Friday, April 26, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTrung Quốc dùng thủ đoạn “lát cắt xúc xích" để thay đổi...

Trung Quốc dùng thủ đoạn “lát cắt xúc xích” để thay đổi hiện trạng lãnh thổ và lãnh hải

BienDong.Net: Brahma Chellaney, một học giả thuộc Trung tâm Nghiên cứu chính trị tại New Delhi, Ấn Độ ngày 25/7 chia sẻ trên tờ Japan Times nhận định: Trung Quốc đã cắt chiếc “xúc xích Biển Đông” thành nhiều phần và sau đó tìm cách gặm nhấm từng phần khác nhau hòng cuối cùng các lát cắt xúc xích đều rơi vào miệng Trung Quốc.

Cũng theo ông Chellaney, việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động lén lút xâm phạm lãnh thổ các nước láng giềng đã nổi lên như một yếu tố gây mất ổn định an ninh ở Châu Á.

Để chắc chắn, Bắc Kinh thường tìm cách cắt lát xúc xích rất mỏng, tránh bất kỳ hành động kịch tính nào có thể trở thành nguyên nhân chiến tranh.

alt 

Trung Quốc dùng thủ đoạn lát cắt xúc xích để kiểm soát bãi ngầm Scarborough từ tay Philippines

Trong khi hải quân và một phần lực lượng không quân Trung Quốc đang tập trung khẳng định cái gọi là “chủ quyền lãnh thổ” và “lợi ích hàng hải” trên Biển Đông và Biển Hoa Đông thì các đơn vị lục quân chủ lực nước này tiếp tục các hoạt động nhằm tìm cách thay đổi thực trạng đường kiểm soát biên giới với Ấn Độ từng tí một.

Chiến lược xâm lấn lãnh thổ các nước láng giềng mà Trung Quốc đang áp dụng được học giả Brahma Chellaney đặt tên là “lát cắt xúc xích” nhằm thay đổi hiện trạng lãnh thổ và lãnh hải bằng các hành động nhỏ lẻ, nhưng sau một thời gian tích lũy sẽ tạo “lợi thế” cho Trung Quốc tại các khu vực tranh chấp. 

Bằng cách lựa chọn phương án xâm lấn “lát cắt xúc xích” hay một số nhà phân tích còn gọi là chiến thuật “tằm ăn dâu”, “chiến lược cải bắp”, “chiến thuật cờ vây” thay vì công khai xâm lược nhằm mục đích kiềm chế tối đa những khả năng lựa chọn của các nước láng giềng “mục tiêu” khi đối phó với chiêu này của Trung Quốc. 

Theo Brahma, trò tìm cách thay đổi hiện trạng biên giới lãnh thổ đã đượcTrung Quốc manh nha từ khi thành lập năm 1949, từng bước đẩy mạnh dần dần năm 1954 – 1962 tại khu vực Aksai Chin của Ấn Độ có diện tích bằng Thụy Sỹ.

 

Trung Quốc xây dựng trái phép công sự trên Đá Vành Khăn trong quần đảo Trường Sa bị họ đánh chiếm năm 1995

Năm 1974 Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam; năm 1988 Trung Quốc tiếp tục đánh chiếm một số bãi đá trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam; năm 1995 Trung Quốc đánh chiếm Đá Vành Khăn nằm trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam lúc đó đang do phía Philippines kiểm soát, và gần đây nhất là chiếm quyền kiểm soát bãi ngầm Scarborough của Philippines hồi năm ngoái. 

Cốt lõi của những thách thức từ Trung Quốc đặt ra đối với an ninh Châu Á hiện nay là (Trung Quốc) thiếu tôn trọng đường biên giới hiện tại. Nói cách khác, Trung Quốc vẫn đang âm thầm tìm cách để vẽ lại ranh giới chính trị. 

Ở Hoa Đông, Trung Quốc sử dụng các lực lượng bán vũ trang như Ngư chính, Hải giám (hiện nay thống nhất thành Cảnh sát biển Trung Quốc) tiến hành chiến dịch tiêu hao chống lại Nhật Bản ở nhóm đảo Senkaku. 

Chiến thuật của Trung Quốc đã thành công trong việc khiến thế giới phải thừa nhận sự tồn tại của một tranh chấp. Điều này đã khuyến khích Trung Quốc tăng tần xuất hoạt động của các tàu tuần tra xung quanh Senkaku.

 

Trung Quốc tìm cách “tiêu hao” thực lực của Nhật Bản ở Senkaku bằng tàu bán vũ trang Hải giám và Ngư chính, nay thống nhất lại thành Cảnh sát biển.

Mục tiêu, tham vọng (phi pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông là tìm cách hợp pháp hóa một cách từ từ nhưng chắc chắn sự hiện diện trên 80% diện tích Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền. 

Thông qua các hành vi lặp đi lặp lại và phát triển, Trung Quốc âm mưu khẳng định một sự hiện diện (phi pháp) lâu dài trên Biển Đông. 

Một trong những thủ đoạn Bắc Kinh sử dụng để “tạo sự kiện” trên Biển Đông là ngang nhiên mời thầu khai thác năng lượng và cấm đánh bắt cá trên vùng biển chủ quyền của nước khác trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước ven Biển Đông theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS). 

Bắc Kinh tìm mọi cách hạn chế quyền và lợi ích kinh tế của các bên tranh chấp ở Biển Đông theo quy định của UNCLOS trong khi chính Trung Quốc lại âm mưu tìm cách mở rộng sự kiểm soát (vô lý, phi pháp) đối với nguồn tài nguyên khí đốt, dầu mỏ trong vùng biển mà Trung Quốc “tuyên bố chủ quyền”.

Thậm chí Trung Quốc còn thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm, Hoàng Sa của Việt Nam như cơ sở hành chính và đơn vị đồn trú quân sự hòng tham vọng giám sát toàn bộ khu vực. Bắc Kinh đã bắt đầu khai thác du lịch trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. 

Thủ đoạn của Trung Quốc khiến các bên tranh chấp khó tìm ra cách đối phó hiệu quả khi Trung Quốc ngấm ngầm ngụy trang hành vi phạm pháp. 

Bắc Kinh đã tạo ra cái thế hiểm hóc đẩy các bên tranh chấp phải đứng trước sự lựa chọn, một là loay hoay tìm cách hóa giải hoặc chịu đựng chiến thuật cắt lát xúc xích của Trung Quốc ở Biển Đông hoặc đối mặt với một cuộc chiến tranh tốn kém và nguy hiểm với một cường quốc đang nổi.

BDN (Theo GDVN)

RELATED ARTICLES

Tin mới