Friday, April 26, 2024
Trang chủĐiểm tinẤn Độ "mập mờ" việc phóng tên lửa chống hạm ngoài biển

Ấn Độ “mập mờ” việc phóng tên lửa chống hạm ngoài biển

Theo tạp chí The Diplomat, Hải quân Ấn Độ vừa phóng thử nghiệm thành công tên lửa chống hạm từ một tàu ngầm lớp Kalvari (vốn là tàu lớp Scorpene do Pháp thiết kế) vào ngày 2/3 vừa qua.

Tàu ngầm lớp Scorpene của Hải quân Ấn Độ.

Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã đưa ra tuyên bố rằng: “Tên lửa thử nghiệm đã bắn trúng một mục tiêu đã định trong bài kiểm tra ngày 2/3. Đây là một cột mốc quan trọng không chỉ đối với các tàu lớp Kalvari, tức tàu lớp Scorpene được lắp ráp tại Ấn Độ, mà còn đối với lực lượng Hải quân Ấn Độ khi khả năng chiến đấu của chúng tôi đã được nâng cao”.

Hãng đóng tàu DCNS của Pháp đã giành được gói thầu trị giá 4,16 tỉ USD vào năm 2005 để cùng phối hợp đóng 6 tàu ngầm diesel với hãng Mazgaon của Ấn Độ. Thỏa thuận cũng bao gồm chế tạo thêm 6 tàu lớp Scorpene nữa tại một xưởng đóng tàu ở thành phố Mumbai (Ấn Độ).

Tàu ngầm lớp Scorpene đầu tiên được chế tạo ở Ấn Độ mang tên INS Kalvari dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng vào mùa hè này. Chiếc tàu thứ hai mang tên INS Khanderi đã bắt đầu được đóng vào tháng 1 năm nay và dự kiến sẽ được hạ thủy vào cuối năm 2017. Bốn tàu còn lại đều sẽ được bàn giao cách nhau 9 tháng. 

Bộ Quốc phòng Ấn Độ không nói rõ loại tên lửa nào đã được thử nghiệm, chỉ thông báo rằng toàn bộ 6 tàu lớp Kalvari “sẽ được trang bị loại tên lửa chống hạm này và nó đã chứng minh được khả năng của mình trong chiến đấu. Chúng sẽ cho phép các tàu ngầm Ấn Độ vô hiệu hóa các tàu chiến của đối phương từ khoảng cách xa hơn trước đây”.

Nhiều người cũng cho rằng loại tên lửa này thực chất là Exocet SM39 do Pháp sản xuất. Đây là một loại tên lửa chống hạm hạ âm có tầm bắn vào khoảng 50 đến 70km. Nó được thiết kế để tấn công các tàu chiến cỡ nhỏ hoặc vừa của đối phương. Nó được đặt trong một khoang kín nước đặc biệt, khoang này sẽ được phóng đi từ ống phóng ngư lôi của tàu ngầm.

Theo nhà sản xuất của tên lửa Exocet SM39 là hãng MBDA, “tên lửa sẽ tách khỏi khoang kín nước ngay khi đâm xuyên qua mặt nước để đảm bảo tên lửa luôn luôn bay ở tầm thấp. Sau đó nó sẽ nhanh chóng tiếp cận mục tiêu bằng hệ thống dẫn đường quán tính cùng một thiết bị định hướng tự động”.

Việc thử nghiệm tên lửa cũng diễn ra vài tháng sau khi hãng DCNS tiết lộ rằng những thông tin nhạy cảm liên quan đến tên lửa Exocet đã bị rò rỉ, trong đó bao gồm quy trình phóng tên lửa hay số mục tiêu tối đa mà nó có thể xử lý trước khi được phóng đi.

Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Ấn Độ khẳng định rằng việc này sẽ không ảnh hưởng đến quyết định mua tên lửa này. Thêm vào đó, những dữ liệu liên quan đến tàu ngầm lớp Kalvari bị lộ không bao gồm hệ thống phòng chống hỏa hoạn trên tàu, và do đó khả năng chiến đấu của nó sẽ không bị ảnh hưởng.

RELATED ARTICLES

Tin mới