Tuesday, April 23, 2024
Trang chủBiển nóngTQ đẩy mạnh hoạt động du lịch phi pháp tại Hoàng Sa...

TQ đẩy mạnh hoạt động du lịch phi pháp tại Hoàng Sa và Trường Sa

Tàu du lịch 10.000 tấn mà Trung Quốc vừa đưa tới Hoàng Sa. Ảnh: Hinews.cn

Chủ trương của Chính phủ Trung Quốc

Phát triển du lịch ở Tam Sa  là một trong những chính sách được Chính phủ Trung Quốc đẩy mạnh trong những năm gần đây. Tháng 9/2012, Trung Quốc đưa ra “Quy hoạch phát triển du lịch Tam Sa 2012-2022”. Quy hoạch nêu rõ, chính quyền tỉnh Hải Nam sẽ mở tuyến đường từ Cảng tàu quốc tế ở đảo Phượng Hoàng đến đảo Phú Lâm và dự kiến trong tương lai, có thể mở tuyến du lịch “cảng tàu quốc tế đảo Phượng Hoàng – đảo Phú Lâm – Đông đảo – Quần đảo Trung Sa – Quần đảo Nam Sa” bao trùm một khu vực Biển Đông rộng lớn. Trong chuyến thăm đảo Hải Nam tháng 4/2013, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố sẽ biến Hải Nam thành khu kinh tế đặc biệt lớn nhất Trung Quốc và nhấn mạnh việc tăng tốc phát triển Hải Nam thành một đảo du lịch quốc tế là quyết định then chốt của chính quyền trung ương. 

Từ tháng 4/2013, Trung Quốc đã tiến hành chuyến du lịch đầu tiên đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong thời gian đầu đi vào hoạt động, chỉ có tàu “Gia Hương Công Chúa” của Công ty hàng hải Eo biển Hải Nam được đưa vào phục vụ với tần suất 1-2 tháng/lần, mỗi lần chở khoảng 200 du khách. Đến ngày 13/3/2016, Trung Quốc đưa thêm tàu du lịch “Ngôi sao Vịnh Bắc Bộ” có thể chở khoảng 300 khách với tần suất tăng lên 4-5 lần/tháng để phục vụ các tour du lịch đến Hoàng Sa.

Lộ trình chuyến đi xuất phát từ thành phố Hải Khẩu (tỉnh Hải Nam) đi qua các điểm gồm Bãi Xà Cừ (Trung Quốc gọi là đảo Ngân Tự), đảo Ba Ba (đảo Toàn Phú), đảo Ốc Hoa (đảo Áp Công) đều nằm trong nhóm đảo Lưỡi Liềm (tên Trung Quốc là quần đảo Vĩnh Nhạc), thuộc quần đảo Hoàng Sa. Chi phí cho mỗi chuyến du lịch 4 ngày 3 đêm khoảng 6.000-10.000 nhân dân tệ (1.000 – 1.600USD). Tờ China Daily của Trung Quốc cho biết từ khi tuyến du lịch này đi vào khai thác, đã có khoảng 30.000 du khách Trung Quốc đi thăm Hoàng Sa. 

Bên cạnh cách đăng ký thông thường trên các trang mạng du lịch, du khách có thể tham gia chuyến du lịch đến Hoàng Sa bằng một số hình thức khác. Ví dụ như trong tháng 4/2016, một tàu hậu cần hải quân Trung Quốc chở theo 3 dân thường cùng các phóng viên đã khởi hành tới đảo Phú Lâm để tham quan đảo này và một số đảo, đá khác tại quần đảo Hoàng Sa. Đây là hoạt động do tờ báo PLA Daily tổ chức cho độc giả được chọn trong cuộc thi đăng bình luận về quần đảo Hoàng Sa trên ứng dụng điện thoại di động hoặc trên tài khoản mạng xã hội Wechat, Weibo của báo.

Những thuận lợi và khó khăn

Trong bài trả lời phỏng vấn tở Bưu điện Hoa Nam buổi sáng ngày 29/2/2016, Viện trưởng Viện nghiên cứu Nam Hải Ngô Sĩ Tồn nhận định rằng thời gian qua, du lịch là một trong ba lĩnh vực mà Trung Quốc tập trung phát triển (2 lĩnh vực còn lại là đánh bắt cá và khai thác dầu khí). Nhu cầu người dân Trung Quốc đi du lịch đến quần đảo này ngày càng cao. Các quan chức chính quyền đã khuyến khích người dân thể hiện “tinh thần yêu nước” bằng cách đi du lịch Hoàng Sa. 

Ngày 27/5/2016, Thị trưởng “thành phố Tam Sa” Tiêu Kiệt tuyên bố có kế hoạch phát triển một số đảo đá và rạn san hô ở Biển Đông thành các khu nghỉ dưỡng “tương tự như quần đảo Maldives” ở Ấn Độ Dương với các dịch vụ giải trí như lướt sóng, câu cá, lặn biển và tổ chức sự kiện, cũng là điểm khởi đầu của “Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21”. Trước đó, phát biểu tại Hội nghị Thế giới về Du lịch lần thứ nhất tổ chức tháng 5/2016, ông Lý Kim Tảo, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia của Trung Quốc cho biết nước này dự định sẽ đưa 150 triệu du khách tới các nước thuộc “Một vành đai, một con đường” trong những năm tiếp theo. Tổng chi tiêu của Trung Quốc dành cho du lịch đã đóng góp 10,8% vào tổng sản phẩm quốc nội của nước này vào năm 2015. Ngoài ra, phát triển nghề du lịch cũng sẽ thu hút ngư dân tham gia các ngành dịch vụ, từ đó thúc đẩy chuyển đổi mô hình kinh tế. 

Hiện nay do điều kiện thời tiết và cơ sở hạ tầng còn hạn chế, việc đưa du khách tới vùng này gặp nhiều khó khăn. Các tàu du lịch không thể cập bờ của một số đảo nhỏ, mà phải dùng thuyền nhỏ hơn để đưa du khách vào bờ. Phần lớn du khách ăn nghỉ trên tàu do các đảo chưa có khách sạn. Tuy nhiên hầu hết các công ty du lịch của Trung Quốc đều tin tưởng du lịch ở Hoàng Sa sẽ phát triển mạnh trong tương lai, đặc biệt khi cơ sở hạ tầng trên các hòn đảo đang ngày càng hoàn thiện. Thị trưởng thành phố Tam Sa Tiêu Kiệt cho biết chính phủ thành phố Tam Sa sẽ rất quan tâm đến việc quản lý ngành du lịch, bao gồm giá cả. Mặc dù Tam Sa nằm cách đất liền Trung Quốc rất xa, nhưng du khách sẽ không phải đối mặt với tình trạng giá cả bất hợp lý. Ví dụ giá của một chuyến  du lịch chỉ khoảng 4000-5000 nhân dân tệ, giá cả các hàng hoá trên đảo sẽ không đắt hơn ở đảo Hải Nam.

Theo ông Tiêu Kiệt, các cơ sở hạ tầng tại Tam Sa về cơ bản cũng đang dần hoàn thiện, sân bay dân dụng trên đảo Phú Lâm có thể sẽ được đưa vào sử dụng trong năm nay. Các tuyến đường từ cửa biển Hải Nam hoặc bay từ Tam Á đến Tam Sa, thậm chí tuyến bay từ Tam Á đến cũng đang được xem xét triển khai. 

Lợi dụng hoạt động du lịch để tuyên truyền, khẳng định chủ quyền

Trong các chương trình du lịch, các công ty của Trung Quốc còn lồng ghép một số hoạt động để củng cố tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa. Du khách sẽ tham dự cái gọi là lễ thượng cờ và tuyên thệ trước quốc kỳ Trung Quốc. Bắt đầu từ ngày 22/5, một ngày trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm chính thức Việt Nam, tờ South China Morning Post bắt đầu đăng tải loạt bài ký sự, video và ảnh ghi lại hoạt động Trung Quốc tổ chức đưa khách du lịch đổ bộ bất hợp pháp đến Hoàng Sa. Đoạn video trên South China Morning Post cho thấy, các nhà chức trách Trung Quốc đã tổ chức chiếu phim tài liệu ghi lại cuộc chiến xâm lược nửa phía tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc tiến hành năm 1974. Bài báo trên South China Morning Post ngày 23/5 cho biết, trong chuyến đi này các nhà tổ chức Trung Quốc ra sức tuyên truyền xuyên tạc với khách du lịch rằng, Biển Đông là của Trung Quốc, Việt Nam và Philippines “chiếm đóng bất hợp pháp các đảo của Trung Quốc”. 

Sau khi mở các tuyến du lịch ở Hoàng Sa thành công, Trung Quốc cũng đang có ý định mở những chuyến du lịch ra các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lấp trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Minh chứng cho điều này là việc ngày 11/3/2016, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công máy bay dân sự cất và hạ cánh trên đảo Chữ Thập, một trong số các đảo nhân tạo mà Trung Quốc cải tạo, xây dựng ở quần đảo Trường Sa.

1. Chủ trương của Chính phủ Trung Quốc

Phát triển du lịch ở Tam Sa[1] là một trong những chính sách được Chính phủ Trung Quốc đẩy mạnh trong những năm gần đây. Tháng 9/2012, Trung Quốc đưa ra “Quy hoạch phát triển du lịch Tam Sa 2012-2022”. Quy hoạch nêu rõ, chính quyền tỉnh Hải Nam sẽ mở tuyến đường từ Cảng tàu quốc tế ở đảo Phượng Hoàng đến đảo Phú Lâm và dự kiến trong tương lai, có thể mở tuyến du lịch “cảng tàu quốc tế đảo Phượng Hoàng – đảo Phú Lâm – Đông đảo – Quần đảo Trung Sa – Quần đảo Nam Sa” bao trùm một khu vực Biển Đông rộng lớn. Trong chuyến thăm đảo Hải Nam tháng 4/2013, Chủ tịch Tập Cận Bình đã tuyên bố sẽ biến Hải Nam thành khu kinh tế đặc biệt lớn nhất Trung Quốc và nhấn mạnh việc tăng tốc phát triển Hải Nam thành một đảo du lịch quốc tế là quyết định then chốt của chính quyền trung ương.

Từ tháng 4/2013, Trung Quốc đã tiến hành chuyến du lịch đầu tiên đến quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Trong thời gian đầu đi vào hoạt động, chỉ có tàu “Gia Hương Công Chúa” của Công ty hàng hải Eo biển Hải Nam được đưa vào phục vụ với tần suất 1-2 tháng/lần, mỗi lần chở khoảng 200 du khách. Đến ngày 13/3/2016, Trung Quốc đưa thêm tàu du lịch “Ngôi sao Vịnh Bắc Bộ” có thể chở khoảng 300 khách với tần suất tăng lên 4-5 lần/tháng để phục vụ các tour du lịch đến Hoàng Sa.

Lộ trình chuyến đi xuất phát từ thành phố Hải Khẩu (tỉnh Hải Nam) đi qua các điểm gồm Bãi Xà Cừ (Trung Quốc gọi là đảo Ngân Tự), đảo Ba Ba (đảo Toàn Phú), đảo Ốc Hoa (đảo Áp Công) đều nằm trong nhóm đảo Lưỡi Liềm (tên Trung Quốc là quần đảo Vĩnh Nhạc), thuộc quần đảo Hoàng Sa. Chi phí cho mỗi chuyến du lịch 4 ngày 3 đêm khoảng 6.000-10.000 nhân dân tệ (1.000 – 1.600USD). Tờ China Daily của Trung Quốc cho biết từ khi tuyến du lịch này đi vào khai thác, đã có khoảng 30.000 du khách Trung Quốc đi thăm Hoàng Sa.

Bên cạnh cách đăng ký thông thường trên các trang mạng du lịch, du khách có thể tham gia chuyến du lịch đến Hoàng Sa bằng một số hình thức khác. Ví dụ như trong tháng 4/2016, một tàu hậu cần hải quân Trung Quốc chở theo 3 dân thường cùng các phóng viên đã khởi hành tới đảo Phú Lâm để tham quan đảo này và một số đảo, đá khác tại quần đảo Hoàng Sa. Đây là hoạt động do tờ báo PLA Daily tổ chức cho độc giả được chọn trong cuộc thi đăng bình luận về quần đảo Hoàng Sa trên ứng dụng điện thoại di động hoặc trên tài khoản mạng xã hội Wechat, Weibo của báo.

2. Những thuận lợi và khó khăn

Trong bài trả lời phỏng vấn tở Bưu điện Hoa Nam buổi sáng ngày 29/2/2016, Viện trưởng Viện nghiên cứu Nam Hải Ngô Sĩ Tồn nhận định rằng thời gian qua, du lịch là một trong ba lĩnh vực mà Trung Quốc tập trung phát triển (2 lĩnh vực còn lại là đánh bắt cá và khai thác dầu khí). Nhu cầu người dân Trung Quốc đi du lịch đến quần đảo này ngày càng cao. Các quan chức chính quyền đã khuyến khích người dân thể hiện “tinh thần yêu nước” bằng cách đi du lịch Hoàng Sa.

Ngày 27/5/2016, Thị trưởng “thành phố Tam Sa” Tiêu Kiệt tuyên bố có kế hoạch phát triển một số đảo đá và rạn san hô ở Biển Đông thành các khu nghỉ dưỡng “tương tự như quần đảo Maldives” ở Ấn Độ Dương với các dịch vụ giải trí như lướt sóng, câu cá, lặn biển và tổ chức sự kiện, cũng là điểm khởi đầu của “Con đường Tơ lụa trên biển thế kỷ 21”. Trước đó, phát biểu tại Hội nghị Thế giới về Du lịch lần thứ nhất tổ chức tháng 5/2016, ông Lý Kim Tảo, Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia của Trung Quốc cho biết nước này dự định sẽ đưa 150 triệu du khách tới các nước thuộc “Một vành đai, một con đường” trong những năm tiếp theo. Tổng chi tiêu của Trung Quốc dành cho du lịch đã đóng góp 10,8% vào tổng sản phẩm quốc nội của nước này vào năm 2015. Ngoài ra, phát triển nghề du lịch cũng sẽ thu hút ngư dân tham gia các ngành dịch vụ, từ đó thúc đẩy chuyển đổi mô hình kinh tế.

Hiện nay do điều kiện thời tiết và cơ sở hạ tầng còn hạn chế, việc đưa du khách tới vùng này gặp nhiều khó khăn. Các tàu du lịch không thể cập bờ của một số đảo nhỏ, mà phải dùng thuyền nhỏ hơn để đưa du khách vào bờ. Phần lớn du khách ăn nghỉ trên tàu do các đảo chưa có khách sạn. Tuy nhiên hầu hết các công ty du lịch của Trung Quốc đều tin tưởng du lịch ở Hoàng Sa sẽ phát triển mạnh trong tương lai, đặc biệt khi cơ sở hạ tầng trên các hòn đảo đang ngày càng hoàn thiện. Thị trưởng thành phố Tam Sa Tiêu Kiệt cho biết chính phủ thành phố Tam Sa sẽ rất quan tâm đến việc quản lý ngành du lịch, bao gồm giá cả. Mặc dù Tam Sa nằm cách đất liền Trung Quốc rất xa, nhưng du khách sẽ không phải đối mặt với tình trạng giá cả bất hợp lý. Ví dụ giá của một chuyến  du lịch chỉ khoảng 4000-5000 nhân dân tệ, giá cả các hàng hoá trên đảo sẽ không đắt hơn ở đảo Hải Nam.

Theo ông Tiêu Kiệt, các cơ sở hạ tầng tại Tam Sa về cơ bản cũng đang dần hoàn thiện, sân bay dân dụng trên đảo Phú Lâm có thể sẽ được đưa vào sử dụng trong năm nay. Các tuyến đường từ cửa biển Hải Nam hoặc bay từ Tam Á đến Tam Sa, thậm chí tuyến bay từ Tam Á đến cũng đang được xem xét triển khai.

3. Lợi dụng hoạt động du lịch để tuyên truyền, khẳng định chủ quyền

Trong các chương trình du lịch, các công ty của Trung Quốc còn lồng ghép một số hoạt động để củng cố tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa. Du khách sẽ tham dự cái gọi là lễ thượng cờ và tuyên thệ trước quốc kỳ Trung Quốc. Bắt đầu từ ngày 22/5, một ngày trước khi Tổng thống Mỹ Barack Obama thăm chính thức Việt Nam, tờ South China Morning Post bắt đầu đăng tải loạt bài ký sự, video và ảnh ghi lại hoạt động Trung Quốc tổ chức đưa khách du lịch đổ bộ bất hợp pháp đến Hoàng Sa. Đoạn video trên South China Morning Post cho thấy, các nhà chức trách Trung Quốc đã tổ chức chiếu phim tài liệu ghi lại cuộc chiến xâm lược nửa phía tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam mà Trung Quốc tiến hành năm 1974. Bài báo trên South China Morning Post ngày 23/5 cho biết, trong chuyến đi này các nhà tổ chức Trung Quốc ra sức tuyên truyền xuyên tạc với khách du lịch rằng, Biển Đông là của Trung Quốc, Việt Nam và Philippines “chiếm đóng bất hợp pháp các đảo của Trung Quốc”. 

Sau khi mở các tuyến du lịch ở Hoàng Sa thành công, Trung Quốc cũng đang có ý định mở những chuyến du lịch ra các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi lấp trái phép ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Minh chứng cho điều này là việc ngày 11/3/2016, Trung Quốc đã thử nghiệm thành công máy bay dân sự cất và hạ cánh trên đảo Chữ Thập, một trong số các đảo nhân tạo mà Trung Quốc cải tạo, xây dựng ở quần đảo Trường Sa.



[1] Đơn vị hành chính được chính phủ Trung Quốc tuyên bố thành lập từ tháng 7/2011, bao gồm quần đảo Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Tây Sa), quần đảo Trường Sa (Trung Quốc gọi là quần đảo Nam Sa) và bãi cạn (Trung Quốc gọi là quần đảo Trung Sa).

RELATED ARTICLES

Tin mới