Saturday, April 27, 2024
Trang chủPháp luật biểnVăn bản pháp lý quốc tế7 năm Phán quyết Tòa trọng tài - một dấu ấn lịch...

7 năm Phán quyết Tòa trọng tài – một dấu ấn lịch sử đối với tranh chấp ở khu vực Biển Đông (Phần 1)

16h00 ngày 12/7/2016 (giờ Hà Nội, tức là 11h00 giờ Hà Lan), cả thế giới nín thở, hồi hộp chờ đợi Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông giữa Phi-lip-pin và Trung Quốc được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Luật Biển 1982 (Tòa Trọng tài) công bố phán Phán quyết sau hơn 3 năm thụ lý và phân xử.

Trước đó, thông tin về thời điểm công bố Phán quyết đã được công bố và do đó, vào thời điểm 16h00 ngày 12/7/2016, hàng triệu người trên thế giới đã cùng truy cập vào website của Tòa trọng tài thường trực (PCA) khiến cho mạng của PCA bị nghẽn và hầu như không thể truy cập. Điều này càng tạo ra sự tò mò và phấn khích cho những người quan tâm đến vụ kiện và Phán quyết.

Trong vòng khoảng 1 tiếng sau khi Phán quyết và Bản tóm tắt Phán quyết được công bố chính thức, hàng triệu người đã chia sẻ, truyền tay nhau nội dung hai văn bản này và hàng triệu người cũng đã vỡ òa cảm xúc khi 14/15 đệ trình của Phi-líp-pin được Tòa trọng tài ủng hộ trong kết luận của mình. Cũng chỉ trong một vài tiếng sau đó, Bộ Ngoại giao Phi-líp-pin và hàng loạt nước trong và ngoài khu vực đã lên tiếng về Phán quyết và phía Trung Quốc cũng đã có phản ứng ngay lập tức.

Những ngày sau đó, 479 trang Phán quyết đã được nhiều học giả, chuyên gia luật pháp quốc tế nhận xét, bình luận dưới nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên, đa phần đều đi đến một nhận định chung là Phán quyết đã là một dấu ấn đi vào lịch sử , tạo ra một khuôn khổ pháp lý mới cho tranh chấp ở khu vực Biển Đông.  Phán quyết cũng được cho là sẽ mở ra cơ hội lớn hơn cho việc xử lý các tranh chấp ở khu vực Biển Đông.

7 năm qua cho thấy những nhận định nêu trên về Phán quyết là hoàn toàn chính xác cho dù chính giới, học giả Trung Quốc tìm mọi cách có thể để hạ thấp vai trò của Phán quyết. Phán quyết đã chứng minh sức sống mãnh liệt của mình, ngày càng phát huy vai trò trên thực tế, ngày càng trở thành một phần quan trọng của luật pháp quốc tế nói chung, Luật Biển quốc tế nói riêng.

Nhân dịp này, chúng ta cùng nhìn lại nội dung Phán quyết và những đóng góp của Phán quyết đối với khu vực Biển Đông cũng như đối với cộng đồng quốc tế.

Các mốc chính và nội dung vụ kiện và Phán quyết

Ngày 22/01/2013, cộng đồng quốc tế đã khá bất ngờ trước việc Phi-líp-pin đã vận dụng các quy định tại Phụ lục VII của Công ước 1982, khởi động tiến trình trọng tài để kiện Trung Quốc liên quan đến vấn đề quyền lịch sử, cơ sở xác định quyền có vùng biển, quy chế pháp lý của một số thực thể thuộc quần đảo Trường Sa, các hành động của Trung Quốc mà Phi-líp-pin cho là bất hợp pháp. Các nội dung kiện của phía Phi-líp-pin được cụ thể hóa trong 15 yêu cầu cụ thể của nước này[1]. Ngay sau khi Phi-líp-pin khởi động vụ kiện, ngày 19/2/2003, Chính phủ Trung Quốc đã từ chối và trả lại công hàm của Phi-líp-pin cùng với đơn khởi kiện Trung Quốc, chính thức chính sách “không chấp nhận cũng như không tham gia vào tiến trình trọng tài do Phi-líp-pin khởi xướng”.

Tuy nhiên, theo các quy định có liên quan của Công ước Luật Biển 1982 (Phần XV và Phụ lục VII), việc “vắng mặt của một bên hoặc việc một bên không thực hiện việc biện hộ không tạo nên bất kỳ rào cản nào cho tiến trình tố tụng” miễn là “Tòa trọng tài phải chắc chắn rằng Tòa có thẩm quyền giải quyết vụ tranh chấp cũng như nội dung vụ kiện phải được chứng minh đầy đủ cả về mặt pháp lý và thực tế”. Theo quy định, Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông giữa Phi-líp-pin và Trung Quốc gồm có 5 trọng tài viên, hình thành bằng cách Phi-líp-pin và Trung Quốc mỗi nước bổ nhiệm 01 trọng tài đại diện cho mình trong vòng 30 ngày tính từ ngày Phi-líp-pin khởi kiện. Tuy nhiên, do Trung Quốc không tham gia vụ kiện, nên việc


[1] 1) Phạm vi các vùng biển mà Trung Quốc có quyền được hưởng trên Biển Đông, cũng giống như Phi-líp-pin, không thể vượt ngoài những gì được Công ước Luật Biển 1982 cho phép; 2) Các yêu sách của Trung Quốc về các quyền chủ quyền và quyền tài phán và đối với “các quyền lịch sử” đối với các vùng biển trên Biển Đông nằm bên trong cái gọi là “đường chin đoạn” là trái với Công ước Luật Biển 1982 và không có hiệu lực pháp lý trong chừng mực mà chúng vượt quá các giới hạn địa lý và thực chất của các vùng biển mà Trung Quốc có quyền được hưởng theo Công ước Luật Biển 1982; 3) Bãi Scarborough không được hưởng vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa riêng; 4) Bãi Vành Khăn, bãi Cỏ Mây và đá Xu- bi đều là các bãi cạn nửa nổi, nửa chìm và chúng không thể có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa, đồng thời không phải là các thực thể có thể được thụ đắc thông qua chiếm đóng hay cách khác; 5) Bãi Vành Khăn, và bãi Cỏ Mây là một phần vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Phi-líp-pin; 6) Đá Ga-ven và đá Ken-nan (bao gồm cả đá Huy-gơ) là các bãi cạn nửa nổi, nửa chìm và chúng không thể có lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa, nhưng ngấn nước thấp nhất của chúng có thể được dùng để lần lượt xác định đường cơ sở để tính chiều rộng lãnh hải của đảo Nam Yết và Sinh Tồn; 7) Bãi Gạc Ma, đá Châu Viên và đá Chữ Thập không thể được hưởng vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa; 8) Trung Quốc đã can thiệp một cách bất hợp tới việc Phi-líp-pin hưởng và thực thi các quyền chủ quyền của mình liên quan đến các nguồn tài nguyên sinh vật và phi sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi-líp-pin; 9) Trung Quốc đã hành động một cách bất hợp pháp khi không ngăn cả công dân và tàu thuyền của mình khai thác các nguồn tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi-líp-pin; 10) Trung Quốc đã ngăn cản một cách bất hợp pháp việc ngư dân Phi-líp-pin theo đuổi kế sinh nhai bằng việc can thiệp vào các hoạt đồng đánh bắt cá truyền thống tại bãi Scarborough; 11) Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ theo Công ước Luật Biển 1982 trong việc bảo vệ và bảo tồn môi trường biển ở bãi Scarborough và bãi Cỏ Mây; 12) Việc Trung Quốc chiếm đóng và tiến hành các hoạt động xây dựng tại bãi Vành Khăn: (a) vi phạm các điều khoản của Công ước liên quan đến các đảo nhân tạo, thiết bị và công trình; (b) vi phạm nghĩa vụ của Trung Quốc trong việc bảo vệ và bảo tồn môi trường biển theo Công ước; và (c) cấu thành các hành vi bất hợp pháp trong việc cố tình chiếm đoạt theo cách vi phạm Công ước; 13) Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ theo Công ước trong việc sử dụng các tàu chấp pháp một cách nguy hiểm, gây ra nguy cơ nghiêm trọng về va chạm với tàu của Phi-líp-pin hoạt động xung quanh bãi Scarborough; 14) Từ khi vụ kiện trọng tài được bắt đầu từ tháng 01/2013, Trung Quốc đã làm trầm trọng thêm và mở rộng tranh chấp thông qua: (a) can thiệp vào các quyền hàng hải của Phi-líp-pin trong vùng nước tại và tiếp giáp bãi Cỏ Mây; (b) ngăn cản việc luân chuyển và tiếp tế cho lực lượng Phi-líp-pin đồn trú tại bãi Cỏ Mây; và (c) đe dọa đến sức khỏe và đời sống của lực lượng Phi-líp-pin đồn trú tại Cỏ Mây; 15) Trung Quốc phải chấm dứt có thêm các yêu sách và hành động phi pháp.

chỉ định trọng tài đại diện cho Trung Quốc thuộc về thẩm quyền của Chánh án Tòa án quốc tế về Luật Biển. Ngày 25/3/2013, một thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật Biển, thẩm phán Stanislav Polack, quốc tịch Ba Lan đã được lựa chọn làm trọng tài đại diện cho Trung Quốc. Đồng thời, 3 trọng tài viên còn lại là ông Jean- Pierre Cot (Thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật Biển, quốc tịch Pháp),  Alfred Soon (Thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật Biển, quốc tịch Hà Lan) và Thomas Mensah (cựu Chánh án Tòa án quốc tế về Luật Biển, quốc tịch Gha-na)[1] và ông Thomas Mensah được cử làm Chủ tịch Tòa trọng tài. Trọng tài đại diện cho Phi-líp-pin là ông Rudiger Wolfrum, quốc tịch Đức và cũng là cựu thẩm phán Tòa án quốc tế về Luật Biển. Nhìn vào danh sách các trọng tài viên chúng ta thấy đây đều là những người có chuyên môn sâu về Luật Biển quốc tế và đều là thẩm phán của Tòa án quốc tế về Luật Biển. Hay nói một cách khác, đây cũng chính là vụ xét xử của “Tòa án quốc tế về Luật Biển”.

Ngày 30/3/2014, Phi-líp-pin đã đệ trình lên Tòa trọng tài Bản bị vong lục lần thứ nhất của mình gồm khoảng 4000 trang bao gồm các lập luận, văn bản và sơ đồ, bản đồ. Tiếp đó, 15/3/2015, Phi-líp-pin đệ trình thêm trên 3000 trang tài liệu cho Tòa. Trong toàn bộ tiến trình này, Trung Quốc tiếp tục quan điểm không chấp nhận vụ kiện và không đệ trình bất cứ văn bản nào.

Do việc Trung Quốc không tham gia vụ kiện nên, Tòa trọng tài đã tiến hành một cách khá cẩn trọng hoạt động xét xử của mình và quá trình này Tòa đã ra 02 phán quyết, thứ nhất Phán quyết về thẩm quyền và khả năng thụ lý vụ việc (29/10/2015) và Phán quyết về nội dung vụ kiện (12/7/2016).

Phán quyết về nội dung vụ kiện đã làm rõ ý kiến của Tòa trọng tài đối với 15 đề nghị xét xử của Phi-líp-pin theo đó, Tòa trọng tài đã quyết định: Về ‘đường chín đoạn’ và yêu sách “quyền lịch sử” của Trung Quốc trên các vùng biển thuộc Biển Đông: Tòa Trọng tài đã xem xét lịch sử của Công ước và những điều khoản của nó liên quan đến các vùng biển và kết luận rằng mục đích của Công ước là quy định một cách toàn diện các quyền của các quốc gia đối với các vùng biển. Tòa cũng nhận thấy rằng yêu sách về quyền lịch sử của Trung Quốc đối với các tài nguyên là không phù hợp với quy định chi tiết về quyền và vùng biển của Công ước và kết luận rằng, nếu Trung Quốc có quyền lịch sử đối với tài nguyên ở các vùng biển ở Biển Đông, những quyền đó đã bị xóa bỏ bởi việc Công ước có hiệu lực ở chừng mực mà chúng không phù hợp với hệ thống các vùng biển


[1] Ông Chris Pinto, quốc tịch Srilanca được Chủ tịch Tòa án Luật biển chỉ định làm Trọng tài viên. Tuy nhiên, do ông Chris Pinto có vợ là người Phi-líp-pin nên ông Chris Pinto đã chủ động xin không tham gia và ông Thomas Mensah được chỉ định thay thế.

của Công ước. Do đó, Tòa kết luận rằng, giữa Philippines và Trung Quốc, không có căn cứ pháp lý nào để Trung Quốc yêu sách các quyền lịch sử đối với tài nguyên, bên ngoài những quyền quy định trong Công ước, tại các vùng biển nằm bên trong ‘đường chín đoạn’.

Về Quy chế của các thực thể tại Biển Đông: Theo Tòa Trọng tài, Điều 13 và 121 của Công ước quy định rõ, các thực thể nổi trên mặt nước vào lúc thủy triều lên cao sẽ ít nhất được hưởng lãnh hải 12 hải lý, trong khi những cấu trúc bị chìm khi thủy triều lên sẽ không có quyền có các vùng biển. Tòa Trọng tài cũng đã giải thích rõ Điều 121, đặc biệt là khoản 3 của Điều này, theo đó Tòa kết luận rằng các quyền có vùng biển của một cấu trúc phụ thuộc vào (a) năng lực khách quan của cấu trúc; (b) trong điều kiện tự nhiên, nó có thể duy trì hoặc (c) một cộng đồng dân cư ổn định hoặc (d) hoạt động kinh tế mà không phụ thuộc vào tài nguyên bên ngoài và cũng không thuần túy mang tính chất khai thác.

Trên cơ sở các phân tích của mình, Tòa Trọng tài nhất trí với Philippines rằng bãi Scarborough, Gạc Ma, Châu Viên và Chữ Thập là các cấu trúc nổi và Xu Bi, Huy-gơ, Vành Khăn và Cỏ Mây là cấu trúc chìm trong điều kiện tự nhiên. Tuy nhiên, Tòa Trọng tài không nhất trí với Philippines về quy chế của Ga Ven (phía Bắc) và Ken Nan và kết luận rằng cả hai đều là cấu trúc nổi. Tòa Trọng tài cũng kết luận rằng tất các cấu trúc nổi tại Trường Sa (bao gồm, ví dụ, Ba Bình, Thị Tứ, Bến Lạc, Trường Sa, Song Tử Đông, Song Tử Tây) đều là “đảo đá” về mặt pháp lý và không tạo ra vùng đặc quyền kinh tế hoặc thềm lục địa và Công ước không quy định việc một nhóm các đảo như quần đảo Trường Sa sẽ có các vùng biển với tư cách là một thực thể thống nhất.

Về các hành vi của Trung Quốc tại Biển Đông: Sau khi kết luận Vành Khăn, Bãi Cỏ Mây và Bãi Cỏ Rong là cấu trúc chìm, tạo thành một phần của vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Phi-líp-pin và không chồng lấn với bất kỳ vùng biển nào Trung Quốc có thể có, Tòa Trọng tài khẳng định Công ước đã rõ ràng trong việc trao quyền chủ quyền cho Philippines đối với các khu vực biển trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này. Tòa Trọng tài xác định, trên thực tế, Trung Quốc đã (a) can thiệp vào việc thăm dò dầu khí của Phi-líp-pin tại Bãi Cỏ Rong; (b) chủ ý cấm các tàu Philippines đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi-líp-pin và (c) bảo vệ cho và không ngăn ngừa các ngư dân Trung Quốc đánh bắt cá trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi-líp-pin tại Vành Khăn và Bãi Cỏ Mây, và (d) xây dựng các công trình và đảo nhân tạo tại Vành Khăn mà không được sự đồng ý của Phi-líp-pin. Do vậy Tòa Trọng tài kết luận rằng Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền của Phi-líp-pin đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước này.

 Tòa cũng xác định rằng Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ tôn trọng quyền đánh cá truyền thống của ngư dân Phi-líp-pin khi ngăn chặn tiếp cận bãi cạn Scarborough sau tháng 5 năm 2012; khẳng định quyền đánh cá truyền thống tại bãi Scarborough đã tồn tại từ lâu đối với ngư dân các nước trong khu vực.

Tòa Trọng tài cũng xem xét tác động của các hành vi của Trung Quốc đối với môi trường biển. Tòa Trọng tài xác định rằng việc Trung Quốc cải tạo đất quy mô lớn và xây dựng đảo nhân tạo gần đây tại bảy cấu trúc tại Trường Sa đã gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với môi trường rặng san hô và Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ của mình theo Điều 192 và 194 của Công ước trong việc bảo tồn và bảo vệ môi trường biển đối với các hệ sinh thái dễ bị tổn thương và môi trường sinh sống của các loài động vật bị đe dọa, sắp cạn kiệt. Đồng thời Tòa Trọng tài cũng xác định rằng ngư dân Trung Quốc đã thực hiện việc khai thác động vật bị đe dọa như rùa biển, san hô và trai khổng lồ ở quy mô lớn tại Biển Đông, sử dụng các biện pháp gây hủy hoại nghiêm trọng đối với môi trường rặng san hộ. Tòa Trọng tài xác định rằng chính quyền Trung Quốc đã nhận thức được các hành vi này và không thực hiện nghĩa vụ cẩn trọng theo Công ước để ngăn chặn.

Tòa Trọng tài xác định rằng các tàu chấp pháp của Trung Quốc đã liên tiếp tiếp cận tàu Phi-líp-pin với tốc độ cao và cố gắng cắt đầu các tàu này ở khoảng cách gần, tạo ra nguy cơ đâm va cao và nguy hiểm cho tàu và người của Phi-líp-pin. Tòa Trọng tài kết luận rằng Trung Quốc đã vi phạm nghĩa vụ theo Công ước về Quy định Quốc tế để Ngăn ngừa Va chạm trên Biển 1972 và Điều 94 của Công ước liên quan đến an toàn hàng hải.

Về việc làm trầm trọng thêm tranh chấp giữa các Bên: Trong Tòa Trọng tài thấy rằng Trung Quốc đã (a) xây dựng một đảo nhân tạo lớn tại Vành Khăn, một cấu trúc lúc chìm lúc nổi nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines; (b) gây ra hủy hoại lâu dài, không thể phục hồi đối với hệ sinh thái rặng san hộ và (c) phá hủy lâu dài các chứng cứ về điều kiện tự nhiên của các cấu trúc này. Tòa Trọng tài kết luận rằng Trung Quốc đã vi phạm các nghĩa vụ về kiềm chế làm trầm trọng thêm và kéo dài tranh chấp giữa các Bên trong khi chờ quá trình xét xử./.

RELATED ARTICLES

Tin mới