chứng (保證: đảm bảo) cho tự do ngôn luận, nhưng cách mà họ đảm bảo chính là: Quốc hội không được lập pháp (đưa ra luật) để hạn chế tự do ngôn luận. Do đó trên thực tế Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp Mỹ là nhắm vào quốc hội, chứ không phải nhắm vào công ty tư nhân.

Mà Twitter là công ty tư nhân, họ có quyền quyết định xoá tin nhắn hoặc khoá tài khoản của ai đó, bởi vì đây là quyền của họ. Cho nên dù họ phong sát tài khoản Twitter của ông Trump, người ta cũng không có cách nào nói Twitter phong sát tự do ngôn luận, hoặc kiện Twitter lên toà án. Đây chính là quan hệ như thế. Ở đây Giáo sư Chương không có ý bênh vực Twitter, chỉ là nhìn nhận một cách lý tính sự việc rốt cuộc như thế nào.

Gồm cả việc Apple, Google không cho tải ứng dụng Parler trên App Strore và Google Play, Amazon ngừng cung cấp máy chủ cho Parler, sự việc này xảy ra sau bầu cử 2020. Vấn đề là về quyền của các công ty tư nhân. Đây là tâm thái thứ nhất của Giáo sư Chương: công ty tư nhân có quyền làm như thế, bạn không có cách nào kiện họ.

3 vạch giới tuyến cho tự do ngôn luận

Ở một phương diện khác, những social media (phương tiện truyền thông xã hội) này liệu có trở thành công cụ định hướng dư luận không? Giáo sư Chương cho rằng có, thậm chí bộ máy tuyên truyền của họ còn lớn mạnh hơn chính phủ, hễ phương tiện truyền thông xã hội này bị cánh tả nắm được, thì người ta chỉ nghe được ‘âm thanh một chiều’. Cho nên tuy rằng họ không kiểm duyệt ngôn luận, nhưng trên thực tế họ đã trở thành người kiểm duyệt ngôn luận. Đây là chỗ rất mâu thuẫn.

Mà Twitter đã trở thành ‘quảng trường công cộng’ thật sự, là nơi tập hợp phân phối thông tin và ý kiến. Vì thế hậu quả mà Twitter phong sát một số ngôn luận, cũng không kém hơn việc chính phủ phong sát một số loại ngôn luận. Do đó Giáo sư Chương chủ trương rằng: Twitter nên là một nền tảng của tự do ngôn luận, không nên tuỳ tiện phong sát bất cứ tài khoản nào, gồm cả việc Elon Musk cũng không được tuỳ tiện phong sát tài khoản.

Giáo sư Chương chủ trương tự do ngôn luận, nhưng tự do ngôn luận là chỉ về việc ‘tự do phát biểu ý kiến cá nhân’, cũng tức là: mặc dù tôi không thích nghe ý kiến của bạn, nhưng tôi không thể không cho bạn nói. Cho nên điều mà tự do ngôn luận biểu đạt là Sự thật và Ý kiến. Còn những làm bại hoại thuần phong mỹ tục không được tính là tự do ngôn luận.

Ví như vì sao hiện nay ở các rạp của Mỹ có rất nhiều phim sắc tình, hoặc trong phim có rất nhiều cảnh khoả thân, bởi vì những người ấy lấy tự do ngôn luận làm danh nghĩa để biểu đạt tự do, nói kiểu như ‘tuy họ không mang y phục, nhưng vì họ muốn biểu đạt quan điểm này nên mới không mang y phục, cho nên bạn đừng can thiệp họ’. Nhưng Giáo sư Chương không cho là như vậy.

Bởi vì trên thực tế họ đã tạo thành hậu quả phá hoại thuần phong mỹ tục, mà điều này không phải là tự do ngôn luận. Tự do ngôn luận trong quá khứ chủ yếu là chỉ về ngôn luận có tính chính trị hoặc là phát biểu ý kiến; chứ không phải là kiểu phát biểu ý kiến theo phương thức làm bại hoại thuần phong mỹ tục. Đây là giới tuyến thứ nhất về tự do ngôn luận: không cho phép ngôn luận làm bại hoại thuần phong mỹ tục.

Điểm thứ hai là những ngôn luận tạo thành nguy hiểm cho người khác, thì chúng ta phải hạn chế. Đây là lý do vì sao pháp luật các nước cấm những ngôn luận có tính uy hiếp cho an toàn của người khác. Ví như người khác uy hiếp đến an toàn tính mạng của tôi, thì tôi gọi cảnh sát, gọi FBI; lúc này người kia không thể nói rằng ‘đây là tự do ngôn luận của tôi’. Loại ngôn luận này phải bị cấm. Đây là điểm thứ hai.

Điểm thứ ba là những lời bịa đặt không thuộc về phạm trù của tự do ngôn luận. Mỗi người sinh ra có một cái miệng, ngoài việc để ăn thì còn để nói chuyện, còn cần trao đổi tư tưởng, đây là quyền do ông Trời cấp cho bạn. Nhưng Trời cấp cho bạn năng lực đó là để bạn có thể trao đổi và kết nối, chính là trao đổi tư tưởng, còn lời bịa đặt không đạt được mục đích trao đổi và kết nối, nó chỉ gây hiểu lầm và làm hại người khác. Cho nên lời nói dối bịa đặt không thuộc về phạm trù tự do ngôn luận.

Do đó khi chúng ta hiểu rõ 3 điểm này: những ngôn luận làm bại hoại thuần phong mỹ tục không phải tự do ngôn luận; ngôn luận uy hiếp người khác không phải là tự do ngôn luận; lời nói dối bịa đặt không phải là tự do ngôn luận; thì xuất phát từ góc độ này chúng ta sẽ giải thích được vì sao Elon Musk lại cấm ngôn luận của tài khoản ElonJet (bởi vì nó gây nguy hiểm cho Elon Musk và gia đình của ông).

Vì sao cần tự do ngôn luận?

Giáo sư Chương nói rằng, chúng ta cần minh bạch một vấn đề đó là: Vì sao chúng ta chủ trương tự do ngôn luận? Bởi vì vấn đề ngôn luận phải thông qua ngôn luận để giải quyết, chứ không phải thông qua cường quyền mà giải quyết. Đây là một cách nhìn của Giáo sư Chương về tự do ngôn luận, ‘mặc dù tôi không thích ngôn luận của bạn, nhưng tôi có thể phát biểu ngôn luận của tôi để counter (cân bằng) với ngôn luận bạn’.

Tự do ngôn luận có thể thông qua ngôn luận để đạt được cân bằng, những ý kiến bất đồng có thể biện luận với nhau, sau đó thông qua thảo luận công khai để giải quyết. Tuy rằng không thể đạt được nhận thức chung, nhưng Giáo sư Chương cho rằng tự do ngôn luận có thể cho dân chúng thấy được những ý kiến khác nhau, cho nên chúng ta xác thực là cần chủ trương tự do ngôn luận.

Giáo sư Chương giải thích thêm rằng, tự do ngôn luận là bảo hộ lớn nhất của người yếu thế. Giống như chuyện ĐCSTQ bức hại Pháp Luân Công, nếu các học viên Pháp Luân Công có tự do ngôn luận thì sự bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công sẽ không có cách nào xúc tiến được, bởi vì ĐCSTQ không có cách nào để biên tạo những lời bịa đặt về Pháp Luân Công.

Chúng ta chủ trương tự do ngôn luận là do: trong quá trình là người bị bức hại, họ cảm nhận sâu sắc về tính trọng yếu của tự do ngôn luận, đây là quyền lợi lớn nhất của người yếu thế, cho nên tự do ngôn luận không thể tuỳ tiện bị tước đoạt. Đây là điểm thứ nhất trong cách nhìn về tự do ngôn luận: Tự do ngôn luận phải đảm bảo quyền được nói của mọi người.

Điểm thứ hai, đặt vấn đề là: nếu hai bên thể hiện ra quan điểm bất đồng, công chúng làm thế nào phán đoán được quan điểm của ai là chính xác? Lúc này lại yêu cầu công chúng phải đề cao năng lực phán đoán và tố chất của bản thân. Đây là điểm thứ hai.

Giáo sư Chương đưa ra một án lệ (案例: trường hợp) mà Elon Musk đã đăng khi đưa ra một loạt các tài liệu của Twitter. Khi Twitter phong sát ông Trump, trong tài liệu đó có một người Hoa phản đối cách làm ấy, người đó nói rằng: ‘Tôi đến từ Trung Quốc đại lục, tôi hiểu được việc kiểm duyệt ngôn luận gây tổn hại như thế nào đối với công chúng‘. Người Hoa ấy chủ trương không nên phong sát ông Trump.

Nhưng rất nhanh sau đó người ấy đã bị phản bác bằng ý kiến rằng:

‘Bạn ở Trung Quốc là chính phủ kiểm duyệt nhân dân, chúng tôi ở Mỹ đây là nhân dân kiểm duyệt chính phủ (ý nói đến kiểm duyệt ông Trump/chính phủ của ông Trump)‘.

Điều này nghe qua có vẻ trôi tai ‘chính phủ Trung Quốc kiểm duyệt nhân dân, còn nhân dân Mỹ chúng tôi kiểm duyệt chính phủ’. Nhưng Giáo sư Chương đã đưa ra phản biện để chỉ 3 lỗi về logic như sau:

Cách nói này bề ngoài có vẻ đanh thép, nhưng trong đó có vài lỗi logic:

– Thứ nhất, ở đây không phải là nhân dân kiểm duyệt chính phủ, mà là công ty lớn (Twitter) đang kiểm duyệt chính phủ.

– Thứ hai, công ty Twitter của bạn không thể thay thế nhân dân, ít nhất Twitter cũng không đại biểu cho 75 triệu người dân đã bầu cho ông Trump.

– Thứ ba, các bạn kiểm duyệt chính phủ, nhưng đây là chính phủ bầu hợp pháp do người dân Mỹ bầu vào năm 2016. Vì sao bạn kiểm duyệt nó? Nếu bạn kiểm duyệt chính phủ Mỹ, bạn chính là đang lật đổ dân ý của năm 2016. Thế thì các bạn chính là uy hiếp lớn nhất của nền dân chủ.

Do đó Giáo sư Chương thấy rằng, những cách nói ‘tự thị nhi phi’ (似是而非: nghe có vẻ đúng nhưng thực chất là sai), sau khi thông qua critical thinking (tư duy phản biện), chúng ta rất dễ phát hiện nó sai về mặt logic. Điều này nói lên vấn đề gì? Chính là khi có những cách nói sai lệch như thế, vì sao không có ai phản bác có hiệu quả? Bởi vì năng lực critical thinking không đủ.

Do đó Giáo sư Chương mới chia sẻ rằng:

– Thứ nhất là chủ trương tự do ngôn luận.

– Thứ hai là công chúng nhất định phải đề cao tố chất và năng lực phán đoán của bản thân.

Lúc đó tự do ngôn luận mới phát huy hiệu quả tốt nhất. Đây là suy nghĩ sâu sắc về tự do ngôn luận mà Giáo sư Chương muốn chia sẻ hôm nay.

Quay trở lại câu chuyện Elon Musk phong sát tài khoản Twitter của một số ký giả, không lâu sau việc ấy, ông chủ của Tesla đã làm một cuộc điều tra ‘dân ý’ trên Twitter vào ngày 17/12/2022 rằng: ‘Có nên mở khoá những tài khoản trên hay không?’.

Kết quả có hơn 50 % người điều tra nói rằng nên mở, thế là Elon Musk đã mở lại những tài khoản trên. Nhưng điều này lại liên quan đến một vấn đề rằng: liệu đa số có luôn đúng, và ai mới là người có quyền phát ngôn thật sự, kính mời quý độc giả đón xem phần tiếp theo.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới