Friday, April 26, 2024
Trang chủĐàm luậnTQ đang “tự bắn vào chân”

TQ đang “tự bắn vào chân”

Sau phán quyết của tòa Trọng tài bác bỏ đường chín đoạn, Trung Quốc một mặt tuyên bố không thừa nhận, một mặt lôi kéo một số nước ủng hộ mình. Nhưng đa số các nước, các chuyên gia tuyên bố yêu cầu Trung Quốc phải tuân thủ và phân tích lẽ thiệt, hơn cho Trung Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố không chấp nhận phán quyết từ Tòa Trọng tài. Ảnh minh họa: Reuters.

Ngày 8/8/2016 nhà nghiên cứu về các vấn đề quốc phòng đã đăng bài viết về vấn đề này trên Mạng tin tức Quốc phòng Ấn Độ (IDN), ý kiến của các chuyên gia có thể vắn tắt như sau:

Trung Quốc nổi lên là một cường quốc phi dân chủ trong thế giới hiện đại với quân đội lớn nhất thế giới, nền kinh tế thứ hai toàn cầu và cũng trở thành nỗi lo ngại đối với thế giới và đặc biệt là các nước làng giềng.

Trung Quốc có quá khứ không tôn trọng biên giới các nước láng giềng. Ấn Độ, Liên Xô đã phải đối mặt với hành động xâm lược của Trung Quốc trong các cuộc chiến tranh biên giới năm 1962, 1964. Trung Quốc tranh chấp biển với Nhật Bản, Đài Loan, Malaysia, Philippines, Brunei và Indonesia. Gây chiến tranh biên giới với Việt Nam năm 1979, đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam.

Có thể khẳng định Trung Quốc là nước duy nhất trên thế giới có tranh chấp lãnh thổ với nhiều nước và kéo dài.

Hành động xâm lược của Trung Quốc cũng với thái độ phủ nhận phán quyết của Tòa Trọng tài ở La Haye (Hà Lan) không chỉ làm cho các nước láng giềng phản ứng, lo ngại mà còn chọc tức toàn thế giới

Các quốc gia bắt đầu coi sự phát triển sức mạnh quân sự của Trung Quốc như mối đe dọa cho toàn thế giới, khiến Bắc Kinh bị cô lập trên toàn cầu

Hệ quả của việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền các nước và gia tăng sức mạnh quân sự đã thúc đẩy Nhật Bản, Philippines, Malaysia, Indonesia, Ấn Độ, Việt Nam tăng cường hiện đại hóa quốc phòng. Hạm đội 7 của hải quân Mỹ đóng tại Yokosuka (Nhật Bản) đã thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở biển Đông. Tháng 6/2016 Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản đã cùng tập trận hải quân Malabar nhằm tăng cường sức mạnh và khả năng phối hợp hành động của hải quân ba nước.

Trung Quốc cũng nhận thức được mối đe dọa bị cô lập trên trường quốc tế. Bắc Kinh có thể cũng biết rằng nếu xảy ra chiến tranh Trung Quốc sẽ phải đối mặt với quân đội Nhật Bản, Mỹ và có thể cả Ấn Độ. Bên cạnh đó Trung Quốc cũng phải đối phó với quân đội các nước Malaysia, Philippines, Indonesia, Việt Nam. Còn quân đội Nga vì lợi ích của mình khó có thể hỗ trợ Trung Quốc.

Tóm lại, hành động gây hấn của Trung Quốc với các nước láng giềng và coi thường luật pháp quốc tế sẽ làm hại chính Trung Quốc.

Thứ nhất hành động hung hăng tranh chấp trên Biển Đông và tăng cường sức mạnh quân sự của Trung Quốc buộc các nước trong khu vực càng phải tăng cường sức mạnh quân sự. Nếu chiến tranh xảy ra thì quân đội Trung Quốc dù có mạnh đến đâu cũng không thể đương đầu với 8 nước trong khu vực.

Thứ hai, nếu chiến tranh xảy ra, các nước trong khu vực có thể được dư luận thế giới ủng hộ và sự tham gia của Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Úc. Trong khi Trung Quốc sẽ không được bất cứ nước nào ủng hộ kể cả Nga dù có quan hệ tốt hơn với Trung Quốc gần đây, nhưng Nga cũng luôn coi Trung Quốc như một nguy cơ có thể xâm chiếm Nga.

Thứ ba, Biển Đông không phải chỉ gắn với quyền lợi các nước trong khu vực mà nó còn là tuyến vận tải quốc tế và các nước đều có quyền lợi, không nước nào để cho Trung Quốc độc quyền, độc chiếm Biển Đông.

RELATED ARTICLES

Tin mới