Friday, May 3, 2024
Trang chủBiển nóngVề phán quyết Vụ kiện Trọng tài Biển Đông (Kỳ 3)

Về phán quyết Vụ kiện Trọng tài Biển Đông (Kỳ 3)

Phán quyết đã được công bố và là một phán quyết chung thẩm, bắt buộc các bên liên quan phải chấp hành; nhưng khả năng thi hành sẽ còn là một vấn đề khá phức tạp khó khăn do các cơ quan tài phán chưa có cơ chế thi hành án, đặc biệt là phán quyết của PCA.

Tòa trọng tài xử vụ kiện về Biển Đông

3. Kiến nghi các giải pháp hậu phán quyết:

Ngay sau khi Tòa Trong tài ra phán quyết, Trung Quốc đã ra tuyên bố không chấp nhận Phán quyết và đang triển khai mạnh mẽ các hoạt đông cả trên phương diện ngoại giao lẫn ngoài thực địa để tìm cách vô hiệu hóa Phán quyết của Tòa Trong tài. Vì vây, mặc dù Phán quyết đã được công bố và là một phán quyết chung thẩm, bắt buộc các bên liên quan phải chấp hành; nhưng khả năng thi hành sẽ còn là một vấn đề khá phức tạp khó khăn do các cơ quan tài phán chưa có cơ chế thi hành án, đặc biệt là phán quyết của PCA. Trước tình hình đó, Philippines có thể nhờ đến sự can thiệp của Hội đồng Bảo an LHQ dựa theo Điều 39 của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc: “Hội đồng Bảo an xác định sự tồn tại mọi sự đe doạ hòa bình, phá hoại hòa bình hoặc hành vi xâm lược và đưa ra những kiến nghị hoặc quyết định các biện pháp nào nên áp dụng phù hợp với các điều 41 và 42 để duy trì hoặc khôi phục hòa bình và an ninh quốc tế”.. Nhưng điều 27 lại dành quyền phủ quyết cho 5 thành viên thường trực là Mỹ, Anh, Pháp, Nga và Trung Quốc. Trong thực tiễn quốc tế, từ năm 1945, năm thành lập LHQ, đến năm 2012, đã có tất cả 269 lần phủ quyết, trong đó Nga 128 lần, Hoa Kỳ 89, Ảnh 32, Pháp 18 và Trung Quốc 9…

Vì vậy, muốn lựa chọn áp dụng được những giải pháp thích hợp để ứng phó với những diễn biến tiếp theo sau khi PCA ra phán quyết, thiết nghĩ nên xuất phát từ nhận thức chung sau đây:

– Việc khiến Trung Quốc đối mặt với phán quyết bất lợi cho yêu sách của mình sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hình ảnh của Trung Quốc. Đồng thời, điều này sẽ luôn là bằng chứng khẳng định tuyên bố “trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc thực chất chỉ là lời nói không đi đôi với việc làm. Trong cục diện Trung Quốc muốn tranh giành ảnh hưởng với các cường quốc trên thế giới như Mỹ, Nga, EU…, thì đây sẽ là “đòn đả kích” không nhỏ vào những lời nói của Trung Quốc trên trường quốc tế. Với những gì Bắc Kinh thể hiện, kể cả Philippines hay bất kỳ bên liên quan nào khác ở Biển Đông, không ai ảo tưởng Trung Quốc sẽ dễ dàng chấp nhận và thực thi phán quyết của PCA.

– Dư luận quốc tế (cá nhân và tổ chức) hầu hết đều đồng tình ủng hộ phán quyết của PCA; coi đây là trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ công lý, bảo vệ hiệu lực của Công ước của LHQ về Luật Biển 1982, một Hiến chương xanh của LHQ, không thể thiếu được để điều chỉnh mọi quan hệ xã hội đang diễn ra ngày càng phức tạp theo xu thế loài người đang tiến ra Biển và Đại Dương vì sự tồn tại và sống còn của mình.

– Dù có thể chưa có cơ chế, chế tài nào buộc Trung Quốc phải thực thi phán quyết, thì nó vẫn có ý nghĩa và giá trị to lớn, tạo nền tảng đoàn kết các bên liên quan, đặc biệt là ASEAN trong vấn đề chống bành trướng, bảo vệ tự do hàng hải hàng không ở Biển Đông, thu hẹp đáng kể phạm vi tranh chấp. Bởi vì, việc áp dụng và giải thích UNCLOS, bảo vệ UNCLOS thì đây chính là sợi dây vững chắc kết nối các bên liên quan trực tiếp hay gián tiếp bị ảnh hưởng bởi yêu sách về đường “lưỡi bò”do Trung Quốc tự ý vẽ ra và đang tiếp tục hợp thức hóa nó trên thực tế. Xuất phát từ tình hình nói trên, giải pháp khả dĩ nên tính đến phải chăng là cần viết tiếp “ câu chuyện phán quyết bằng chính trị ngoại giao”; cụ thể là:

– Các nước Đông Nam Á có liên quan đến Biển Đông cần tận dụng giá trị pháp lý của Phán quyết này để củng cố khối đoàn kết, có tiếng nói chung mạnh mẽ hơn, đặc biệt là khai thác nội dung Phán quyết này để phục vụ cho việc xây dựng và ký kết được Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông mà cho đến nay vẫn bị “đường lưỡi bò” ngáng trở khi đề cập đến phạm vi điều chỉnh của Bộ quy tắc đầy kỳ vọng này.

– Trong ngắn hạn, ủng hộ chủ trương kiểm soát tình hình tranh chấp Biển Đông bằng việc thông qua Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC), nên chăng cần thiết lập một thiết chế khu vực (tài phán và thực thi pháp luật) để xử ký tranh chấp, kiểm soát tình hình hình, không để các tranh chấp bùng nổ, tạo môi trường chính trị thuận lợi để các bên liên quan có thể cùng nhau thực hiên giải pháp giải quyết các tranh chấp một cách hòa bình.

– Kiên trì thực hiện chủ trương giải quyết moi tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, dựa vào các phương tiện pháp lý quốc tế, đặc biệt là Công ước LHQ về Luật Biển 1982; ủng hộ các cuộc tiếp xúc đàm phán song phương hoặc đa phương tùy theo số lượng các chủ thể có liên quan đến các tranh chấp cụ thể. Nếu các cuộc đàm phám đó không thành công thì cần sử dụng đến vai trò của các cơ quan tài phán quốc tế mà hình thức và nội dung khởi kiện phải theo đúng thủ có liên quan đến thẩm quyền xét xử của các cơ quan này theo quy định của pháp luật quốc tế hiện hành.

– Các bên bị xâm phạm bởi yêu sách phi lý của Trung Quốc cần tiếp tục triển khai mặt trận đấu tranh pháp lý mạnh mẽ, thiết thực, cụ thể hơn. Muốn làm được điều này thì cần phải tiếp tục nghiên cứu kỹ lưỡng nội dung của Phán quyết này, coi đây là một tiền lệ có giá trị, một bài học kinh nghiệm quý giá góp phần thượng tôn pháp luật, tôn trọng và bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của tất cả các bên liên quan theo nguyên tắc cùng thắng trong công cuộc đấu tranh bảo vệ pháp lý, chân lý vì hòa bình, ổn định và hợp tác bình đẳng giữa các quốc gia, dân tộc, bất kể lớn nhỏ hay giàu nghèo….

– Phản đối và có biện pháp ngăn cản các hoạt đông đơn phương trái với quy định của LPQT, chống lại các hoạt động quân sự hóa Biển Đông, có nguy cơ dẫn đến xung đột vũ trang, gây ra chiến tranh, đe dọa hòa bình và an ninh trong khu vực và quốc tế.

Chúng ta hoan nghênh và đánh giá cao Phán quyết của Tòa Trọng tài không phải vì Phán quyết này có lợi cho riêng một quốc gia nào, không phải vì lợi dụng nó phuc vụ cho động cơ chính trị nhằm thỏa mãn cảm xúc thắng thua, cắn xé lẫn nhau trong cuộc cạnh tranh quyền lực đang diễn ra khốc liệt trên phạm vi khu vực và thế giới mà, cái chính là cần phải xem đây là thằng lợi chung của luật pháp, công lý và phải có trách nhiệm sử dụng nó như là một công cụ hữu ích để gìn giữ hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển vì sự sống còn của nhân loại!

RELATED ARTICLES

Tin mới