Saturday, November 23, 2024
Trang chủĐàm luậnSự tham lam của TQ

Sự tham lam của TQ

Trung Quốc đưa 4 người vào sống trong “Cung Trăng” giả lập trong 200 ngày.

Trung Quốc tiến thêm một bước trong tham vọng khám phá không gian, bằng cách đưa người vào sống trong môi trường giả lập như Mặt trăng.

Các sinh viên khoa học được đưa vào một cabin để giả lập cuộc sống có môi trường giống như Mặt trăng. Họ sẽ ở trong đó 200 ngày. Mục tiêu là để chuẩn bị cho một nhiệm vụ không gian dài ngày mà không có tiếp xúc với thế giới bên ngoài, theo BBC.

Trung Quốc đã đổ nhiều tiền vào chương trình không gian nhằm cạnh tranh với Mỹ và Nga. Ước tính mỗi năm Trung Quốc chi 2,2 tỷ USD cho chương trình vũ trụ.

Bốn sinh viên cao học của Đại học Beihang đã chuyển vào sống trong một cabin có tên gọi là “Cung Trăng”.

Họ sẽ ở trong cabin trong 60 ngày, sau đó một nhóm khác sẽ tiếp tục ở trong 200 ngày. Sau đó nhóm đầu tiên lại tiếp tục ở thêm trong 105 ngày.

Tách biệt và tự chủ

Theo Tân hoa xã, một trong những yếu tố của đợt thử nghiệm này là khám phá xem một chương trình không gian dài ngày có thể tự chủ thế nào.

Chất thải sẽ được xử lý lên men sinh học, còn lương thực và rau sẽ được trồng bằng chất thải và thức ăn.

Mô hình trạm Mặt trăng có hai khối để cho trồng trọt và một cabin sinh hoạt có 4 phòng ngủ, một phòng chung, một phòng tắm, một phòng xử lý chất thải và một phòng nuôi động vật.

Trong khi các thử nghiệm tại “Cung Trăng” nhằm chuẩn bị cho việc khám phá Mặt trăng, nhưng Trung Quốc chưa có kế hoạch này trong ít nhất 10 năm tới.

Vào tháng 10/2016, Trung Quốc đã đưa 2 người lên trên quỹ đạo bằng tàu vũ trụ Thiên Cung 2 và ở đó trong 30 ngày.

Cuộc sống trên sao Hỏa?

Trung Quốc không phải là nơi duy nhất khám phá điều kiện sống trong các chuyến du hành dài ngày.

Tại Mỹ, một nhóm 6 người đã hoàn thành cuộc sống thử nghiệm sao Hỏa tại Hawaii vào năm 2016, nơi họ sống tách biệt trong một năm. Nhóm này sống trong một nơi không có không khí tự nhiên, không có lương thực tự nhiên.

NASA đã tài trợ cho một nghiên cứu của Đại học Hawaii tiến hành cuộc sống tách biệt dài nhất là 520 ngày.

Một học viện ở Nga cũng tiến hành dự án Mars500, để tìm hiểu xem cơ thể và tinh thần con người phản ứng ra sao trong các chuyến bay không gian dài ngày.

 
RELATED ARTICLES

Tin mới