Sunday, November 24, 2024
Trang chủBiển nóngCampuchia cần trừng trị thích đáng nghị sĩ phản động Um Sam...

Campuchia cần trừng trị thích đáng nghị sĩ phản động Um Sam An

Nên ghi nhận sự cầu thị của ông Sam Rainsy, nhưng cần trừng trị thích đáng những kẻ gây rối như Um Sam An.

LTS: Ông Um Sam An, nghị sĩ phe đối lập Campuchia CNRP đã phát biểu trên The Cambodia Daily ngày 30/9 về việc chống phá đến cùng đường biên giới Việt Nam – Campuchia bằng chiêu bài bản đồ.

Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ gửi tới Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam bài phân tích của ông để thấy rõ động cơ đen tối, lập luận xuyên tạc của Um Sam An hòng đánh lừa dư luận, gây bất ổn xã hội Campuchia và quan hệ hữu nghị Campuchia – Việt Nam, xin trân trọng giới thiệu đến quý bạn đọc.

Lại một lần nữa chúng ta lại phải nghe những thông tin lạc lõng và phản khoa học có liên quan đến vấn đề sử dụng bản đồ trong quá trình hoạch định, phân giới cắm mốc biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Campuchia.

Nên ghi nhận sự cầu thị của ông Sam Rainsy, nhưng cần trừng trị thích đáng những kẻ gây rối như Um Sam An

Những phát biểu của ông Um Sam An trên báo chí Campuchia cho thấy, dường như ông ta không hiểu gì về nguyên tắc, quy trình hoạch định, phân giới cắm mốc biên giới giữa Việt Nam và Campuchia, không có một chút kiến thức gì về kỹ thuật đo đạc, tính toán xác lập hay chuyển đổi các loại bản đồ được xây dựng theo các phép chiếu khác nhau.

Hay phải chăng ông Um Sam An đang cố tình tuyên truyền, phổ biến các thông tin bóp méo sự thật, bất chấp những kiến thức cơ bản về bản bản đồ trong quá trình giải quyết biên giới để phục vụ cho mưu đồ chính trị đên tối của mình?

Tôi cho rằng Um Sam An vẫn ngoan cố tiếp tục bịa chuyện về cái gọi là “Bản đồ theo Hiến pháp” để bôi nhọ, hạ thấp uy tín của Thủ tướng Hun Sen, đảng CPP, nhà nước Vương quốc Campuchi; chia rẽ quan hệ láng giềng hữu nghị với Việt Nam, tìm cách vu khống Việt Nam theo kịch bản mà một số thế lực chính trị đối lập đã dày công nuôi dưỡng, hà hơi tiếp sức từ trước. Tại sao nói như vậy?

Bởi vì đến như ông Sam Raincy, một lãnh tụ tiếng tăm của đảng CNRP gần đây cũng đã phải  ra lệnh cho các đảng viên của mình không được sử dụng chiêu bài “bản đố biên giới” để đả kích quá trình phân giới cắm mốc biên giới giữa Việt Nam và Campuchia.

Sở dĩ có “mênh lệnh” quá bất ngờ này, hẳn là vì chiêu bài bản đồ này không còn đất dụng võ nữa, người Campuchia và dư luận quốc tế đã hiểu rõ bản chất, nội dung của chiêu bài “bản đồ biên giới” do các phần tử chính trị cực đoan dựng lên.

Đặc biệt là qua những nỗ lực của Thủ tướng Hun Sen và chính phủ của ông thời gian qua về việc giải thích, cung cấp tài liệu về quá trình phân giới cắm mốc biên giới với Việt Nam đã giúp người dân Campuchia  hiểu rõ động cơ đúng đắn và trong sáng của quá trình giải quyết vấn đề biên giới của cả 2 bên Việt Nam và Campuchia trong thời gian qua. 

Dù sao đi chăng nữa muộn còn hơn không, theo tôi chúng ta cũng nên ghi nhận tính cầu thị của ông Sam Raincy, một nhân vật chính trị đối lập nổi tiếng, chí ít là chỉ với cái “mệnh lệnh” muộn màng của ông ta! Và vì thế mà chúng ta càng thấy rõ tính chất phản động của Um Sam An, một trong những phần tử phản quốc chạy trốn, cần phải được lôi ra ánh sáng để trừng trị thích đáng!

Để dư luận hiểu thêm về quá trình đàm phán phân giới cắm mốc giữa Việt Nam và Campuchia và tránh để các thế lực chính trị lợi dụng chống phá, tôi xin nói rõ thêm về vấn đề này. Những thông tin khác về biên giới Tây Nam quý bạn đọc có thể theo dõi thêm các bài phân tích của tôi trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam.

26 mảnh bản đồ Bonne chỉ dùng làm cơ sở pháp lý, kỹ thuật để đàm phán, hoạch định biên giới

Sau khi chế độ diệt chủng tàn bạo ở Campuchia bị lật đổ, để giải quyết những bất đồng về biên giới lãnh thổ giữa Việt Nam và Campuchia, hai bên đã trải qua một quá trình thương lượng, đàm phán hết sức nghiêm túc, thiện chí hợp tác, bình đẳng và công tâm. 

Trước hết hai bên đã thông nhất ký Hiệp ước nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới năm 1983 sau khi đã nghiên cứu, xem xét rất thận trọng quá trình hình thành đưởng biên giới pháp lý trên đất liền giữa 2 nước.

Nội dung quan trọng của Hiệp ước này là hai bên thống nhất sử dụng đường biên giới được thể hiện trên 26 mảnh bản đồ Bonne tỷ lệ 1/100.000 do Sở Địa dư Đông Dương xuất bản trước năm 1954 làm căn cứ pháp lý để tiến hành đàm phán hoạch định biên giới.

Tiến sĩ Sok Touch, trưởng nhóm nghiên cứu đối chiếu bản đồ biên giới Việt Nam – Campuchia từ Viện Hàn lâm Hoàng gia Campuchia.

Công việc quan trọng đầu tiên là chuyên gia kỹ thuật, pháp lý của hai bên cùng nhau nghiên cứu, đối chiếu trên cơ sở các bản gốc và đã loại bỏ một số tấm bản đồ không phải bản gốc, thậm chí cũng đã phát hiện và đã loại bỏ một số tấm bản đồ có sự cạo sửa…

Vì vậy có thể nói 26 mảnh bản đồ mà hai bên đã thông nhất lựa chọn được ghi nhận trong Hiệp ước nguyên tắc là hoàn toàn đáng tin cậy. Xin nhấn mạnh rằng, đường biên giới đước vẽ trên 26 mảnh bản đồ Bonnes này chỉ dùng làm có sở pháp lý, kỹ thuật để đàm phán hoach định biên giới.

Các chuyên gia kỹ thật của 2 bên phải tự mình tính toán chuyển đổi hướng đi của đường biên giới từ 26 mảnh bản đồ Bonnes tỷ lệ 1/100.000 sang các mảnh bản đồ UTM của Mỹ tỷ lệ 1/50.000, là bộ bản đồ địa hình mà cả hai bên đều thông nhất đánh giá là bộ bản đồ địa hình nền đáp ứng được các thông số cần thiết.

Hai bên thể hiện hướng đi của đường biên giới theo nhận thức của mình, với sự tính toán chuyển đổi kỹ thuật hướng đi của đường biên giới từ bản đồ Bonnes của Pháp sang ban đồ UTM của Mỹ. 

Chỉ khi nào thống nhất được việc chuyển đổi kỹ thuật này và thống nhất thể hiện hướng đi của đường biên giới trên bộ bản đồ UTM tỷ lệ 1/50.000 mới có thể tiến hành được công việc phân giới cắm mốc tên thực địa. 

Thậm chí có một số khu vực mà đường biên giới đi qua các vùng có ruộng vườn, người ta còn có thể phải tính đến việc lập bản đồ địa chính có tỷ lệ thấp dưới 1/5.000 mới đủ điều kiện thể hiện chính xác đường biên giới đi ttheo bờ ruộng, vườn…  Bất cứ một chuyên gia kỹ thuật bản đồ đều nắm rất chắc các phương pháp kỷ thuật chuyển đổi này. 

Chính vì thế mà hai bên đã thống nhất được về cơ bản nội dung của Hiệp ước hoạch định biên giới năm 1985. Tức là đã hoàn toàn thống nhất lời văn mô tả hướng đi của đường biên giới và thể hiện hướng đi đó trên một bộ bản đồ địa hình UTM tỷ lệ 1/50.000 của Mỹ sản xuất.

Hiệp ước hoạch định biên giới 1985 và hiệp ước bổ sung 2005 là văn kiện pháp lý có giá trị cao nhất trong hoạch định biên giới Việt Nam – Campuchia

Hiệp ước hoạch định biên giới trên bộ năm 1985 và Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định 1985, ký năm 2005, là những văn kiện pháp lý quốc tế có giá trị cao nhất trong quan hệ biên giới lãnh thổ giữa 2 quốc gia có chủ quyền, Việt Nam và Campuchia.

Chúng là căn cứ pháp lý duy nhất mà hai bên phải dựa vào để tiến hành phân giới cắm mốc. Tức là công việc tiến hành chuyển đường biên giới được mô tả trong Hiệp ước hoạch định ra thực địa và cố định nó bằng một hệ thống mốc quốc giới chính quy hiện đại. 

Nhóm nghiên cứu Viện Hàn lâm hoàng gia Campuchia kiểm tra thực địa biên giới với Việt Nam và công bố kết quả ban đầu hôm 29/9 trên Khmer Times rằng các cột mốc được cắm hoàn toàn chính xác theo mô tả trên bản đồ.

Đến nay, công tác phân giới cắm mốc đã thực hiện được khoảng trên dưới 80% khối lượng công việc; đã cắm được các mốc giới ở hầu hết các địa điểm quan trọng như: cửa khẩu, nơi có đường giao thông cắt qua biên giới, nơi có dân cư tập trung sinh sống và canh tác.

Đặc biệt là đã cắm được cột mốc ở ngã 3 biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia và mốc cuối cùng của biên giới đất liền, mốc số 314 trước sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Hun Sen ngày 24 tháng 6 năm 2012.

Việc phân giới cắm mốc đang được đẩy mạnh với quyết tâm rất lớn và trên tinh thần hợp tác bình đẳng tôn trọng lẫn nhau, áp dụng các phương pháp kỹ thuật bản đồ tiên tiến nhất để xử lý các khu vực còn tồn đọng, chủ yếu là do áp dụng  phương pháp kỹ thuật bản đồ và cách tinh toán còn có chỗ chưa thống nhất. 

Kinh nghiệm cho thấy, những khác nhau do vấn đề kỹ thuật là rất dễ xử lý, bởi vì vấn đề kỹ thuật là hoàn toàn khoa học, khách quan, phụ thuật vào trình độ, kiến thức của các chuyên gia kỹ thuật.

Căn cứ vào thủ tục pháp lý có liên quan đến quá trình giải quyết phân định biên giới trên đất liền, kết quả nói trên vẫn chưa đầy đủ cơ sở pháp lý để Việt Nam và Campuchia tiến hành quản lý biên giới theo đường biên giới và mốc giới mới. Trong tình hình đó, việc quản lý và xử lý các tranh chấp biên giới hiện nay giữa 2 bên phải được giải quyết trên cơ sở nào?

Đây là câu hỏi cần được giải đáp một cách kịp thời và hợp lý nhất, nếu không muốn để các thế lực chống đối tiếp tục lợi dụng, kiếm cớ để kích động dư luận nhằm phá hoại thành quả giải quyết biên giới giữa hai bên, gây nên tình trạng bất ổn chính trị, xã hội. 

Xin mời quý độc giả đón đọc phần phân tích tiếp theo của Tiến sĩ Trần Công Trục về căn cứ pháp lý quản lý biên giới, xử lý tranh chấp trên biên giới Việt Nam – Campuchia hiện nay trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam.

RELATED ARTICLES

Tin mới