Monday, November 25, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiQuay đầu lại là bờ !

Quay đầu lại là bờ !

Sau khi Luật an toàn giao thông hàng hải sửa đổi của Trung Quốc được tuyên bố có hiệu lực vào ngày 1/9, các nước tiếp tục phản đối bộ luật sai trái này. Các quốc gia lên tiếng mạnh mẽ và có những hành động cụ thể là Mỹ, Úc, Philippines, Việt Nam.

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Ned Price tuyên bố: “Chúng tôi không ngại phản đối và trong nhiều trường hợp đã cùng với các đối tác và đồng minh không thể chấp nhận các yêu sách hàng hải bất hợp pháp, quá đáng của Trung Quốc!”.

Trong chuyến thăm Đông Nam Á mới đây, Phó Tổng thống Mỹ, bà Kamala Harris, lưu ý, khu vực này cần phải làm nhiều hơn nữa để đối phó với các yêu sách lãnh thổ rộng lớn và hành vi gây hấn của Trung Quốc trong khu vực. Bà Harris nói: “Chúng ta cần phải tìm cách gây áp lực và gia tăng áp lực đối với Bắc Kinh để tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, và thách thức các hành động bắt nạt và yêu sách hàng hải thái quá của nước này”.

Việt Nam, một quốc gia đang rất khó xử trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc cũng vẫn tỏ thái độ không tán thành Luật hàng hải sửa đổi của Bắc Kinh. Hôm 1/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói: “Các quốc gia cần tuân thủ nghiêm túc các điều ước quốc tế mà mình là thành viên, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương, khi ban hành các văn bản nội luật liên quan đến biển…Chúng tôi kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi, bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam; chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển của mình được xác định theo đúng quy định của UNCLOS”.

Còn Philippines, chính phủ dưới trướng của người đứng đầu Duterter, tuy cũng rất lúng túng trước thái độ chập chờn của ông này, nhưng đã có những tuyên bố khá mạnh mẽ. Hôm 8/9, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết, Philippines không công nhận Luật hàng hải mới của Trung Quốc, trong đó bắt buộc các tàu nước ngoài ở Biển Đông phải “khai báo thông tin chi tiết” cho phía Trung Quốc. Ông Lorenzana lập luận: “Chúng tôi không tôn trọng những luật đó của Trung Quốc ở Biển Tây Philippines vì chúng tôi cho rằng Manila có quyền chủ quyền trong vùng biển này. Do đó, chúng tôi dứt khoát không công nhận luật này của Trung Quốc”.

Truyền thông Đài Loan chẳng ngần ngại khi hé lộ, mục đích chính của Trung Quốc đối với các điều khoản liên quan đến tàu thuyền nước ngoài là nhằm vào Mỹ. Bởi trong số 5 nhóm tàu nước ngoài được liệt kê trong quy định mới, Luật này tập trung sự chú ý vào hai đối tượng: Tàu lặn và tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Còn theo báo chí Hồng Kông, hiện chỉ có Mỹ và Pháp sở hữu tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân. Do đó, truyền thông quốc tế có cơ sở để nhận định Luật mới của Trung Quốc là nhằm vào Mỹ và phương Tây. Và, khi đối tượng áp dụng Luật là các tàu ngầm, tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân và các tàu có thể gây nguy hiểm cho an toàn giao thông hàng hải Trung Quốc… thì điều mà Luật nhắm đến chỉ có thể là các tàu quân sự của Mỹ, Anh, Nhật Bản trên Biển Đông, Hoa Đông và eo biển Đài Loan.

Ngày 1/9/2021, Luật An toàn giao thông hàng hải của Trung Quốc chính thức có hiệu lực. Vậy Bắc Kinh sẽ áp dụng Luật này như thế nào và ở đâu? Điểm gây phẫn nộ nhất là, tàu thuyền nước ngoài bắt buộc phải khai báo và chịu sự giám sát khi đi qua cái gọi là “lãnh hải” của Trung Quốc.

Thật là ngang ngược khi Luật này yêu cầu các loại tàu nước ngoài phải có giấy chứng nhận liên quan khi đi qua “lãnh hải” của Trung Quốc, phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa đặc biệt phù hợp với luật pháp, quy định hành chính và quy tắc của nước này (!)

Các nhà làm luật Trung Quốc lý giải: Bắc Kinh phải sửa đổi bổ sung và ban hành Luật An toàn giao thông hàng hải mới là do môi trường giao thông hàng hải đang thay đổi quá nhanh chóng, các biện pháp trước đây đưa ra đều khó thực hiện và giám sát. Thêm vào đó, nhu cầu và bối cảnh vận tải biển quốc tế hiện nay cũng đặt ra các vấn đề mới về thực thi pháp luật biển, cũng như các nghĩa vụ trong quá trình các nước tham gia vào hệ thống vận tải hàng hải quốc tế.

Điều ngang ngược nhất nhưng lại không có gì đáng ngạc nhiên, bởi lâu nay Bắc Kinh luôn coi Biển Đông là “ao nhà” của mình. Sự trắng trợn ở đây là Trung Quốc coi “lãnh hải” của họ là gần 90% diện tích Biển Đông, tức là trước sau họ vẫn coi “đường lưỡi bò”  là có giá trị, bất chấp luật pháp quốc  tế. Như vậy, phạm vi khu vực áp dụng luật hết sức mơ hồ.

Chiếu theo luật này, các tàu nước ngoài sẽ phải chịu sự giám sát và quản chế của Trung Quốc khi hoạt động trong “vùng lãnh hải” mà họ vô cớ đặt ra, đặc biệt là các vùng biển quanh khu vực Hoàng Sa và Trường Sa đang có tranh chấp. 

Theo quy định của UNCLOS, tàu thuyền của các quốc gia khác có quyền đi ngang qua lãnh hải của quốc gia ven biển mà không vào nội thuỷ, không đậu lại tại các công trình cảng ở bên ngoài nội thủy. Việc đi qua này phải được tiến hành liên tục, nhanh chóng và “không phương hại đến hòa bình, trật tự hoặc an ninh của các quốc gia ven biển”. Nếu một tàu, thuyền nước ngoài đang di chuyển mà không gây hại, các quốc gia ven biển sẽ không được phép cản trở, trừ khi chiếc tàu đó có hành động gây phương hại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc nền chính trị độc lập của nước sở tại.

Không chỉ có sự mơ hồ về lãnh hải, Trung Quốc còn không giấu sự hung hăng của họ khi Luật cho phép các lực lượng Trung Quốc truy đuổi và thậm chí sử dụng vũ lực đối với các đối tượng “vi phạm” (!). Rõ ràng Luật hàng hải mới và Luật Hải cảnh của Trung Quốc cùng nhất quán trong một quan điểm sử dụng bạo lực.

Điều 16 Luật Hải cảnh ghi: “Đối với tàu nước ngoài bị nghi ngờ vi phạm pháp luật, cơ quan cảnh sát biển của Trung Quốc có quyền thực hiện các biện pháp như theo dõi, giám sát. Điều 22 quy định: “Cảnh sát biển của Trung Quốc có quyền thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết theo quy định của Luật hải cảnh và các luật định có liên quan, trong đó bao gồm cả sử dụng vũ khí để ngăn chặn các hành vi vi phạm”.

Thiết nghĩ, không phải bình luận gì thêm nữa. Hành động bất chấp luật pháp quốc tế, cả vú lấp miệng em của nhà cầm quyền Bắc Kinh tiếp tục lộ nguyên hình qua hai bộ luật mới. Có thể hình dung rằng, càng ngày Trung Quốc càng manh động  và liều lĩnh vì muốn mau chóng thực hiện thành công âm mưu độc chiếm Biển Đông mà không từ bỏ bất cứ hành động phi pháp nào.

Khi những hành động leo thang lấn chiếm, gây xung đột, ô nhiễm môi trường trên Biển Đông núp bóng dưới những tán rợp của luật rừng thì tình hình càng trở nên nghiêm trọng.

Rất mừng là thế giới (không chỉ có các bên, các quốc gia đang có tranh chấp)  đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ, kịp thời và cũng kịp thời có những hành động răn đe cụ thể, yêu cầu Bắc Kinh “quay đầu lại là bờ”.

Sau khi Luật an toàn giao thông hàng hải sửa đổi của Trung Quốc được tuyên bố có hiệu lực vào ngày 1/9, các nước tiếp tục phản đối bộ luật sai trái này. Các quốc gia lên tiếng mạnh mẽ và có những hành động cụ thể là Mỹ, Úc, Philippines, Việt Nam.

Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Mỹ Ned Price tuyên bố: “Chúng tôi không ngại phản đối và trong nhiều trường hợp đã cùng với các đối tác và đồng minh không thể chấp nhận các yêu sách hàng hải bất hợp pháp, quá đáng của Trung Quốc!”.

Trong chuyến thăm Đông Nam Á mới đây, Phó Tổng thống Mỹ, bà Kamala Harris, lưu ý, khu vực này cần phải làm nhiều hơn nữa để đối phó với các yêu sách lãnh thổ rộng lớn và hành vi gây hấn của Trung Quốc trong khu vực. Bà Harris nói: “Chúng ta cần phải tìm cách gây áp lực và gia tăng áp lực đối với Bắc Kinh để tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển, và thách thức các hành động bắt nạt và yêu sách hàng hải thái quá của nước này”.

Việt Nam, một quốc gia đang rất khó xử trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc cũng vẫn tỏ thái độ không tán thành Luật hàng hải sửa đổi của Bắc Kinh. Hôm 1/9, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng nói: Các quốc gia cần tuân thủ nghiêm túc các điều ước quốc tế mà mình là thành viên, nhất là Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS), khuôn khổ pháp lý cho mọi hoạt động trên biển và đại dương, khi ban hành các văn bản nội luật liên quan đến biểnChúng tôi kiên quyết, kiên trì thực hiện các biện pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để thực thi, bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam; chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển của mình được xác định theo đúng quy định của UNCLOS.

Còn Philippines, chính phủ dưới trướng của người đứng đầu Duterter, tuy cũng rất lúng túng trước thái độ chập chờn của ông này, nhưng đã có những tuyên bố khá mạnh mẽ. Hôm 8/9, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana cho biết, Philippines không công nhận Luật hàng hải mới của Trung Quốc, trong đó bắt buộc các tàu nước ngoài ở Biển Đông phải “khai báo thông tin chi tiết” cho phía Trung Quốc. Ông Lorenzana lập luận: “Chúng tôi không tôn trọng những luật đó của Trung Quốc ở Biển Tây Philippines vì chúng tôi cho rằng Manila có quyền chủ quyền trong vùng biển này. Do đó, chúng tôi dứt khoát không công nhận luật này của Trung Quốc”.

Truyền thông Đài Loan chẳng ngần ngại khi hé lộ, mục đích chính của Trung Quốc đối với các điều khoản liên quan đến tàu thuyền nước ngoài là nhằm vào Mỹ. Bởi trong số 5 nhóm tàu nước ngoài được liệt kê trong quy định mới, Luật này tập trung sự chú ý vào hai đối tượng: Tàu lặn và tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Còn theo báo chí Hng Kông, hiện chỉ có Mỹ và Pháp sở hữu tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân. Do đó, truyền thông quốc tế có cơ sở để nhận định Luật mới của Trung Quốc là nhằm vào Mỹ và phương Tây. Và, khi đối tượng áp dụng Luật là các tàu ngầm, tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân và các tàu có thể gây nguy hiểm cho an toàn giao thông hàng hải Trung Quốc… thì điều mà Luật nhắm đến chỉ có thể là các tàu quân sự của Mỹ, Anh, Nhật Bản trên Biển Đông, Hoa Đông và eo biển Đài Loan.

Ngày 1/9/2021, Luật An toàn giao thông hàng hải của Trung Quốc chính thức có hiệu lực. Vậy Bắc Kinh sẽ áp dụng Luật này như thế nào và ở đâu? Điểm gây phẫn nộ nhất là, tàu thuyền nước ngoài bắt buộc phải khai báo và chịu sự giám sát khi đi qua cái gọi là “lãnh hải của Trung Quốc.

Thật là ngang ngược khi Luật này yêu cầu các loại tàu nước ngoài phải có giấy chứng nhận liên quan khi đi qua lãnh hải của Trung Quốc, phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa đặc biệt phù hợp với luật pháp, quy định hành chính và quy tắc của nước này (!)

Các nhà làm luật Trung Quốc lý giải: Bắc Kinh phải sửa đổi bổ sung và ban hành Luật An toàn giao thông hàng hải mới là do môi trường giao thông hàng hải đang thay đổi quá nhanh chóng, các biện pháp trước đây đưa ra đều khó thực hiện và giám sát. Thêm vào đó, nhu cầu và bối cảnh vận tải biển quốc tế hiện nay cũng đặt ra các vấn đề mới về thực thi pháp luật biển, cũng như các nghĩa vụ trong quá trình các nước tham gia vào hệ thống vận tải hàng hải quốc tế.

Điều ngang ngược nhất nhưng lại không có gì đáng ngạc nhiên, bởi lâu nay Bắc Kinh luôn coi Biển Đông là “ao nhà” của mình. Sự trắng trợn ở đây là Trung Quốc coi “lãnh hải” của họ là gần 90% diện tích Biển Đông, tức là trước sau họ vẫn coi “đường lưỡi bò”  là có giá trị, bất chấp luật pháp quốc  tế. Như vậy, phạm vi khu vực áp dụng luật hết sức mơ hồ.

Chiếu theo luật này, các tàu nước ngoài sphải chịu sự giám sát và quản chế của Trung Quốc khi hoạt động trong vùng lãnh hải” mà họ vô cớ đặt ra, đặc biệt là các vùng biển quanh khu vực Hoàng Sa và Trường Sa đang có tranh chấp.

Theo quy định của UNCLOS, tàu thuyền của các quốc gia khác có quyền đi ngang qua lãnh hải của quốc gia ven biển mà không vào nội thuỷ, không đậu lại tại các công trình cảng ở bên ngoài nội thủy. Việc đi qua này phải được tiến hành liên tục, nhanh chóng và “không phương hại đến hòa bình, trật tự hoặc an ninh của các quốc gia ven biển”. Nếu một tàu, thuyền nước ngoài đang di chuyển mà không gây hại, các quốc gia ven biển sẽ không được phép cản trở, trừ khi chiếc tàu đó có hành động gây phương hại chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ hoặc nền chính trị độc lập của nước sở tại.

Không chỉ có sự mơ hồ về lãnh hải, Trung Quốc còn không giấu sự hung hăng của họ khi Luật cho phép các lực lượng Trung Quốc truy đuổi và thậm chí sử dụng vũ lực đối với các đối tượng “vi phạm” (!). Rõ ràng Luật hàng hải mới và Luật Hải cảnh của Trung Quốc cùng nhất quán trong một quan điểm sử dụng bạo lực.

Điều 16 Luật Hải cảnh ghi: Đối với tàu nước ngoài bị nghi ngờ vi phạm pháp luật, cơ quan cảnh sát biển của Trung Quốc có quyền thực hiện các biện pháp như theo dõi, giám sát. Điều 22 quy định:Cảnh sát biển của Trung Quốc có quyền thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết theo quy định của Luật hải cảnh và các luật định có liên quan, trong đó bao gồm cả sử dụng vũ khí để ngăn chặn các hành vi vi phạm”.

Thiết nghĩ, không phải bình luận gì thêm nữa. Hành động bất chấp luật pháp quốc tế, cả vú lấp miệng em của nhà cầm quyền Bắc Kinh tiếp tục lộ nguyên hình qua hai bộ luật mới. Có thể hình dung rằng, càng ngày Trung Quốc càng manh động  và liều lĩnh vì muốn mau chóng thực hiện thành công âm mưu độc chiếm Biển Đông mà không từ bỏ bất cứ hành động phi pháp nào.

Khi những hành động leo thang lấn chiếm, gây xung đột, ô nhiễm môi trường trên Biển Đông núp bóng dưới những tán rợp của luật rừng thì tình hình càng trở nên nghiêm trọng.

Rất mừng là thế giới (không chỉ có các bên, các quốc gia đang có tranh chấp) đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ, kịp thời và cũng kịp thời có những hành động răn đe cụ thể, yêu cầu Bắc Kinh “quay đầu lại là bờ”.

RELATED ARTICLES

Tin mới