Saturday, December 14, 2024
Trang chủĐiểm tinBản tin Biển Đông ngày 07/06

Bản tin Biển Đông ngày 07/06

Bản tin Biển Đông ngày 07/06/2017.

Tàu khu trục Trung Quốc bắn đạn thật ở Biển Đông giữa đêm

Ngày 6/6, Mạng Quân sự Trung Quốc đưa tin, tàu khu trục gắn tên lửa hành trình Hefei (số hiệu 174) cùng một đội tàu khu trục thuộc Hạm đội Nam Hải của Hải quân Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tiến hành bắn đạn thật các mục tiêu giả định trong cuộc tập trận huấn luyện bắn đạn thật trên “các vùng biển ở Biển Đông” vào tối ngày 27/5. Tàu hộ vệ gắn tên lửa hành trình Sanya (số hiệu 574) và các tàu khu trục tên lửa hành trình Lanzhou (số hiệu 170) và Changsa (số hiệu 173) cũng tham gia vào cuộc tập trận này. Tuy nhiên, như rất nhiều lần trước đây, mặc dù luôn đăng tải thông tin về các cuộc diễn tập kèm theo những hình ảnh hết sức sống động nhưng Trung Quốc vẫn kiên quyết không tiết lộ thông tin về địa điểm diễn ra hoạt động tập trận lần này mà dường như chỉ đưa ra thông tin nhằm phô trương tiềm lực quân sự hiện có và quyết tâm đưa quân đội hiện diện ngày càng thường xuyên, gây lo ngại sâu rộng cho các quốc gia láng giềng, đặc biệt là các nước có tranh chấp với nước này ở Biển Đông.

Bảo vệ các vùng biển: Quản trị Môi trường Đại dương ở Biển Đông

Ngày 6/6, trang Eurasia Review đăng bài viết “Bảo vệ các vùng biển: Quản trị Môi trường Đại dương ở Biển Đông” của Rini Astuti, Nghiên cứu viên cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Phi truyền thống (Non-traditional Security – NTS), Trường Nghiên cứu quốc tế S. Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore. Nhân Hội nghị Đại dương của Liên hợp quốc được tổ chức tại New York từ 5 – 9/6/2017, tác giả bài viết khẳng định, bằng việc hướng đến đạt được Mục tiêu 14 trong số các Mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (Sustainable Development Goals – SDGs) về Môi trường sống dưới nước, các bên tranh chấp ở Biển Đông có thể tăng cường quan hệ hợp tác xuyên quốc gia nhằm có một cách tiếp cận “bền vững hơn” đối với quản trị môi trường đại dương.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học trên thế giới, sự suy thoái môi trường ở Biển Đông đã đến ngưỡng báo động, với 162 km2 đá san hô bị phá huỷ và nạn săn trộm động vật hoang dã. Cũng theo các nghiên cứu, hành động bồi đắp đảo trái phép và phát triển các cơ sở quân sự là “thủ phạm” đằng sau sự phá huỷ hệ thống các đá san hô. Trong khi đó, vấn đề lương thực và thị trường “thuốc quý hiếm” khiến tình trạng đánh bắt cá bất hợp pháp, không báo cáo và không quản lý (IUU) ở Biển Đông

Tác giả nhận định, dù các bên tranh chấp ở Biển Đông đã nhiều lần được kêu gọi lưu ý tới các cam kết bảo vệ môi trường nhưng những cam kết này mới chỉ “ở vùng ngoại biên”, trở nên mờ nhạt do những mối lo ngại địa chính trị. Do đó, Chương trình Nghị sự về vấn đề bảo vệ môi trường biển của Hội nghị tập trung kêu gọi các bên cần phải tránh rơi vào trường hợp “bi kịch của Di sản”, đó là trường hợp dù đã biết rõ tác động nguy hại của việc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên chung nhưng các bên vẫn hành động một cách nhất thời và dựa trên những lợi ích cá nhân.

Tác giả cho rằng, dựa vào  những gì đã có từ Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, các quốc gia ở Biển Đông cần tổ chức cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo của 10 nước láng giềng, để qua đó nhất trí đưa ra một hành động khẩn cấp nhằm giảm thiểu tình trạng suy giảm hệ sinh thái ở khu vực, thông qua: (i) Chính phủ các nước có thể hợp tác với các nhà khoa học, các tổ chức phi chính phủ để thiết lập mục tiêu chung về việc bảo vệ hệ sinh thái môi trường biển – có thể là các mục tiêu SDG 14, (ii) việc kêu gọi hành động cần được mở rộng ra tới các lĩnh vực tư, trong đó có nghề cá và chế biến lương thực và (iii) để phát triển bền vững Biển Đông cần một cơ cấu quản trị biển tính đến cả hai mặt nội dung và thủ tục, cũng như nhiều yếu tố, nhằm tạo ra một chiến lược bảo tồn có giá trị đối với sinh thái mà không phải đánh đổi hàng triệu ngư trường nhỏ ở khu vực.

RELATED ARTICLES

Tin mới