Wednesday, May 1, 2024
Trang chủThâm cung bí sửNghệ thuật “photoshop” ảnh lãnh tụ của TQ và Liên Xô 70...

Nghệ thuật “photoshop” ảnh lãnh tụ của TQ và Liên Xô 70 năm trước

Phiên bản đầu tiên của bức hình, thực tế là một bức tranh sơn dầu có tên “Đại lễ Quốc Khánh” bao gồm một hàng nhân vật đứng sau Mao Trạch Đông, lần lượt từ trái qua là Chu Đức, Lưu Thiếu Kỳ, Tống Khánh Linh, Lý Thế Thâm, Trương Lan và Cao Cương là Phó chủ tịch của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa. Trong phiên bản thứ hai đã được chỉnh sửa vào năm 1955 có một thay đổi quan trọng, Cao Cương ở ngoài cùng bên phải đã bị biến thành một chậu hoa. Tại sao Cao Cương lại trở thành một chậu hoa? Bởi trong vài năm đầu tiên, Cao Cương và Nhiêu Sấu Thạch đã liên minh với nhau và chống lại Mao Trạch Đông và Đảng cộng sản Trung Quốc. Lịch sử gọi đây là sự kiện “Cao Nhiêu”.

Trong phiên bản thứ ba của bức hình “Đại lễ Quốc Khánh” được chỉnh sửa lại trong trong “Đại cách mạng Văn Hoá”, Lưu Thiếu Kỳ cũng biến mất Lưu Thiếu Kỳ đã bị đấu tố trong những ngày đầu của cách mạng Văn Hoá.

Mục đích của việc chỉnh sửa ảnh chủ yếu gồm; xử lí nghệ thuật và xử lí chính trị. Xử lí nghệ thuật là để cho bức ảnh trông đẹp hơn, làm nổi bật hình tượng chính trị. Có nhiều cách xử lí nghệ thuật, chẳng hạn xoá nếp nhăn, tăng độ bóng cho khuôn mặt, biến ảnh đen trắng thành ảnh màu…

Việc xử lí nghệ thuật cá biệt ở Trung Quốc còn có tăng chiều cao, dù sao có thể chấp nhận được, bởi suy cho cùng ai cũng có niềm yêu thích cái đẹp.

Nhưng xử lí chính trị không đơn giản như thế, bởi sẽ thực hiện các thay đổi lớn đối với ảnh, chẳng hạn xoá ai đó đi hoặc thêm ai đó vào. Những bức ảnh bị Đảng Cộng sản Trung Quốc thay đổi thường hoàn toàn khác và vi phạm nghiêm trọng sự thật lịch sử. Ví dụ, Lưu Thiếu Kỳ không chỉ biến mất trong bức hình Đại lễ Quốc Khánh Đảng Cộng sản Trung Quốc nói ở trên mà còn biến mất trong nhiều dịp khác. Chẳng hạn như một bức ảnh sau khi Lưu Thiếu Kỳ được bầu làm chủ tịch nước năm 1959, Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ đã cùng nhau xuất hiện trước công chúng, kết quả là sau vài năm trong ảnh chỉ còn lại mỗi mình Mao Trạch Đông, bức ảnh được chỉnh sửa hậu cảnh trông cũng rất công phu.

Tương tự như vậy, trong một hình ảnh khác ghi lại chuyến bay trở về của Chu Ân Lai sau khi đến thăm Liên Xô năm 1964, Mao Trạch Đông và Lưu Thiếu Kỳ đón ông ta tại sân bay, sau khi chỉnh sửa xoá họ Lưu đi, bức ảnh đã được lưu truyền rộng rãi. Có thể thấy, đây không phải là ai đó chỉnh sửa hay cắt hình đơn giản mà có sự chỉnh sửa chi tiết kĩ lưỡng, trong bức ảnh gốc trang phục của Lưu Thiếu Kỳ có chờm một phần lên tay áo của Mao.

Một trường khác là Bành Chân. Bành Chân được coi là thân tín của Lưu Thiếu Kỳ. Trước cách mạng văn hoá, Bành Chân làm chức bí thư tỉnh uỷ Bắc Kinh kiêm thị trưởng. Vào thời kỳ đầu của cách mạng văn hoá ông là trưởng nhóm năm thành viên cách mạng văn hoá Trung ương. Bức ảnh sau đó cho thấy Mao Trạch Đông và Bành Chân đang tham gia lao động tại công trường xây dựng hồ chứa Thập Tam Lăng, sau khi Bành Chân mất quyền lực trong cách mạng văn hoá ông ta cũng biến mất khỏi các bức ảnh chụp chung với Mao. Một nhân vật khác cũng bị bốc hơi trong các bức ảnh lịch sử là Bộ trưởng quốc phòng Bành Đức Hoài. Kể từ khi bị chỉ trích tại hội nghị Lư Sơn, Bành Đức Hoài cũng bắt đầu biến mất, chẳng hạn trong bức ảnh chụp tại sân bay Diên An năm 1938.

Nhóm “Tứ Nhân Bang” (bè lũ bốn tên) gồm; Vương Hồng Văn, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên, Giang Thanh, 4 nhân vật chủ chốt phía sau Mao Trạch Đông. Chưa đầy một tháng sau khi Mao chết, nhóm nãy đã bị Hoa Quốc Phong và Diệp Kiến Anh lật đổ. Sau đó, những bức ảnh tưởng niệm chính thức của Mao Trạch Đông đã được chỉnh sửa ngay lập tức, hình ảnh của cả bốn đều bị xoá. Tội ác của cách mạng Văn Hoá đổ hết sang “Tứ Nhân Bang” còn Mao Trạch Đông vẫn không bị phê phán.

Thêm một vài ví dụ từ Liên Xô. Khi Stalin cầm quyền, Liên Xô được Trung Quốc tôn vinh là anh cả của phe xã hội chủ nghĩa. Hãy cùng điểm qua một số ngón nghề của anh cả photoshop này.

Thứ nhất, bức hình đồng chí thân cận của Stalin. Trước tiên hãy nhìn vào một ví dụ cổ điển. Khi nói “cổ điển” ý tứ không phải là nói về bức ảnh mà nói về quá trình nó bị can thiệp. Trong bức ảnh phiên bản đầu tiên năm 1926, sau đó là lần xuất bản thứ hai của bức ảnh năm 1940, không có người đồng chí thân thiết này. Ấn bản thứ ba của năm 1949 và tiếp tục có ít hơn một đồng chí ít thân thiết, chỉ có Stalin và Kirov. Chắc do Kirov không phải là kẻ thù giai cấp đã bị thanh trừng nên chân dung vẫn còn. Lần xuất bản sau cùng và cuối cùng còn lại một mình Stalin gồm cả phiên bản màu.

Tiếp theo đến với những bức hình những vị tướng của Stalin – một bức ảnh tập thể của Stalin chụp cùng một nhóm đại biểu đại hội Đảng, hầu hết là các tướng lĩnh cao cấp. Sau đó, một phiên bản ảnh đã được chỉnh sửa, hầu hết các tướng biến mất đều là những người bị giết trong cuộc thanh trừng của Hồng quân Liên Xô năm 1937.

T.P

RELATED ARTICLES

Tin mới