Thursday, November 28, 2024
Trang chủNhìn ra thế giớiNội bộ EU lại nháo nhào vì chính sách trừng phạt Nga

Nội bộ EU lại nháo nhào vì chính sách trừng phạt Nga

Nội bộ Liên minh Châu Âu (EU) lại bị một phen nháo nhào vì chính sách trừng phạt Nga. Đức được cho là đang đề xuất tăng cường các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga vì tình hình ở Syria trong khi cao ủy chính sách đối ngoại của EU lại khẳng định không có bất kỳ thành viên EU nào kiến nghị trừng phạt Nga vì vấn đề Syria.

Thủ tướng Đức Merkel

Một tờ báo Đức dẫn nguồn tin thân cận với Thủ tướng Angela Merkel tiết lộ, nữ chính khách quyền lực này muốn các nước thành viên EU nhất trí tăng cường các biện pháp nhằm vào Nga vì vai trò của Moscow trong cuộc chiến ở Syria.

Chính sách trừng phạt Nga dự kiến sẽ trở thành chủ đề chính được đưa ra thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh EU vào hai ngày thứ Năm (20/10) và thứ Sáu (21/10) tới. Cả EU và Mỹ đều đã tung ra những đòn trừng phạt mạnh tay đối với Nga từ sau khi xảy ra vụ sáp nhập bán đảo Crimea năm 2014 và vì việc Nga ủng hộ phe nổi dậy ở miền đông Ukraine.

Tờ Frankfurter Allgemeine Sonntagszeitung dẫn các nguồn tin cho biết thêm, sẽ rất khó để thuyết phục Đảng Dân chủ Xã hội trong liên minh cầm quyền của bà Merkel và các nước thành viên EU khác chấp nhận áp dụng thêm những đòn trừng phạt nhằm vào Nga dù “sự bất mãn đối với Nga đang tăng lên” vì tình hình ở Syria.

Trái với tin Đức đề xuất tăng cường trừng phạt Nga, cao ủy EU về chính sách an ninh và đối ngoại – bà Federica Mogherini khẳng định, không có bất kỳ thành viên EU nào đề nghị tung thâm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga vì vấn đề Syria.

“Điều đó không được đề xuất bởi bất kỳ thành viên nào. Tôi đã thấy thông tin đó xuất hiện rất nhiều trên báo chí nhưng không xuất hiện trong các cuộc họp của chúng tôi. Không có thành viên nào đưa ra đề nghị trừng phạt Nga trong tất cả các cuộc họp của chúng tôi”, bà Mogherini khẳng định.

Viễn cảnh EU tăng cường thêm các trừng phạt nhằm vào Nga rất khó xảy ra trong bối cảnh mâu thuẫn nội bộ trong liên minh này đang ngày một sâu sắc hơn vì chính sách đối với Moscow. Nhiều thành viên EU giờ này thực sự không muốn đối đầu với Nga bởi họ đã phải hứng chịu tổn thất nặng nề vì chính sách trừng phạt Nga cũng như vì “đòn phản công” của Moscow.

RELATED ARTICLES

Tin mới