Tuesday, September 17, 2024
Trang chủĐiểm tinTQ khai trương đường sắt tới Anh

TQ khai trương đường sắt tới Anh

Trung Quốc vừa khai trương tuyến tàu lửa chở hàng dài gần 12.000 km từ tỉnh Chiết Giang đến thị trấn Barking của Anh.

Trung Quốc vừa khai trương tuyến tàu lửa chở hàng dài gần 12.000 km từ tỉnh Chiết Giang đến thị trấn Barking của Anh.

Ngày 2/1, tờ Telegraph đăn bài viết với tiêu đề: “Trung Quốc ra mắt tàu chở hàng đến Anh”.

Theo nguồn tin, tuyến đường sắt có chiều dài gần 12.000 km bắt đầu từ tỉnh Chiết Giang (miền Đông Trung Quốc) đến thị trấn Barking (London, Anh) bắt đầu vận hành từ ngày 1/1.

Tuyến đường sắt sẽ di chuyển trong thời gian 18 ngày. Trong hành trình kéo dài 18 ngày, chuyến tàu sẽ đi qua Kazakhstan, Nga, Belarus, Ba Lan, Đức, Bỉ và Pháp trước khi đến Anh. Anh là nước thứ 8 được thêm vào hành trình của tuyến đường sắt Trung Quốc – châu Âu trong khi London là thành phố thứ 15.

Tuyến đường sắt chạy qua Kazakhstan, Nga, Belarus, Ba Lan, Đức, Bỉ và Pháp trước khi đến London. Vương quốc Anh là quốc gia thứ 8 để được thêm vào hành trình của tuyến đường sắt Trung Quốc-Châu Âu, trong đó London là thành phố thứ 15 trong lộ trình trên.

Tuyến đường sắt đến London trị giá nhiều tỷ USD nằm trong chiến lược phát triển “một vành đai, một con đường” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình công bố hồi tháng 10/2016.

Chiến lược này  được đưa ra vào năm 2013 và là một mạng lưới cơ sở hạ tầng và thương mại nối châu Á với châu Phi và châu Âu, trên các tuyến giao thương con đường tơ lụa năm xưa.

Hiện tại có 39 tuyến đường nối 16 thành phố của Trung Quốc đến 12 thành phố châu Âu.

Cho đến tháng 6 /2016, 1881 dịch vụ đã chạy từ Trung Quốc sang châu Âu và 502 dịch vụ theo chiều hướng ngược lại.

Tổng công ty Đường sắt Trung Quốc cho hay, chuyến tàu từ Chiết Giang đến London sẽ tăng cường kết nối giữa Trung Quốc và Tây Âu và cải thiện các mối quan hệ thương mại Trung Quốc-Anh.

Hi vọng mới của Trung Quốc?

Việc khai trương tuyến tàu lửa chở hàng dài gần 12.000 km từ tỉnh Chiết Giang đến thị trấn Barking của nước Anh được đưa ra vào thời điểm Trung Quốc liên tục bị từ chối hoặc hủy các dự án hợp tác về đường sắt với các nước.

Tuyến đường kết nối giữa Trung Quốc và Anh được coi như là một tín hiệu lạc quan trong kế hoạch đầy tham vọng “Một vành đai, một con đường” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Thực tế thời gian qua, chính quyền Bắc Kinh liên tục lỡ hẹn với các dự án đường sắt trên thế giới.

Hồi tháng 6/2016, Công ty liên doanh XpressWest của Mỹ đã quyết định hủy hợp đồng đường sắt cao tốc từ Los Angeles tới Las Vegas với Trung Quốc trị giá khoảng 100 triệu USD.

Theo XpressWest, sau một quá trình nghiên cứu, công ty này quyết định kết thúc quan hệ với CRI vì những khó khăn liên quan đến thời hạn hoàn thành công trình cũng như những khó khăn từ phía CRI khi phải xin cấp phép từ nhà chức trách để phù hợp với các giai đoạn hoạt động của dự án theo yêu cầu từ phía Mỹ.

XpressWest tiết lộ thêm, thách thức lớn nhất của họ là những yêu cầu của chính quyền liên bang đòi hỏi các tàu cao tốc phải được sản xuất trong nước để đảm bảo sự phê chuẩn.

Trước đó, tháng 2/2015, Bộ trưởng Công trình Công cộng, Dịch vụ và Nhà ở Bolivia Milton Claros cho biết quốc gia Nam Mỹ này đã quyết định hủy một hợp đồng xây dựng đường sắt trị giá 250 triệu USD với công ty quốc doanh Trung Quốc China Railway.

Ông Claros bày tỏ lấy làm tiếc về quyết định này do phía Trung Quốc đã không đáp ứng đúng thời hạn và hiệu quả như hai bên đã thỏa thuận trước đó.

Tuyến đường sắt dài 150km nối hai thành phố Montero thuộc bang Santa Cruz và Bulo Bulo, bang Cochabamba hiện đã được chuyển giao cho nhà thầu khác.

Hiện nay, Trung Quốc đang tích cực xây dựng kế hoạch đầy tham vọng mang tên “Con đường tơ lụa” mới, bao gồm việc đầu tư các cảng biển từ Hy Lạp tới Hà Lan, hệ thống đường sắt ở Hy Lạp, Serbia, Hungary và hệ thống đường ống khí đốt ở Kazakhstan và Uzbekistan.

“Đây không chỉ là một dự án kinh tế. Nó là một dự án địa chính trị, và mang tính chiến lược”, ông Nadege Rolland, nhà phân tích tại cơ quan nghiên cứu Châu Á nhận định.

Bởi con đường tơ lụa mới chạy qua châu Á, châu Phi và Mỹ Latinh, Trung Quốc đang nỗ lực tạo ra tác động lớn hơn về mặt ngoại giao ở châu Âu, đặc biệt là các quốc gia với gánh nặng nợ công lớn ở Đông và Nam Âu.

RELATED ARTICLES

Tin mới