Thursday, May 2, 2024
Trang chủGóc nhìn mớiTrung Quốc bên bờ khủng hoảng tài chính (tiếp theo và hết)

Trung Quốc bên bờ khủng hoảng tài chính (tiếp theo và hết)

Sẽ là tốt nhất nếu Trung Quốc giải quyết bài toán khủng hoảng nợ vào ngày hôm nay chứ không phải cố gắng “đá cái lon xuống cuối đường” trì hoãn giải quyết.

Trung Quốc đang phải đối diện với vấn đề nợ xấu khổng lồ của nền kinh tế, có thể lên tới 24%. Vấn đề xử lý nợ xấu của Trung Quốc vì thế đang vô cùng cấp bách và theo Evan Lorenz – một chuyên gia về Trung Quốc trả lời trên Epoch Times thì cần phải được giải quyết ngay tại thời điểm này. Nhưng để thực hiện được điều này cũng không hề đơn giản. Nếu Trung Quốc có thể buộc ghi giảm vốn trong các ngân hàng của mình và buộc các ngân hàng tăng vốn điều lệ thì với quy mô hệ thống ngân hàng vào khoảng 30 ngàn tỉ USD, các tài sản nợ xấu khoảng 24% hoặc hơn thì có nghĩa tài sản nợ xấu sẽ là 7 – 8 ngàn tỉ USD, với quy mô khoảng 10,3 ngàn tỉ USD. Lượng vốn như vậy là vô cùng lớn.

Còn nếu chọn phương án “đá cái lon xuống cuối đường” và gia hạn các khoản vay cho bên vay khi mà bên vay không trả được lãi, và làm ra vẻ rằng các khoản vay là tốt thì cũng không ổn.

Đưa dẫn chứng là Nhật Bản, Lorenz cho hay, cách đây 25, Nhật Bản đã làm theo cách này nhưng nền kinh tế chỉ phục hồi theo hướng tiêu dùng nhưng không có tăng trưởng thực sự. GDP thực tế bình quân đầu người đã tăng một chút nhưng chắc chắn, nều hỏi bất kỳ ai ở Nhật Bản thì họ sẽ khẳng định rằng mọi thứ ngày hôm nay không được tốt như những năm 80 khi mà nền kinh tế Nhật Bản đang bay cao.

Trước luồng ý kiến cho rằng, Trung Quốc có thể tạo ra lạm phát để giải quyết vấn đề, Lorenz đưa quan điểm, nếu thực hiện như vậy sẽ gây sự giảm giá rất lớn của đồng Nhân dân tệ. Ông tin sự mất giá lớn của đồng nhân dân tệ sẽ xảy nhưng nó không phải là đơn giản như thế. Một ngân hàng trung ương có thể chọn bất kỳ hai trong ba giải pháp sau đây. Họ có thể có một tỷ giá hối đoái thả nổi, họ có thể có một tài khoản vốn mở/tự do lưu chuyển vốn, hoặc họ có thể kiểm soát chính sách tiền tệ trong nước.

Về vấn đề này, Lorenz nhận định, mặc dù tài khoản vốn của Trung Quốc tuy không phải là hoàn toàn mở nhưng nó có rất nhiều lỗ hổng và rất nhiều tiền đã bị chảy qua biên giới. Trung Quốc có đồng tiền hầu như neo vào đồng Đô la Mỹ, và điều đó có nghĩa là Trung Quốc không thể thực sự dễ dàng làm gì trong nước như Trung Quốc muốn, để có thể bảo vệ nền kinh tế ngay bây giờ.

Trung Quốc cũng đã hủy bỏ Chính sách một con, nhưng sẽ mất 18 năm để chính sách này bắt đầu mang lại quả ngọt và bắt đầu đem lại nhiều người hơn trong độ tuổi lao động. Nhân khẩu học là một sự thay đổi diễn biến chậm.

Phá giá đồng nhân dân tệ thì sao?

Trả lời câu hỏi này, Lorenz nêu rõ, việc phá giá cần phải thực hiện vừa đủ. Nếu phá giá 3 – 4% và mọi người mong đợi 10% thì sẽ tạo ra nhiều hơn sự kỳ vọng về việc phá giá, và sẽ làm tăng luồng vốn ra khỏi Trung Quốc. Vậy nêu, Trung Quốc phải phá giá vừa đủ để mọi người nghĩ rằng việc mua các tài sản ở Trung Quốc ngay bây giờ, là thực sự rẻ và là một đầu tư tốt.

Nhưng việc phá giá đồng nhân dân tệ sẽ lại kéo theo một số doanh nghiệp trong nước phá sản và sẽ là một thảm họa chính trị bởi hiện đang là giai đoạn giữa bầu cử của Mỹ. Trung Quốc đã trở thành một vấn đề trong bầu cử ở Mỹ…

Ngoài ra, theo Lorenz, nhiều người nghĩ rằng Trung Quốc là một diễn viên đồng nhất nhưng thực tế có rất nhiều nhóm lợi ích khác nhau. Chính điều này lý giải vì sao, mặc dù Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã có nhiều nỗ lực để ngăn chặn dòng tiền chảy ra biên giới nhưng chúng ta vẫn thấy không ít vụ mua bán – sáp nhập qua biên giới phát ra từ Trung Quốc. Trung Quốc có thể trả thầu 44 tỉ USD cho tập đoàn hóa chất và hạt giống của Thụy Sỹ là Syngenta AG. Công ty sản xuất máy móc xây dựng Zoomlion của Trung Quốc cũng đã trả thầu 3,3 tỉ USD để mua lại công ty Terex Corp (một công ty ở Mỹ sản xuất cần cẩu Texan). Hay như một công ty Trung Quốc khác cũng đang bỏ thầu khoảng 3 tỉ USD cho kinh doanh đồ gia dụng của General Electric.

“Đó đều là những luồng tiền ra và nó thực sự làm cho vấn đề của Trung Quốc trở nên tồi tệ hơn, liên quan đến việc tiền bạc rời khỏi đất nước. Một phần của vấn đề là những doanh nghiệp nhà nước. Đấy đều là cùng một nhóm người, một mặt thì họ hưởng lợi từ những cuộc đấu thầu qua biên giới để có được tài sản nước ngoài, một mặt thì họ đang cố gắng chống lại luồng tiền ra nước ngoài để làm chỗ dựa cho nhà nước” – Lorenz nhận định.

Với những vấn đề mà nền kinh tế Trung Quốc đang phải đối diện, Lorenz đưa nhận định, đồng Nhân dân tệ sẽ giảm giá thấp hơn. Trung Quốc sẽ phải phá giá. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng sẽ tìm mọi cách để chống lại sự mất giá càng lâu càng tốt việc này là không tránh khỏi và sắp xảy ra.

RELATED ARTICLES

Tin mới