Saturday, April 27, 2024
Trang chủBiển nóngVN nói sao về việc TQ quân sự hóa các đảo tôn...

VN nói sao về việc TQ quân sự hóa các đảo tôn tạo ở Biển Đông?

Các tuyến đường vận tải quốc tế là mấu chốt lợi ích của Trung Quốc và Bắc Kinh không dễ dàng bỏ qua việc đòi hỏi các quốc gia chịu ảnh hưởng.

Tuyến đường hàng hải vận chuyển dầu thô qua Biển Đông.

Mới đây, cựu lãnh đạo lực lượng quốc phòng Australia (ADF) – ông Angus Houston thông tin với truyền thông, Bắc Kinh gần như đã hoàn thành việc xây dựng hạ tầng quân sự hóa ở Biển Đông và dự đoán các bước gia tăng vũ khí, tàu chiến thường rực tại khu vực đảo tranh chấp sẽ ảnh hưởng tới tuyến đường vận tải tại đây.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Bá Sơn – ĐBQH Đà Nẵng đã có cuộc trao đổi với Báo Đất Việt và có các lo ngại tương tự. Đồng thời ông cũng đánh giá về chiến lược hiện nay của Việt Nam đối với Trung Quốc về khu vực tranh chấp trên Biển Đông.

Theo ông Sơn, mưu đồ xâm chiếm chủ quyển lãnh thổ, đặc biệt là biển đảo Việt Nam của nhà cầm quyền Trung Quốc đã có từ xưa tới nay và ngày càng gia tăng. Đây không phải là nhận định chủ quan của cá nhân ông mà nhiều người Việt Nam hay cộng đồng dư luận thế giới đều nhìn thấy rõ.

Trước hết, vị trí địa lý của các đá, đảo đá mà Trung Quốc xâm phạm trái phép nằm trong tuyến đường giao thương của nhiều quốc gia trên thế giới. Với ý chí  đối đầu với cả thế giới. Việc tàu thuyền của các quốc gia xưa nay đi qua khu vực các đảo mà Trung Quốc xâm chiếm trái phép  này chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng.

Ông Sơn cho rằng, việc Trung Quốc sắp hoàn thành hạ tầng quân sự ở các đảo xâm chiếm trái phép của Việt Nam trên Biển Đông đương nhiên sẽ làm hạn chế và xâm phạm nghiêm trọng tới quyền tự do đi lại trên biển của các quốc gia cùng sử dụng chung tuyến đường hàng hải quốc tế này. Chưa kể, Trung Quốc còn có thể gây ra xung đột với các phương tiện của các quốc gia đi qua khu vực mà Trung Quốc đang trái phép xâm chiếm.

Điều này càng khiến Bắc Kinh có thể đòi hỏi lợi ích với các quốc gia đang sử dụng tuyến hàng hải này.

Vấn đề còn lại là thái độ của các quốc gia khác sử dụng tuyến hàng hải chung đối với việc Trung Quốc xâm chiếm trái phép, có thể đưa ra các lệnh cấm hoặc hạn chế đi lại đối với các tàu thuyền của họ. 

Bày tỏ quan điểm trước các ý kiến cho rằng, các động thái ngày càng gia tăng của Trung Quốc trên Biển Đông chịu ảnh hưởng một phần bởi các chính sách của chính quyền Tân Tổng thống Mỹ Donald Trump, ĐBQH Nguyễn Bá Sơn cho rằng, không loại trừ điều này.

Trung Quoc quan su hoa bien Dong: Tieng noi Viet Nam

Không loại trừ Trung Quốc gia tăng quân sự đối đầu với Mỹ nhằm tranh giành lợi ích.

Các bước đi quân sự hóa tiếp theo của Trung Quốc ở Biển Đông là nhằm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ với chính quyền mới của ông Donald Trump. Tuy nhiên, mục đích chủ yếu của Bắc Kinh vẫn là nhắm tới lợi ích mà họ có được khi xâm chiếm các chủ quyền lãnh thổ trên biển đảo của Việt Nam và điều này không giảm bớt hay hạ nhiệt dù Tổng thống Mỹ có là ai.

Ông Sơn nhận xét: “Tôi cho rằng, các quan điểm của Mỹ về tình hình ở châu Á- Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Biển Đông và sự lấn tới bất chấp cảnh cáo của Bắc Kinh chỉ là một phần nhỏ vấn đề. Khi Trung Quốc đã hướng tới các lợi ích lâu dài mà Bắc Kinh chấp nhận đánh đổi ở Biển Đông thì các phản ứng của Mỹ có thế nào cũng khó làm ngưng lại ý chí xâm chiếm của Trung Quốc. Không thể mong chờ Trung Quốc bỏ ý định cải tạo, quân sự hóa các đảo ở Biển Đông dù phía Mỹ có cảnh cáo thế nào”.

“Quyền lợi về tự do hàng hải ở Biển Đông của Hoa Kỳ là khá lớn. Chắc chắn Mỹ và chính quyền mới của ông Donald Trump không dễ từ bỏ khu vực này. Nhưng cách hành xử của cả Mỹ và Trung Quốc ra sao còn phụ thuộc vào các mối quan hệ quốc tế trong những giai đoạn khác nhau” – ông Sơn nói.

Chưa kể, chính quyền mới của ông Donald Trump dù khá gay gắt về các động thái của Trung Quốc trên Biển Đông nhưng đều là các tuyên bố. Việc chính quyền Mỹ sẽ hành động ra sao thì thế giới vẫn đang phải chờ đợi và chăm chú theo dõi.

Việt Nam sẽ phải tiếp tục theo dõi các động thái mới của Trung Quốc ở Biển Đông

ĐBQH Nguyễn Bá Sơn cho rằng, Việt Nam đã ra nhiều các tuyên bố về mặt ngoại giao đối với Trung Quốc và cộng đồng quốc tế trong ý đồ xâm chiếm lãnh thổ của Việt Nam theo luật pháp quốc tế của Trung Quốc và điều này có ý nghĩa nhất định.

Việc Việt Nam đưa ra các tuyên bố phản đối các hành động của Trung Quốc trên vùng biển Việt Nam, về mặt pháp lý đã thể hiện thái độ của quốc gia sở hữu các quyền chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ở khu vực đó.

Các tuyên bố ở mỗi thời điểm khác nhau có nội dung khác nhau nhưng thể hiện thái độ và cơ sở pháp lý về lâu dài của Việt Nam khi có ý kiến về vùng lãnh thổ và chủ quyền của vùng lãnh thổ mà chúng ta bị xâm phạm.

Có thể thấy hiệu quả của việc Việt Nam lên tiếng với sự bành trướng của Trung Quốc là đã có nhiều quốc gia trên thế giới ủng hộ Việt Nam hơn, nhiều cơ quan thông tấn quốc tế biết đến, chú ý và bày tỏ ý kiến ủng hộ chúng ta. Những ý chí của Trung Quốc đúng là không chỉ dùng lời nói để thay đổi để đảo ngược nhưng sức mạnh của tiếng nói chúng ta khiến cộng đồng thế giới quan tâm đặc biệt, nhất là sau động thái đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực chủ quyền Việt Nam của Bắc Kinh.

Dư luận quốc tế đã rất chăm chú theo dõi, quan sát và bị thu hút vào các tuyên bố phản đối của Việt Nam với hành động ngang ngược của Trung Quốc đối với chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam.

“Mỗi Nhà nước đều phải có trách nhiệm đối với chủ quyền lãnh thổ của quốc gia mình. Đó là trách nhiệm cao cả của một Nhà nước mà họ phải thực hiện, không thể chối bỏ nó. Ở những thời điểm và mức độ biến động của tình hình thế giới có khác nhau thì cách hành xử của Trung Quốc cũng có các mức độ khác nhau. Nhưng xuyên suốt các động thái của Trung Quốc là chưa bao giờ có ý định từ bỏ các ý đồ xâm lược các đảo thuộc chủ quyền quốc gia của Việt Nam” – ĐBQH Nguyễn Bá Sơn nhận định.

Ông Sơn cho rằng, củng cố quốc phòng để tăng cường sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là trách nhiệm của một Chính phủ. Và Việt Nam chưa bao giờ lơi lỏng điều đó.

“Chúng ta muốn hòa bình và chúng ta phải củng cố quốc phòng. Việt Nam là quốc gia yêu chuộng hòa bình và tên lửa có thể có nhưng cần tìm mọi cách để tên lửa không bắn ra khỏi bệ phóng” – ông Sơn kiên quyết.

“Việt Nam vẫn cần phải chuẩn bị một sức mạnh quân sự để nếu khi đất nước ta bị xâm phạm thì chúng ta vẫn phải cầm súng” – ĐBQH Nguyễn Bá Sơn nhấn mạnh.

Theo vị ĐBQH, trước hết, Việt Nam vẫn đang bảo vệ chủ quyền các hòn đảo tại Biển Đông bằng luật pháp quốc tế, tức là xây dựng căn cứ pháp lý vững chắc cho từng hòn đảo của Việt Nam trên biển. Về mặt ngoại giao, Việt Nam vẫn cần tiếp tục tìm kiếm và kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế trên cơ sở các quy định của luật pháp quốc tế về biển, đấu tranh trên cơ sở quy định của luật pháp quốc tế và sự đồng tình ủng hộ của dư luận quốc tế.

RELATED ARTICLES

Tin mới