Saturday, April 27, 2024
Trang chủBiển nóngSự kiệnTQ tranh chấp lãnh thổ với bao nhiêu nước??

TQ tranh chấp lãnh thổ với bao nhiêu nước??

Trung Quốc là một quốc gia tham lam khi nhận hết đảo ở Trường Sa và Hoàng Sa là của họ, với người Việt Nam đây là vấn đề đặc biệt đáng quan tâm. Tuy nhiên, người Trung Quốc thì lại không nghĩ như vậy, bởi vì ngoài tranh chấp chủ quyền với Việt Nam họ còn tranh chấp với rất nhiều quốc gia khác, bảo sao họ là quốc gia bị ghét nhất trên thế giới.

Trung Quốc có tranh chấp chủ quyền với những quốc gia nào?

  • Bhutan

Năm 1949, Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng mà rất lâu trước đó hoàng tử của Tây Tạng đã trao tặng một số vùng đất cho Bhutan như một món quà, khi Trung Quốc đến họ không quan tâm lời hứa khi xưa, họ lấy cả những vùng đất mà Tây Tạng đã tặng cho Buhtan, điều này khiến Buhtan tất tức giận, họ cho rằng Trung Quốc đã cướp đất của mình và thế là tranh chấp xảy ra hai bên đã bắt đầu các cuộc đàm phán hàng năm để cố gắng giải quyết vấn đề này nhưng vẫn chưa thành công. Gần đây, mối quan hệ của hai nước ngày càng trở nên căng thẳng khi Trung Quốc đưa người đến xây rất nhiều cơ sở hạ tầng trên những vùng đất đang tranh chấp.

  • Ấn Độ

Trung Quốc và Ấn Độ cùng tuyên bố chủ quyền với một vùng đất có tên Aksai Chin nằm trên biên giới của hai nước, vùng đất này vốn dĩ chẳng có tài nguyên khoáng sản gì, nhưng với Trung Quốc nó là cầu nối để thực hiện mục đích làm bá chủ. Còn với Ấn Độ nếu mất vùng đất này 45 triệu dân ở các tỉnh xa xôi sẽ bị chia cắt. Vậy tại sao lại có tranh chấp? Khi Anh xâm lược Ấn Độ, giữa Anh và Tây Tạng đã ký một hiệp ước, theo đó khu vực tranh chấp thuộc chủ quyền của Ấn Độ nhưng khi Trung Quốc chiếm Tây Tạng thì Trung Quốc không chấp nhận hiệp ước này. Trung Quốc muốn lấy lại vùng đất đó và vì vậy tranh chấp xảy ra, tranh chấp này cũng dẫn đến các cuộc chiến tranh khiến nhiều người mất mạng.

  • Nhật Bản

Một trong những quốc gia mà Trung Quốc có tranh chấp lãnh thổ lâu nhất là Nhật Bản, đó là quần đảo Senkaku, Nhật Bản lập luận rằng họ đã khảo sát quần đảo này từ cuối thế kỷ 19 nhận thấy chúng bị bỏ hoang không có ai ở thời điểm đó. Ban đầu Trung Quốc chấp nhận điều này nhưng năm 1970 Trung Quốc phát hiện ra dưới đó là dầu mỏ và khí đốt nên đã quay xe và phản đối Nhật, Trung Quốc lập luận rằng họ đã tìm ra bằng chứng có thấy trước khi chiến tranh Trung – Nhật lần thứ nhất nổ ra người Trung Quốc đã phát hiện ra quần đảo và lúc đó cũng chưa có người Nhật nào xuất hiện. Vì vậy tranh chấp kéo dài cho đến ngày nay.

  • Đài Loan và Việt Nam

Hai quốc gia và khu vực này có tranh chấp như thế nào với Trung Quốc ắt hẳn ai cũng rõ.

Malaysia, Brunei và Philippines

Thực tế, không chỉ có Việt Nam mà Trung Quốc tranh chấp tại khu vực Biển Đông và trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Dẫu rằng Việt Nam có đủ bằng chứng để khẳng định hai quần đảo này là của Việt Nam. Nhưng Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Brunei, Philippines cũng tham gia tuyên bố họ có một phần lãnh thổ trên đó.

Đầu tiên phải kể đến là Philippines, bắt đầu tranh chấp chủ quyền với quần đảo Trường Sa bằng sự kiện Tổng thống Aquino tuyên bố rằng quần đảo Trường Sa phải thuộc về Philippines vì nó ở gần Philippines. Từ năm 1971 -1973, Philippines đã đưa quân chiếm đóng 5 đảo. Năm 1977-1978 chiếm thêm 2 đảo. Năm 1979 tuyên bố sắc lệnh của Tông thống Marcos ký ngày 11/6/1979, sẽ gộp toàn bộ quần đảo Trường Sa và một đơn vị hành chính của Philippines gọi là Calliam thuộc lãnh thổ Philippines. Năm 1980 Philippines còn chiếm đóng một đảo nữa nằm phía Nam Trường Sa đó là đảo Công Đo. Đến nay, Philippines đã chiếm đóng 9 đảo, đá trong quần đảo Trường Sa.

  • Malaysia

Tháng 12 năm 1979, Chính phủ Malaysia xuất bản bản đồ gộp vào lãnh thổ Malaysia khu vục phía Nam Trường Sa bao gồm đảo An Bang và Thuyền Chài đã từng do quân đội Việt Nam cộng hòa nắm giữ. Năm 1983-1984, Malaysia cho quân chiếm đóng 3 bãi ngầm ở phía Nam Trường Sa là Hòa Lau, Kiệu Ngựa, Kỳ Vân. Năm 1988 họ đóng thêm 2 bãi ngầm là Én Đất và Thám Hiểm. Hiện nay, Malaysia đang chiếm giữ 5 đảo, đá, bãi cạn trong quần đảo Trường Sa.

Brunei tuy được coi là một bên tranh chấp liên quan đến khu vực quần đảo Trường Sa nhưng trong thực tế Brunei chưa chiếm một vị trí cụ thể nào. Yêu sách của họ là ranh giới vùng biển và thềm lục địa được thể hiện trên bản đồ có phần chồng lấn lên khu vực phía Nam Trường Sa.

Trung Quốc cũng là quốc gia có tranh chấp với Triều Tiên mặc dù là đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc, Triều Tiên vẫn tranh chấp với Trung Quốc về quyền sở hữu hai con sông nằm ở khu vực biên giới là Jalu và Thuman cùng các đảo trên sông cả ngọn núi Patu nơi khởi nguồn của hai con sông. Đáng nói là Patu được cả người Triều Tiên và Hàn Quốc xem là núi thiêng của dân tộc. Một nguồn gốc tranh chấp khác là đường ra biển Nhật do đoạn cuối cùng của sông Thuman chảy giữa Triều Tiên và Nga nên Trung Quốc bị bịt lối ra biển, mặc dù cũng muốn tuyên bố chủ quyền với những khu vực tranh chấp nhưng Triều Tiên chưa bao giờ dám mạnh mẽ lên tiếng vì họ đang lệ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc.

  • Nga

Biên giới chung giữa Nga và Trung Quốc kéo dài 4.300km, cũng như với Triều Tiên, Trung Quốc cũng có tranh chấp với các đảo trên sông Ori, sông Amu và Argon với Nga. Trong quá khứ Trung Quốc đã công nhận khu vực tranh chấp là của Nga theo hiệp ước do nhà Thanh và Sa Hoàng ký vào thế kỷ 19. Tuy nhiên, sau đó Trung Quốc không công nhận. Vì tranh chấp hai nước này đã từng đụng độ biên giới trong vòng 7 tháng năm 1969, sau đó Trung Quốc tiếp tục tranh chấp với Tajikistan ở khu vực núi Pami giáp Tân Cương khiến cho quan hệ Trung Quốc và Liên Xô ngày càng rạn nứt. Đến năm 2005 tranh chấp biên giới Nga- Trung gần như kết thúc khi Nga lần lượt ký các thỏa thuận nhượng lại các khu vực này cho Trung Quốc.

Có thể thấy, Trung Quốc sống với hàng xóm láng giềng nào cũng có vấn đề và đặc biệt là lợi ích càng lớn thì tranh chấp lại càng to.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới