Wednesday, November 6, 2024
Trang chủSự thật Trung HoaHải quân Nga nỗ lực thoát phụ thuộc động cơ TQ

Hải quân Nga nỗ lực thoát phụ thuộc động cơ TQ

Tại Diễn đàn quân sự Army 2018, Nga đã trưng bày mô hình động cơ diesel thế hệ mới mang ký hiệu 16SD500, dự kiến nó sớm được chế tạo hàng loạt.

Hiện tại ngành công nghiệp đóng tàu Nga đang gặp phải khó khăn rất lớn mang tên “động cơ”. Do tình hình phân bổ nguồn lực sản xuất từ thời Liên bang Xô viết mà các cơ sở sản xuất động cơ diesel cỡ lớn đều đặt trên đất Ukraine.

Sau khi sự kiện năm 2014 bùng nổ, Kiev đã quyết định cắt nguồn cung cấp động cơ tàu chiến cho Nga, dẫn đến việc hàng loạt dự án đóng tàu của nước này bị chậm trễ hoặc hủy tiến độ, trong đó có thể kể ra đây trường hợp tàu hộ vệ tên lửa Gepard 3.9 của Việt Nam.

Ngoài ra một nguồn cung động cơ khác cho Nga là Đức cũng đã đình chỉ giao hàng khiến cho các chiến hạm Dự án 20385 cực mạnh của Nga không thể đạt được đầy đủ sức mạnh, bên cạnh đó Nga còn phải bán 3 khinh hạm Dự án 11356M cho Ấn Độ cũng vì nguyên nhân trên.

Trong một giải pháp tình thế, Nga đã buộc phải tìm đến Trung Quốc như một giải pháp chữa cháy, Bắc Kinh với kinh nghiệm nhiều năm liên doanh với các nhà máy sản xuất động cơ của Đức tưởng như sẽ có thể khắc phục điểm yếu của Moskva.

Nhưng không phải chờ đợi lâu, Nga đã sớm thất vọng với chất lượng động cơ Trung Quốc, đó là loại CHD622V20STC công suất 4.219 mã lực để trang bị cho các tàu tên lửa cỡ nhỏ lớn Buyan-M.

Động cơ Trung Quốc bị phàn nàn là hiệu suất chỉ thích hợp cho tàu dân sự, hay phát sinh hỏng hóc… khiến cho Hải quân Nga lại phải đẩy lùi thời hạn tiếp nhận các tàu Buyan-M trên.

Hai quan Nga no luc thoat phu thuoc dong co Trung Quoc
Mô hình động cơ diesel 16SD500 được Nga giới thiệu tại Triển lãm Army 2018

Sự cố khi mua động cơ Trung Quốc được coi như giọt nước tràn ly khiến Nga quyết tâm chế tạo một sản phẩm nội địa đủ sức thay thế, và động cơ 16SD500 chính là câu trả lời, mô hình của nó đã được trưng bày tại Triển lãm quân sự quốc tế Army 2018.

Theo giới thiệu của Moskva, động cơ 16SD500 có công suất tối đa lên tới 6.000 mã lực, nó đủ điều kiện để trang bị cho các chiến hạm cỡ lớn và trung bình bao gồm Dự án 20385, Dự án 11711 và Dự án 18280.

Tuy nhiên mọi việc vẫn chưa thể triển khai một cách dễ dàng, từ mô hình ra tới thực tế là một chặng đường dài và yêu cầu vô số thử nghiệm, chưa biết Nga sẽ chọn chiến hạm nào của mình để làm đối tượng đánh giá cho động cơ 16SD500 hay họ sẽ đề nghị đối tác nước ngoài lắp “trái tim” này cho tàu chiến của mình?

 

RELATED ARTICLES

Tin mới