Saturday, December 21, 2024
Trang chủĐàm luận“Kế hoạch ngầm” của Bình Nhưỡng

“Kế hoạch ngầm” của Bình Nhưỡng

Theo CNN, sau mỗi lần thử tên lửa hay hạt nhân, Triều Tiên lại tiến gần hơn tới mục tiêu phát triển vũ khí có tầm bắn vươn tới Mỹ. Vậy tại sao Triều Tiên lại trì hoãn vụ thử lần thứ 6?

 

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un theo dõi quân đội diễn tập bắn đạn thật trên báo Triều Tiên ngày 26/04 (Ảnh: Yonhap).

Hơn một tháng sau khi các quan chức Mỹ và Hàn Quốc công khai tuyên bố Triều Tiên đã sẵn sàng “kích hoạt” một quả bom hạt nhân, thậm chí các nhà phân tích còn chỉ ra dẫn chứng cho thấy bãi thử Punggye-ri đã sẵn sàng tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 6. Nhưng tháng 4 đã sắp kết thúc. Quả bóng “bom hạt nhân” liệu có xì hơi?

Thông thường sau mỗi lần thử tên lửa hay hạt nhân, Triều Tiên lại tiến gần hơn tới mục tiêu phát triển vũ khí có tầm bắn vươn tới Mỹ. Vậy mà  Bình nhưỡng lại trì hoãn vụ thử lần này. Phải chăng họ đã có một quyết định an toàn khi không tiến hành vụ thử hạt nhân trong tháng 4? Họ đang xem xét các yếu tố khác nhau và chuẩn bị kỹ lưỡng hơn để tiến hành vụ phóng thử trong thời gian tới. Đó là nhận định của chuyên gia Jean Lee thuộc Trung tâm nghiên cứu vấn đề toàn cầu Wilson.

Theo một quan chức quốc phòng cao cấp, những hình ảnh vệ tinh tại khu vực bãi thử hạt nhân Punggye-ri, phía Đông bắc Triều Tiên cho thấy hoạt động đào đường hầm ở khu cửa Bắc vẫn đang tiếp diễn. Hành động này cho thấy Triều Tiên vẫn đang chuẩn bị cho những vụ thử hạt nhân mới, chứ chưa thể tiến hành ngay trong tháng 4.

Mỗi khi tiến hành thử vũ khí hạt nhân,Triều Tiên thường tính toán rất kỹ các vấn đề chính trị, ngoại giao trong nước và quốc tế. Các cuộc thử nghiệm thường diễn ra theo một chu kỳ khá dễ doán, với thời gian trùng với thời điểm chính trị “nhạy cảm”, hoặc dịp lễ lớn ở Triều Tiên.

Một sự kiện còn nóng trong dư luận quốc tê, hôm 16/4, một ngày sau lễ kỷ niệm 105 ngày sinh của nhà lập quốc Kim Nhật Thành, Triều Tiên đã tiến hành vụ thử tên lửa thất bại.  Trước đó nước này cũng tiến hành vụ thử tên lửa ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức bước vào Nhà Trắng, trùng với dịp ông Trump tiếp đón Thủ tướng Shinzo Abe hồi tháng 2.

Dư luận cho rằng  vào dịp kỷ niệm 85 năm ngày thành lập quân đội (25/4), Triều Tiên sẽ tiến hành thử hạt nhân và tên lửa. Nhưng rồi Bình Nhưỡng chỉ tiến hành cuộc tập trận pháo binh quy mô lớn mà thôi. Liệu rồi vào ngày 25/6 tới đây – kỷ niệm cuộc chiến Triều Tiên – Bình Nhưỡng có “kỷ niệm” bằng việc cho thử hạt nhân lần 6 ?

“Triều Tiên có thể tiến hành các vụ thử trước, hoặc sau ngày lễ quan trọng. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi tàu sân bay và tàu ngầm Mỹ đang áp sát khu vực này, sẽ là một lựa chọn khôn ngoan để họ không tiến hành thử hạt nhân hoặc tên lửa đạn đạo” – John Delury, Giáo sư tại đại học Yonsei (Hàn Quốc) nhận định.

Dịp này Triều Tiên đã tổ chức chơi bóng chuyền tại bãi thử Punggye-ri. Giới quan sát cho rằng, phải chăng, Bình Nhưỡng đang gửi thông điệp tới  Mỹ và các nước đồng minh trong khu vực “đây chính là một phần của ‘trò chơi’ lớn” ?Lại nữa, bằng những tuyên bố cứng rắn: Bình Nhưỡng “sẵn sàng cho một vụ thử hạt nhân”, có thể “đáp trả bất cứ động thái khiêu khích nào từ phía Mỹ và các thế lực thù địch”, Triều Tiên muốn cho thế giới thấy họ đang phát triển và tiếp tục hoàn thiện về vũ khí, quân sự. Tuy nhiên, đến hiện tại, năng lực thực sự về hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên vẫn là một dấu hỏi lớn.

Theo Tong Zhao, chuyên gia quốc tế tại Trung tâm Carnegie – Tsinghua về Chương trình hạt nhân của toàn cầu: Sau những vụ thử hạt nhân, Triều Tiên có lẽ đã đạt tới năng lực sở hữu đầu đạn hạt nhân thu nhỏ mà vẫn có khả năng mang theo tên lửa. Do vậy, nếu tiến hành một vụ thử nghiệm nữa cũng chỉ là thêm một dấu cộng, chỉ là cách để tăng số lượng đầu đạn hạt nhân, hoặc nâng cao sức hủy diệt.

“Điều đó có nghĩa là họ có thể sẽ hoãn, thậm chí hủy các vụ thử hạt nhân tiếp theo. Quan trọng hơn Bình Nhưỡng sẽ dùng nó như một ‘lá bài’ để mặc cả với Mỹ trong trường hợp chính quyền D. Trump muốn đối thoại”, chuyên gia Tong Zhao nhận định.

Một hướng bình luận đáng chú ý: sức ép từ Trung Quốc và Mỹ có thể cũng là một yếu tố khiến Triều Tiên chưa thử tên lửa lần 6. Nhiều dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh đã “quay lưng” với quốc gia Đông Bắc Á này, trong khi đó, Tổng thống D. Trump đã phát tuyên bố cứng rắn, sẽ xem xét mọi lựa chọn, kể cả sử dụng biện pháp quân sự đối với Bình Nhưỡng.

Bỏ ngoài tai mọi lời đe dọa, Bình Nhưỡng dường như không bị bất cứ áp lực nào  từ phía Mỹ cũng như các đồng minh trong khu vực.“Nếu Bình Nhưỡng tin rằng ông Trump thực sự quyết tâm trong việc tiến hành một cuộc xung đột quân sự, rất có thể nước này sẽ đồng ý tham gia cuộc đàm phán. Đó là  hành động mà cựu Chủ tịch Kim Nhật Thành trước đây từng làm” – cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ William J. Perry nhận định.

RELATED ARTICLES

Tin mới