Wednesday, May 1, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiHải quân “nước xanh” của TQ

Hải quân “nước xanh” của TQ

Theo một lôgic bình thường thì ai cũng hiểu rằng, hải quân là lực lượng làm nhiệm vụ trên biển và coi đó đều là hải quân nước xanh. Nhưng ngày nay, hải quân trên thế giới đã có bước phát triển mạnh mẽ. Trung Quốc là một trong những quốc gia đi đầu trong việc xây dựng Hải quân “nước xanh”.

Thật ra trong Hải quân nước xanh còn chia thành hai loại là Hải quân nước xanh dương và Hải quân nước xanh lá. Để giản tiện xin gọi chung là Hải quân “nước xanh” để phân biệt với Hải quân “nước nâu” và Hải quân “nước vàng” là những lực lượng Hải quân hiện đại trong thời đại ngày nay.

Tại vùng biển cách đất liền gần nhất khoảng 200 hải lí về phía trong, là vùng biển mà nước biển đã trộn lẫn đất và bùn nên có màu nâu vàng, được giới hải dương quốc tế thêm từ “nước nâu” hoặc “nước vàng”. Từ điểm kết thúc của khu vực nước nâu kéo dài đến khu vực trên hàng trăm hải lí, nước biển tinh khiết hơn so với nước nâu, cho nên được định nghĩa là nước xanh. Hải quân nước nâu và hải quân nước xanh – chỉ lực lượng hải quân hoạt động chủ yếu ở vùng biển thềm lục địa sát gần bờ biển.

Lực lượng này nương tựa vào sự hỗ trợ của các căn cứ đất liền, nhiệm vụ chủ yếu là bảo vệ an toàn đường bờ biển nước mình, do đó còn được gọi là hải quân phòng thủ ven bờ và hải quân phòng thủ gần biển. Hải quân nước nâu và hải quân nước xanh được trang bị chủ yếu là các loại vũ khí vũ khí gốc đất liền và chiến hạm loại nhẹ.

Khu vực biển sâu nằm xa hơn một chút, bao gồm vùng đặc quyền kinh tế và vùng tiếp giáp do Công ước Luật hải dương Liên hợp quốc quy định, nước biển tương đối tinh khiết hơn so với nước xanh lá, bị tạp chất đất liền ảnh hưởng ít, được gọi là nước xanh dương.

Tại sao lại nói Trung Quốc đang chú trọng đầu tư xây dựng và phát triển Hải quân nước xanh? Cụ thể hơn là họ ngày càng chú ý đến các vùng biển xa, rất xa lãnh thổ Trung Quốc.

Theo ông Greg Poling, Giám đốc Chương trình Minh bạch Hàng hải Châu Á ở Trung tâm CSIS, sự phát triển Hải quân nước xanh nhằm đáp ứng yêu cầu của Chiến lược biển lâu dài của Trung Quốc, trong điều kiện các quan hệ an ninh ngày càng phức tạp ở Biển Đông.

Đương nhiên, sách lược của Bắc Kinh là “nắm chắc biển gần, vươn tới biển xa”.

Họ xác định phải kiểm soát thật tốt những vùng biển gần là Hoàng Hải và Biển Đông, bất chấp luật pháp quốc tế quy định thế nào, kể cả Phán quyết 2016 của Tòa trọng tài Liên hợp quốc, xóa bỏ yêu sách “Đường lưỡi bò”. Chỉ riêng việc này đã là mối đe dọa an ninh trên biển và toàn bộ trật tự toàn cầu.

Việc quan trọng tiếp theo là Trung Quốc có chiến lược riêng cho các vùng biển xa, ở Ấn Độ Dương. Khu vực này nằm ngoài cái gọi là “chuỗi đảo thứ nhất”. Nước này tập trung xây dựng lực lượng Hải quân “nước xanh” chuyên hoạt động ở vùng biển xa, để có thể vươn tới phạm vi toàn cầu.

Mỹ và đồng minh biết rõ chủ đích này và đang cố gắng tìm cách xây dựng các liên minh để ngăn cản Trung Quốc phát triển lực lượng hải quân “nước xanh”. Nếu không sẵn sàng đối phó và có các đối sách cụ thể thì các nước trong khu vực sẽ bị động khi đứng trước các mối đe dọa quân sự.

Cùng với quá trình hiện đại hóa quân sự nhanh chóng, trong 10 năm qua, Trung Quốc đã đóng mới 148 tàu hải quân (gần bằng tổng số tàu hải quân mà Nhật Bản hiện sở hữu).

Để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ không thể chạy đua về số lượng vì ngân sách quốc phòng không thể đẩy lên quá mức cho phép. Do vậy, hai quốc gia này đang tìm cách nâng cao chất lượng hải quân và tàu chiến, cũng như các loại vũ khí, khí tài. Đồng thời tăng cường tập trận, tổ chức các “Chuỗi chỉ huy liên hợp” và kết nối với nhau liền mạch để nâng cao hiệu quả hợp tác quân sự.

Mặc dù có nhiều tham vọng trong xây dựng Hải quân “nước xanh”, song Trung Quốc đang vấp phải nhiều “chốt chặn” dọc theo vùng bờ biển phía Đông từ Nhật Bản đến Philippines. Đây cũng là các đồng minh tin cậy của Mỹ. Các quốc gia kiên quyết bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình, đồng thời tôn trọng nguyên tắc không đe doạ dùng vũ lực hay dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp, giải quyết bằng thương lượng hoà bình những vấn đề còn tồn tại.

“Vỏ quýt dầy có móng tay nhọn”, lực lượng có khả năng đè bẹp Hải quân “nước xanh” chính là sự liên minh chặt chẽ của các nước trong khu vực, nhằm bảo đảm hòa bình, ổn định trong khu vực, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là UNCLOC-1982.

H.Đ

RELATED ARTICLES

Tin mới