Saturday, May 4, 2024
Trang chủKinh tế - Văn hóa - Xã hộiPhân chia Vịnh Bắc Bộ- quốc gia nào chiếm phần lớn hơn?

Phân chia Vịnh Bắc Bộ- quốc gia nào chiếm phần lớn hơn?

Vịnh Bắc Bộ là một vịnh lớn ở Biển Đông và trong khu vực Thái Bình Dương. Hai nước Việt Nam và Trung Quốc từng đàm phán và phân chia khu vực này. Vậy điều kiện phân chia ra sao, Việt Nam nhận được bao nhiêu phần trăm diện tích Vịnh Bắc Bộ?

Bản đồ cổ trước Công ước Pháp-Thanh 1887 có mũi Bạch Long (Paklung) thuộc Việt Nam.

Vịnh Bắc Bộ nằm về phía Tây Bắc Biển Đông được bao bọc bởi bờ biển miền Bắc Việt Nam, lục địa Trung Quốc, bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam. Vịnh Bắc Bộ có diện tích khoảng 126.250km2. Đây là một trong những vịnh lớn ở Đông Nam Á và trên thế giới, chiều ngang rộng nhất khoảng 310km và nơi hẹp nhất khoảng 220km. Vịnh Bắc Bộ có hai cửa ra vào, một là eo biển Quỳnh Châu nằm giữa bán đảo lôi Châu và đảo Hải Nam của Trung Quốc, rộng khoảng 35km. Hai là cửa chính từ đảo Cồn Cỏ của Việt Nam tới mũi Oanh Ca trên đảo Hải Nam của Trung Quốc, rộng khoảng 207km. Phần vịnh tiếp giáp Việt Nam có chiều dài bờ vịnh là 763 km, chạy qua 10 tỉnh thành phố gồm Quảng Ninh, thành phố Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị. Phần thực về Việt Nam có hàng nghìn đảo ven bờ đặc biệt của đảo Bạch Long Vĩ nằm gần giữa Vịnh. Đảo rộng khoảng 2,5 km2, nằm cách bờ biển Việt Nam 110km vào bờ biển đảo Hải Nam khoảng 130km. Ngoài ra ven bờ phía Bắc Việt Nam còn sở hữu thắng cảnh Vịnh Hạ Long nổi tiếng với 2 lần được Unesco vinh danh.

Còn phần vịnh phía Trung Quốc có đường bờ biển dài 695 km, đi qua ba địa phương là Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, tỉnh Quảng Đông và tỉnh Hải Nam. Trong phạm vi đó, phía Trung Quốc sở hữu một số các đảo nhỏ ở phía Đông Bắc Vịnh. Trong đó, lớn nhất là đảo Vi Châu có diện tích hơn 30 km2, cách đất liền Trung Quốc khoảng 35km.

Dù tương đối nông và không thuận tiện cho các tuyến đường biển quốc tế nhưng Vịnh Bắc Bộ cũng có rất nhiều những thành phố cảng lớn như Hải Phòng của Việt Nam, Đam Châu thuộc tỉnh Hải Nam, Thanh Phong cảng, Khâm Châu và Bắc Hải thuộc khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc. Các thành phố này đều là cửa ngõ thông quan hàng hóa cho hàng hóa trong khu vực. Đặc biệt là thành phố Hải Phòng, đây là thành phố cảng quan trọng đồng thời là trung tâm công nghiệp cảng biển thương mại và công nghệ thuộc vùng Duyên Hải Bắc Bộ của Việt Nam. Vịnh Bắc Bộ còn là nơi sông Hồng – con sông lớn nhất trong khu vực đổ ra biển.

Vùng biển trong Vịnh Bắc Bộ có ý nghĩa hết sức quan trọng về an ninh quốc phòng và kinh tế đối với cả Việt Nam và Trung Quốc. Vịnh là nơi chứa đựng nhiều tài nguyên thiên nhiên, nổi bật là tài nguyên du lịch biển. Dọc bờ biển Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam có rất nhiều bãi cát đẹp nổi tiếng như Trà Cổ, Sầm Sơn, Cửa Lò, Nhật Lệ cùng nhiều bãi biển đẹp trên đảo như Quan Lạn, Ngọc Vừng, Cô Tô, Cát Hải rất thích hợp cho hoạt động vui chơi giải trí. Nhiều bãi biển có thể xây dựng các khu trung tâm du lịch biển lớn, đạt quy mô và tiêu chuẩn quốc tế. Các trung tâm du lịch biển lớn đã và đang phát triển tại vùng Vịnh Bắc Bộ là Hạ Long Cát Hải, Đồ Sơn, Vân Đồn, Hoàng Hóa Sầm Sơn, Đồng Hới Cửa Lò. Khu vực Vịnh Bắc Bộ còn là một môi trường lớn, đồng thời là ngư trường chính của cả Việt Nam và Trung Quốc, khi có khoảng 1.000 loài cá, trong đó có hơn 100 loài, chúng là đối tượng có giá trị kinh tế cao. Hàng năm cho phép khai thác và sản lượng hơn 200.000 tấn.

Ngoài ra, khu vực này còn có nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào, đặc biệt là dầu khí. Bể Trầm Tích Lôi Châu dày đặc bên dưới vịnh là mục tiêu rõ ràng cho việc thăm dò dầu khí của Trung Quốc. Còn bể Sông Hồng được cho là có quy mô và trữ lượng lớn nhất trong khu vực. Theo dự tính của công ty dầu khí ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc, khu vực Vịnh Bắc Bộ là một trong những nơi tập trung dầu khí lớn nhất trên thế giới. Nó có trữ lượng dầu khoảng 16 tỷ thùng tức là gấp gần 4 lần trữ lượng dầu đã được tìm thấy của Việt Nam và lượng khí tự nhiên vào khoảng 1.444 tỷ mét khối.

Các vùng đất ven biển Vịnh Bắc Bộ cũng có nguồn khoáng sản tương đối phong phú, trong đó, than đá là khoáng sản nổi bật nhất. Hiện nay, Quảng Ninh là nơi tập trung than đá có quy mô lớn nhất cả nước, các bể than được phân bố từ Mạo Khê thuộc thị xã Đông Triều đến ven biển thành phố Cẩm Phả và kéo dài ra đảo Cái Bầu thuộc huyện Vân Đồn. Ngoài ra, bể than Sông Hồng cũng đang được thử nghiệm khai thác. Trữ lượng ước tính của nó lên tới 210 tỷ tấn và 90 phần trăm sản lượng than tập trung ở tỉnh Thái Bình.

Vịnh Bắc Bộ cũng là nơi để hai quốc gia có thể phát triển lĩnh vực kinh tế biển, thương mại quốc tế, logistics góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực phía Bắc nước ta, đẩy mạnh giao lưu kinh tế với Tây Nam Trung Quốc, Bắc và Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan. Chính vì những ý nghĩa an ninh quốc phòng cũng như kinh tế nên phía Trung Quốc luôn muốn độc chiếm bờ vịnh này do trước đây chưa có một ranh giới cụ thể nào được vạch ra. Để giải quyết vấn đề này hai nước đã phải trải qua một quá trình đàm phán kéo dài gần ba thập niên từ năm 1974 đến năm 2000.

Qua ba vòng đàm phán, hai vòng đàm phán đầu không có kết quả. Năm 1991, vòng đàm phán quyết định Vịnh Bắc Bộ lần thứ ba mới đi vào thực chất và có những đồng thuận để tiến tới ký kết hiệp ước phân định. Trong thời gian 10 năm từ năm 1991 đến năm 2000, đàm phán phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc trải qua bảy cuộc đàm phán cấp chính phủ, ba cuộc gặp không chính thức của trưởng đoàn đàm phán cấp chính phủ, 18 cuộc đàm phán cấp chuyên viên, nhóm công tác liên hợp, 10 cuộc họp tổ chuyên gia đo vẽ kỹ thuật quân định và xây dựng tổng đồ Vịnh Bắc Bộ, 6 cuộc đàm phán về hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ.

Ngày 25/12/2000, hiệp ước phân định Vịnh Bắc Bộ được ký kết. Tới ngày 30/6/2004 thì hai bên đã trao đổi văn kiện phê chuẩn hiệp ước phân định Vịnh Bắc Bộ và dưới đây là phần phân chia Vịnh Bắc Bộ theo Hiệp định phân định giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ba hiệp định này gồm 11 điều bằng hai thứ tiếng là tiếng Trung và tiếng Việt, cả hai văn bản này đều có giá trị như nhau. Trong Hiệp định ở khoản 2 điều 1 quy định Vịnh Bắc Bộ là Vịnh nửa kín được bao bọc ở phía bắc bởi bờ biển lãnh thổ đất liền của hai nước Việt Nam và Trung Quốc với đường bờ biển bán đảo Lôi Châu và đảo Hải Nam của Trung Quốc, phía Tây bởi bờ biển đất liền Việt Nam và giới hạn ở phía nam bởi đoạn thẳng nối lên từ điểm nhô ra cao nhất của mép ngoài cùng của mũi Oanh Ca – đảo Hải Nam của Trung Quốc có tọa độ địa lý là vĩ tuyến 18 độ 31 phút 19 độ vĩ Bắc, kinh tuyến 18 độ 41 phút 17 độ kinh Đông, qua đảo Cồn Cỏ của Việt Nam đến một điểm trên bờ biển Việt Nam có tọa độ địa lý là vĩ tuyến 16 độ 57 phút 40 độ vĩ Bắc và kinh tuyến 107 độ 08 phút 42 độ kinh Đông. Như vậy giới hạn của Vịnh Bắc Bộ đã được quy định trong bản hiệp định này.

Ở điều 2 quy định, Việt Nam và Trung Quốc đồng ý đường phân chia lãnh hải vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước trong Vịnh Bắc Bộ, được xác định qua 21 điểm tuần tự với nhau qua các đoạn thẳng. 21 điểm này được xác định bằng tọa độ địa lý. Phần này chúng tôn chỉ nêu khái quát để dễ hình dung. Còn về tọa độ cụ thể các bạn có thể tìm hiểu trên trang Thư viện Pháp luật.

Theo hiệp định từ điểm số 9 đến điểm số 21 được quy định là ranh giới chung cho cả vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Nếu chiếu theo đường phân chia này thì Việt Nam được 53,23% diện tích, Trung Quốc được 46,77% diện tích Vịnh Bắc Bộ. Bản hiệp định này cho đến nay vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau, có người cho rằng Việt Nam đã từ bỏ đường biên giới lịch sử trong Vịnh Bắc Bộ. Theo công ước Pháp Thanh năm 1887 điểm thỏa thuận một đường phân định mới bất lợi cả về diện tích lẫn tài nguyên thiên nhiên. Vậy nhận định trên là đúng hay sai?

Để làm rõ trước hết chúng ta nên trả lời câu hỏi trong Vịnh Bắc Bộ có đường phân định do lịch sử để lại hay không? Cùng coi lại cuối thế kỷ thứ 19, Trung Hoa khi đó nằm dưới sự cai trị của nhà Thanh đang âm mưu chiếm lấy những tỉnh về phía Bắc Sông Hồng của Việt Nam. Tuy nhiên, người Pháp khi đó muốn chiếm toàn bộ miền Bắc của Việt Nam để cùng với Việt Nam gây ra sức ép, buộc nhà Nguyễn đầu hàng. Vì vậy dẫn đến chiến tranh Pháp – Thanh diễn ra từ tháng 9/1884 đến tháng 6/1885. Hiệp ước Thiên Tân 1885 được ký kết giữa chính phủ pháp và nhà Thanh và hai bên đã bắt đầu vào việc xây dựng biên giới giữa miền Bắc Việt Nam và Trung Hoa. Sau đó công ước Pháp – Thanh năm 1887 ra đời. Một đoạn trong công ước Pháp – Thanh 1887 phân định Hải phận của miền Bắc Việt Nam với Trung Hoa trong Vịnh Bắc Bộ như sau: tại Quảng Đông, hai bên thỏa thuận rằng những điểm tranh chấp về phía Đông và phía Đông Bắc của Móng Cái, những điểm này ở bên kia đường biên giới đã được Ủy ban phân định xác định. Khi chúng được giao cho Trung Hoa như hòn đảo ở phía Đông của đường kinh tuyến Paris 105 độ 43 phút kinh độ Đông, có nghĩa là đường thẳng Bắc Nam đi qua đông điểm của đảo Tcha-Kou hay Hoantran – Trà cổ ngày nay và tạo thành đường biên giới cũng được giao cho Trung Hoa. Cách đảo Cô Tô và những đảo khác về phía Tây của đường kinh tuyến này thì giao cho An Nam.

Nhiều người dựa vào đặc điểm này cho rằng Việt Nam đáng ra phải được hưởng nhiều hơn diện tích của Vịnh Bắc Bộ. Họ cho rằng đường kinh tuyến Paris 105 độ 43 phút sẽ chạy thẳng xuống phía dưới và kết thúc ở điểm giới hạn của Vịnh Bắc Bộ mà Việt Nam với Trung Quốc cùng nhau thống nhất trong bản Hiệp định được ký kết năm 2000. Tuy nhiên, với điều kiện khoa học kỹ thuật của thế kỷ thứ 19 cả hai bên Pháp và nhà Thanh chưa thực hiện được điều này. Trên tấm bản đồ đính kèm các bạn có thể thấy dòng chữ ở giữa tấm bản đồ tạm dịch là đường kinh tuyến Paris 105 độ 43 phút đi qua đông điểm của đảo Trà Cổ làm thành đường biên giới bắt đầu tại điểm mà điều ước của công ước chấm dứt. Tức là kinh tuyến Paris 105 độ 43 phút từ cực Đông đảo Trà Cổ ra biển và ngừng cách đảo khoảng 5 Hải Lý khoảng 5,2 km chứ không phải là kéo dài đến cửa vịnh và đường kinh tuyến chỉ phân chia các đảo và phân chia lãnh hải ven bờ.

Như vậy, trong công ước Pháp -Thanh không phải nói về đường kinh tuyến Paris là ranh giới phân định biển dành cho toàn bộ Vịnh Bắc Bộ. Nếu trong công ước Pháp Thanh có nói thêm đoạn đường kinh tuyến Paris 105 độ 43 phút vừa là ranh giới phân chia biển cho toàn Vịnh Bắc Bộ và đặt ra giới hạn của Vịnh thì việc Việt Nam từ bỏ chủ quyền lịch sử là đúng. Cũng giống như đường Brévié trong phân chia biển và đảo giữa Việt Nam và Campuchia. Những quy định về giới hạn của kinh tuyến Paris về Vịnh Bắc Bộ khá mơ hồ và dễ gây hiểu lầm nên việc Việt Nam từ bỏ những chủ quyền lịch sử với Vịnh Bắc Bộ là không đúng vì trước đó không có bất cứ ghi chép nào về ranh giới phân định Vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nếu bạn đang tìm hiểu về quá trình đàm phán thì sẽ thấy ban đầu Việt Nam và đưa ra những căn cứ theo công ước Pháp Thanh năm 1987 để đàm phán phân chia, cốt sao giành lại được nhiều nhất Vịnh Bắc Bộ cho Việt Nam. Nhưng phía Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa không đồng ý, Bắc Kinh quyết tâm theo đuổi quan điểm đại thể chia đôi. Do vậy phía Việt Nam đã thỏa thuận theo nguyên tắc của Công ước của Liên Hợp Quốc và luật biển năm 1982, UNCLOS đó là nguyên tắc thỏa thuận có tính đến mọi hoàn cảnh liên quan để phân định Vịnh Bắc Bộ đảm bảo tính công bằng mà hai bên có thể chấp nhận được.

Luật sư Hoa Kỳ Brice Clagett – một chuyên gia trong lĩnh vực phân định biên giới trên biển từng nhận xét: việc vạch ranh giới phải dựa trên cơ sở địa lý, nguyên tắc tỷ lệ chiều dài bờ biển chỉ là một thước đo phỏng trưng cho sự công bằng. Dù tỉ lệ diện tích bằng tỉ lệ chiều dài bờ biển và có thể tồn tại những sự bất công mà nguyên tắc tỷ lệ chiều dài bờ biển không phát hiện được. Vì vậy cần phải xác đến các khía cạnh địa lý quan trọng nhất là đường trung tuyến được vạch giữa những điểm nào mà ảnh hưởng của các đảo của Việt Nam và Trung Quốc trong việc vạch và điều chỉnh đường trung tuyến. Xuất phát từ những phân tích này và căn cứ vào những điều kiện địa lý cụ thể của Vịnh Bắc Bộ, đường phân định Vịnh Bắc Bộ cuối cùng là một trung tuyến có điều chỉnh là một giải pháp đáp ứng được các nguyên tắc công bằng mà hai bên đã chấp nhận. Cụ thể là ranh giới trong Vịnh Bắc Bộ là 1 đường trung tuyến có điều chỉnh, đường này cách đảo Bạch Long Vĩ 15 hải lý khoảng 27,8km. Như vậy đảo được hưởng lãnh hải rộng 10 hải lý khoảng 23,3 km cùng với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa rộng 3 hải lý tức 5,6 km. Đảo Cồn Cỏ cũng là một đảo nhỏ nhưng nằm gần bờ biển Việt Nam hơn cách bờ 13 hải lý khoảng 24km nên được hưởng 50% hiệu lực trong việc phân chia vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa tại đường đóng cửa vịnh.

Chung quy lại hiệp định này là một kết quả công bằng đạt được trên cơ sở luật pháp và điều kiện cụ thể của Vịnh. Vịnh Bắc Bộ đã được phân chia phù hợp với nguyên tắc của luật pháp và thực tiễn quốc tế hợp tình hợp lý và nó đảm bảo được sự công bằng mà hai bên chấp nhận được.

Hiện nay, Biển Đông nói chung là một khu vực rất phức tạp và nhạy cảm. Trong hội nghị An ninh Châu Á Shangri-La mới đây, bên cạnh vấn đề Đài Loan thì biển Đông là vấn đề các cường quốc quan tâm hơn cả. Trong bối cảnh mới, Việt Nam của các nước Đông Nam Á cần có những hoạch định lâu dài tránh rơi vào những vòng xoáy tranh giành quyền lực giữa các cường quốc.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới