Saturday, April 27, 2024

Trường Sa: Xanh, sạch và hoa…

BienDong.Net: Hầu hết các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa đều có diện tích chưa đầy 1 km2, luôn chịu tác động của gió biển, nhiều đảo lại nuôi heo, gà, bò. Nhưng một điều đặc biệt là đảo rất sạch.

Ấn tượng nổi bật ở Trường Sa chính là màu xanh của cây cối, những con đường được trải bê tông không một cọng rác, không khí thì mát mẻ. Trên đảo không hề có ruồi, muỗi, chuột…

 

Ở đảo Sinh Tồn, Trường Sa, Song Tử Tây mặc dù số người sinh sống ở đây ngày càng đông, song nhờ ý thức gìn giữ vệ sinh, môi trường vẫn trong lành. Sau bữa tối, các gia
đều có thói quen mang rác để vào đúng nơi đã quy định. Đảo đã triển khai xây dựng một khu xử lý rác thải rắn và một hệ thống xử lý chất thải do Hải quân xây dựng, với sự hỗ trợ của Trung tâm Nhiệt đới Việt Nga.

Ngoài ra, các công trình vệ sinh trên đảo cũng được xây dựng nhằm đảm môi trường của đảo không bị ô nhiễm. Theo ông Đinh Trọng Thắm, đảo trưởng, Chủ tịch xã đảo Sinh Tồn, vấn đề giáo dục ý thức bảo vệ môi trường vẫn là hết sức quan trọng. “Chúng tôi thực hiện giáo dục chiến sĩ và nhân dân trên đảo hiểu được tầm quan trọng với môi trường. Hàng tuần và hàng tháng đều có lịch làm vệ sinh. Chúng tôi còn có hệ thống năng lượng sạch, quạt gió, rồi đến đèn chiếu sáng…

Không riêng đảo Sinh Tồn, tất cả các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa đều được khuyến khích trồng rau xanh, sử dụng năng lượng sạch, không tạo ra chất thải độc hại cho môi trường. Một điều trở thành quy định ở các đảo là những chiến sĩ khi ra công tác phải trồng ít nhất 2 cây xanh, đảm bảo sống và phát triển được.

Ở các đảo chìm, việc giữ gìn môi trường biển cũng được các chiến sĩ quan tâm đặc biệt. Anh em theo dõi và nhắc nhở bà con ngư dân khai thác đánh bắt thủy sản bằng phương pháp thông thường, tuyệt đối không sử dụng những phương pháp hủy diệt nhằm bảo vệ các loài hải sản.

 

“Hằng ngày chúng tôi đều cắt cử người thu gom và phân loại rác, loại nào đốt, loại nào để lại chờ tàu ra gửi về đất liền xử lý, đồng thời tổ chức vớt rác ngoài biển theo sóng dạt vào bãi san hô của đảo. Sóng to gió lớn vẫn cố gắng làm, vì để những loại rác khó phân hủy như nylon, chai lọ trôi nổi trên biển thì rất nguy hại cho môi trường. Túi nylon còn làm tắc nghẽn đường thoát nước, gây cản trở cho tàu thuyền đánh cá như kẹt chân vịt hoặc kẹt máy bơm nước”, ông Trương Văn Núi, đảo trưởng đảo Đá Lát nói.

 

Nhà nhiếp ảnh Phương Thuận ra thăm đảo rồi ghi lại cảm xúc: Khi chưa đến Trường Sa, khái niệm trong tôi nơi đây nhiều lắm những cây bàng vuông, phong ba và bão táp. Nhưng từ khi đặt chân đến hòn đảo xanh này, tôi nhận ra rằng, Trường Sa là một làng đảo với những sắc hoa hương đồng cỏ nội thật gần gũi và thân quen. Nơi mỗi bước chân tôi qua đều có những sắc màu ấy, những bông hoa không rực rỡ, kiêu sa mà mộc mạc, bình dị, có sức sống mãnh liệt giữa nắng, gió Trường Sa. Con người nơi đây cũng vậy, là “hoa” của biển, “hoa” của đảo yêu thương. Tôi đã đến và đã đi, đã cảm nhận sâu sắc về người và cảnh nơi đây và nhận thấy nơi đây đúng là: “Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở/ Khi ta đi, đất bỗng hoá tâm hồn…”

Và đây, những những bông hoa bình dị, có sức sống mãnh liệt trên đảo Trường Sa Lớn, huyện Trường Sa mà Phương Thuận ghi lại được trong chuyến ra thăm đảo

Hoa và quả bàng vuông

Hoa phong ba

Hoa bão táp

Hoa Trinh Nữ

Hoa muống biển

Hoa sứ

Hoa cải vàng

Cột mốc chủ quyền Tổ quốc

Quế Hương ( tổng hợp từ báo quốc nội)

RELATED ARTICLES

Tin mới